Cơ Xương Khớp

Nguy cơ mắc bệnh xương khớp do chứng bàn chân bẹt ở người lớn

nguy cơ mắc bệnh xương khớp do chứng bàn chân bẹt ở người lớn

Bàn chân bẹt không chỉ xảy ra ở trẻ em và cả người lớn cũng có thể mắc phải. Bàn chân bẹt ở người lớn do nhiều nguyên nhân gây ra và có nhiều biến chứng khó lường hơn. Chúng cũng là một trong những tác nhân khiến bạn mắc bệnh xương khớp.

Nếu bạn đã đủ tuổi trưởng thành nhưng một trong hai bàn chân lại không có vòm bàn chân hoặc vòm bàn chân yếu ớt, rất có thể bạn đang bị hội chứng bàn chân bẹt. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu kỹ hơn về dị tật bàn chân bẹt ở những người trưởng thành này nhé!

Nguyên nhân gây ra chứng bàn chân bẹt ở người lớn

Bạn có thể bị tật bàn chân bẹt do một số nguyên nhân sau đây:

  • Bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường.
  • Chênh lệch chiều dài hai chân có thể gây ra bàn chân bẹt.
  • Hội chứng Marfan.
  • Viêm khớp dạng thấp hay viêm đa khớp dạng thấp.
  • Cong vẹo cột sống.

Ngoài ra, mang thai cũng có thể gây ra chứng bàn chân bẹt tạm thời hoặc vĩnh viễn. Lúc này, cơ thể tăng cường sản sinh elastin. Đây là một loại protein làm tăng tính đàn hồi của da và các mô liên kết. Bên cạnh đó, phụ nữ thường mang giày cao gót cũng làm vòm bàn chân yếu đi, dễ bị bàn chân bẹt hơn.

Bàn chân bẹt có thể gây ra bệnh về xương khớp

Bàn chân bẹt có thể gây ra một số bệnh xương khớp ở người lớn tuổi như:

  • Biến dạng xương khớp chân.
  • Vẹo ngón chân cái (hay viêm bao hoạt dịch ngón cái).
  • Viêm cân gan chân, đau nhức khớp cổ chân, khớp bàn chân, khớp gối, khớp háng… thậm chí là cong vẹo cột sống, đau lưng và cổ.

Cách điều trị bàn chân bẹt ở người lớn

Đế chỉnh hình bàn chân

Hiện nay, đế chỉnh hình bàn chân là phương pháp điều trị bàn chân bẹt hiệu quả và ít tốn kém nhất. Tại phòng khám ACC, phương pháp này đã giúp chữa khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân, kể cả người lớn lẫn trẻ em.

Khi đến khám, bạn sẽ được scan bàn chân trước tiên và ghi hình dáng đi trên máy chạy bộ. Các bác sĩ nước ngoài với chuyên môn cao sẽ phân tích dáng đi và tư vấn rõ lộ trình điều trị cho bạn, cũng như hiệu quả trị liệu đối với từng trường hợp.

Việc dùng đế chỉnh hình bàn chân phù hợp, giúp định hình lại cấu trúc bàn chân, hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị các chứng đau bàn chân. Đế chỉnh hình bàn chân được thiết kế cho riêng chân bạn để đặt vào trong giày giúp điều chỉnh cấu trúc và chức năng của bàn chân.

Thuốc kê toa

Thông thường, các bác sĩ sẽ kê thuốc chống viêm không chứa steroid trong trường hợp chân bạn đang bị sưng đau.

Phẫu thuật

Đây là lựa chọn cuối cùng cho những trường hợp nghiêm trọng. Trong vài tình huống, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để tạo vòm chân cho bạn, điều chỉnh gân hoặc cố định lại xương và khớp với nhau. Nếu gân Achilles (là một dải gân cứng nối cơ bắp chân và xương gót) của bạn quá ngắn, bác sĩ phẫu thuật có thể kéo dài nó để giúp bạn giảm đau.

Khi bạn đã trưởng thành, chứng bàn chân bẹt không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn nên tầm soát sớm để tránh bệnh bị biến chứng khó lường. Việc tầm soát cũng giúp bạn tránh khỏi các cơn đau ngoài ý muốn và giúp sinh hoạt của bạn thuận tiện hơn, ngoại hình bàn chân và dáng đi cũng được cải thiện.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News