Cơ Xương Khớp

Nguyên nhân bị bàn chân bẹt và cách ngăn ngừa hiệu quả

nguyên nhân bị bàn chân bẹt và cách ngăn ngừa hiệu quả

Bàn chân bẹt nhìn tưởng chừng vô hại, nhưng lại gây rất nhiều vấn đề biến chứng tiềm ẩn liên quan đến xương khớp. Vậy nguyên nhân bị bàn chân bẹt là gì? Có cách nào để ngăn ngừa tật bàn chân bẹt không?

Bàn chân bẹt có thể gây ra chứng vẹo ngón chân cái, gai gót chân hoặc viêm cân gan chân… Chúng còn có thể khiến khung xương bị lệch, gây ảnh hưởng đến lưng và cổ. Những trường hợp biến chứng nặng có thể bị cong vẹo cột sống hoặc thoái hóa cột sống sớm.

Để tránh các tác hại của bàn chân bẹt, Hello Bacsi sẽ giúp bạn hiểu rõ những nguyên nhân bị bàn chân bẹt và cách ngăn ngừa hội chứng này hiệu quả.

Nguyên nhân bị bàn chân bẹt ở trẻ em

Trẻ sơ sinh và trẻ chưa biết đi thường có lòng bàn chân phẳng hay gọi là bàn chân bẹt. Đây là tình trạng bình thường. Khi bé được 3 tuổi, các mô dần thắt chặt và vòm bàn chân bắt đầu hình thành. Lúc này, nếu bàn chân trẻ vẫn không xuất hiện lõm bàn chân, rất có thể trẻ đã mắc hội chứng bàn chân bẹt.

Một số nguyên nhân bị bàn chân bẹt ở trẻ em bào gồm:

  • Các dây chằng lỏng lẻo
  • Gân Achilles ngắn.
  • Thiếu vận động thể chất.
  • Xương sên đứng dọc bẩm sinh (Congenital vertical talus) là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp của bàn chân. Biểu hiện của bệnh như một trường hợp nặng của tật bàn chân bẹt.
  • Dyspraxia là tên gọi của chứng mất phối hợp động tác hay còn gọi là rối loạn vận động ở trẻ.
  • Hội chứng Ehlers-Danlos là một nhóm các rối loạn di truyền ảnh hưởng đến mô liên kết. Rối loạn này chủ yếu trên da, khớp và thành mạch máu.
  • Tật xương đốt bàn chân khép (Metatarsus adductus) là một biến dạng phổ biến. Bệnh do tư thế bàn chân nằm trong buồng tử cung chật hình thành nên.
  • Cầu xương ở bàn chân (Tarsal Coalitions): Cầu xương là các chỗ dính xương giữa các xương bàn chân giữa và bàn chân sau, khiến mất vận động ngửa và sấp bàn chân. Bệnh thường di truyền theo gia đình, 1 hoặc 2 chân, tỉ lệ xuất hiện ở nam nữ như nhau.

Nguyên nhân bị bàn chân bẹt ở người lớn

Bàn chân bẹt ở người lớn cũng là một tình trạng khá phổ biến, nhất là ở phụ nữ trên 40 và người bị béo phì.

Một số nguyên nhân bị bàn chân bẹt ở người lớn bao gồm:

  • Cao huyết áp và tiểu đường làm hạn chế lượng máu lưu thông đến các cơ và mô liên kết của bàn chân.
  • Chênh lệch chiều dài hai chân có thể gây ra bàn chân bẹt. Vòm bàn chân của chi dài hơn sẽ bị phẳng để cân bằng lại tỉ lệ cơ thể.
  • Hội chứng Marfan là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến mô liên kết – các sợi hỗ trợ, kết nối cơ quan và các cấu trúc khác trong cơ thể.
  • Viêm khớp dạng thấp hay viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mà cơ thể tự sản xuất ra kháng thể chống lại mô liên kết tại bao khớp. Bệnh khiến cho khớp bị viêm, sưng đỏ và đau đớn khi cử động.
  • Cong vẹo cột sống cũng có thể khiến dáng đi biến dạng, bất bình thường, dẫn đến khả năng bị bàn chân bẹt một bên.
  • Mang thai cũng có thể gây ra chứng bàn chân bẹt tạm thời hoặc vĩnh viễn. Lúc này, cơ thể tăng cường sản sinh elastin. Đây là một loại protein làm tăng tính đàn hồi của da và các mô liên kết.
  • Ngoài ra, phụ nữ thường mang giày cao gót cũng làm vòm bàn chân yếu đi, dễ bị bàn chân bẹt hơn.

Bất kể người lớn hay trẻ em và nguyên nhân bị bàn chân bẹt của bạn là gì, bạn cũng nên tầm soát bệnh sớm. Hiện nay, đế chỉnh hình bàn chân là phương pháp điều trị bàn chân bẹt hiệu quả và ít tốn kém nhất. Tại phòng khám ACC, phương pháp này chữa đau tận gốc mà không dùng thuốc hay phẫu thuật với tỷ lệ thành công trên 95%.

Đặt lịch khám bệnh với các bác sĩ nước ngoài tại đây hoặc liên hệ

Phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ – ACC

Hotline: 028 3939 3930

Website: https://acc.vn

Fanpage: fb.com/PhongKhamACC

Châu Khoa HELLO BACSI

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News