Phong Thuỷ

Nhà cửa trước Tết: Bàn thờ – Sự kết nối tâm linh linh thiêng

“Ấm áp xuân về khắp thế gian

Mừng vui đón tết khắp muôn làng

Nhà nhà sắm sửa mừng xuân mới

Tết đến mong cầu phúc lộc tran

Tất bật lo toan chờ tết tới

Đào mai bánh kẹo thật chu toàn

Bao ngày vất vả nay xuân đến

Cố gắng sao cho tết thật sang.”

Khi khúc giao mùa Xuân sang sắp gần kề thì nhà nhà người người đều đã lên dây cót để chuẩn bị chào đón năm Mậu Tuất vời đầy tràn phúc lộc, may mắn và bình an. Song song đó không thể thiếu là công đoạn dọn dẹp, trang trí nhà cửa thật tinh tươm, đủ đẩy trước thời khắc Giao thừa trọng đại ấy.

nhà cửa trước tết: bàn thờ – sự kết nối tâm linh linh thiêng

Không khí đón Xuân sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu đi mai vàng, đào hồng, dưa hấu đỏ hay mâm quả ngũ sắc, câu đối đỏ, bánh kẹo được trưng bày trong nhà bởi chúng không chỉ đem lại may mắn cho gia đình mà còn khiến nhà cửa thêm đẹp và ấm cúng hơn trong những ngày lễ Tết.

Chính vì thế, dù có bận rộn công việc, hối hả với lo toan đời thường đến đâu thì bạn vẫn nên chăm chút cho nhà cửa của mình, đặc biệt là việc dọn dẹp bàn thờ, trang trí phòng khách, nhà bếp để ngôi nhà sẵn sàng đón Tết với thật nhiều may mắn cùng tài lộc dồi dào.

Bàn thờ – Sự kết nối tâm linh linh thiêng

nhà cửa trước tết: bàn thờ – sự kết nối tâm linh linh thiêng

Mỗi nhà đều có không gian thờ tự linh thiêng hay còn gọi là bàn thờ, là nơi để con cháu thờ kính và tưởng nhớ về tổ tiên, ông bà cùng những người đã khuất. Bàn thờ luôn cần được giữ gìn sạch sẽ, mát mẻ như để thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên ở trên cao. Điều đó còn thể hiện sự chăm sóc đến cái tôi tâm linh, tượng trưng cho nhu cầu gắn kết mật thiết giữa thế giới hiện hữu và thế giới tâm linh linh thiêng ở mỗi người.

Công việc dọn dẹp nhà cửa đòi hỏi tính cẩn thận, tỉ mỉ nên thường là việc dành cho người phụ nữ trong nhà. Song cách bài trí, chăm sóc, lau chùi, dọn dẹp bàn thờ ngày Tết lại đặc biệt ưu ái cho người đàn ông bởi việc ấy nặng nhọc hơn và phần vì người đàn ông là chủ gia đình nên vì vậy phải là người đại diện chăm lo cho nơi cư ngụ của tổ tiên ông bà để tỏ lòng hiếu kính.

Việc dọn dẹp chăm chút bàn thờ là không thể thiếu mỗi khi Tết đến và trong văn hóa cùng tâm thức của người Việt thì bàn thờ là nơi linh thiêng và tôn kính nhất của mỗi gia đình nên khi dọn dẹp, bày biện đồ cho khu vực này để đón mừng không khí Tết thì gia chủ phải cẩn trọng chú ý để tránh phạm vào những điều bất kính.

  1. Trước khi dọn dẹp, hãy thắp nhang xin phép

Trước khi dọn dẹp thì gia chủ nên lễ phép thắp nhang hoặc chắp tay để xin ông bà, tổ tiên để được phép di dời, lau dọn sạch sẽ.

  1. Không tự ý di chuyển tượng, di ảnh trên bàn thờ

Bàn thờ là nơi linh thiêng, khi dọn dẹp thì không được tùy ý cũng như tránh động chạm, di chuyển tượng, ảnh trên bàn thờ vì người xưa cho rằng nếu xê dịch sẽ làm kinh động đến chỗ an vị của thần.

  1. Dùng nước ấm hoặc rượu trắng, khăn sạch

Nhiều người thường bỏ quên mất điều này, khi lau rửa bài bị của tổ tiên thì nên tránh dùng nước lạnh, phải dùng nước ấm và dùng khăn sạch để lau. Cũng lưu ý thêm là khi dọn dẹp, lau chùi bàn thờ thì cần lau tượng thần phật trước sau đó mới lau đến bài vị tổ tiên. Người xưa quan niệm rằng nếu lau bài vị của tổ tiên trước thì như vậy là bất kính, sẽ mạo phạm với thần phật và gia đình sẽ không được phù trợ.

  1. Lưu ý phần dọn dẹp bát nhang

Khi đã lau xong bài vị thì đến phần dọn bát nhang và theo lẽ mọi người thường rút chân nhang ra rồi mới cầm bát nhang đem đi đổ hết tro ra ngoài, rửa sạch và để khô ráo. Đến khi thêm tro hay cát sạch vào bát nhang thì phải đổ đầy và ém thật chặt để khi thắp sẽ giữ cho chân nhang đứng thẳng thớm, cứng cáp. Nếu đổ ít và ém không chặt thì cây nhang cắm vào sẽ siêu vẹo và đây là điều không nên. Sau khi đã xong thì sắp xếp bát nhang lại vị trí cũ.

Ngoài nhang thì trên bàn thờ ở một số gia đình còn trưng thêm tượng Phúc Lộc Thọ, với tượng này thì nên đặt cách mặt đất tối thiểu 6 đến 8 tấc, không nên để thấp hơn vì như vậy sẽ đắc tội bất kính. Còn riêng với bàn thờ thổ địa, thổ công thì cũng cần chú ý dọn dẹp, lau chùi và thay chum nước mới. Với bình hoa trưng trên bàn thờ thì nên thay hoa mới, hoa đẹp và nên chọn các loại hoa trưng được lâu như hoa ly, hoa hồng, lay ơn hoặc trưng cành đào cho tràn ngập không khí Tết.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News