Phong Thuỷ

Thần Tam Tai là gì, cách tính Tam Tai và có nên làm nhà năm Tam tai không?

thần tam tai là gì, cách tính tam tai và có nên làm nhà năm tam tai không?

Theo văn hóa phương Đông, con người sống bị chi phối bởi Thiên nhiên, Vũ trụ (Ngũ hành). Hàng năm, ngoài việc sẽ có một trong chín ngôi sao chiếu mệnh thì con người con bị ảnh hưởng bởi cả thần Tam Tai hay nói theo dân gian là gặp hạn Tam Tai.

Phong tục dân gian còn truyền tới ngày nay về sự e dè mỗi khi gặp năm hạn Tam Tai trong năm. Nó trở thành một niềm tin tín ngưỡng khó xòa mờ theo năm tháng. Và đôi khi bị những phần tử “xấu” lợi dụng, thần thánh quá đà làm xáo trộn tâm lý, gây phiền lụy cho không ít gia đình.

Để trân quý và hiểu đúng những giá trị văn hóa do ông cha ta để lại, Phong Thủy Nhà Xinh xin chia sẻ bài viết này để chúng ta nắm rõ Tam tai là gì? Cách tính Tam Tai ra sao? Có nên làm nhà năm tam tai không?… Vì sao người xưa lại quan trọng năm Tam Tai đến vậy?

Tam Tai là gì vì sao lại gọi là Thần Tam Tai?

Cuộc sống của người xưa chủ yếu dựa vào đồng áng, ruộng nương, sông ngòi, biển cả nên gần như phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Do đó, họ đặt ra rất nhiều lễ nghi để cầu mong mưa thuận gió hòa, thiên nhiên che chở. Mỗi nghi lễ gán với một vị Thần hoặc sức mạnh siêu nhiên nào đó đại diện cho một sự việc có ảnh hưởng tới đời sống lao động sản xuất như: Thần Mây, thần Mưa, thần Sấm, thần Chớp, sao Thần Nông …. Và họ gọi mỗi vị Thần hoặc sức mạnh siêu nhiên đó với lòng tôn kính, một trong số đó có “Thần Tam Tai”.

Theo các ghi chép, người xưa cho rằng: Thần Tam Tai là một vị thần gây hại. Tam Tai kéo dài trong 3 năm và cứ 12 năm sẽ gặp 1 lần. Thần Tam Tai không cố định. Cứ Tam Tai rơi vào năm nào thì năm đó sẽ ứng với một vị thần “gây hại” khác nhau.

thần tam tai là gì, cách tính tam tai và có nên làm nhà năm tam tai không?

Tam tai là gì và cách tính hạn Tam tai

Cách tính Tam Tai theo phong tục của người xưa

Theo đó, cách tính Tam Tai của người Việt cổ như sau:

  • Những người tuổi Thân, Tý, Thìn thì Tam Tai vào các năm: Dần (đầu), Mão (giữa), Thìn (cuối)
  • Những người tuổi Dần, Ngọ, Tuất thì Tam Tai vào các năm: Thân (đầu), Dậu (giữa), Tuất (cuối)
  • Những người tuổi Hợi, Mão, Mùi thì Tam tai vào các năm: Tị (đầu), Ngọ (giữa), Mùi (cuối)
  • Những người tuổi Tị, Dậu, Sửu thì Tam tai vào các năm: Hợi (đầu), Tý (giữa), Sửu (cuối)

Thần Tam Tai là những ai?

Để “hóa giải” hạn Tam Tai; vào mỗi tháng trong năm Tam Tai, người Việt xưa thường nhằm một ngày nhất định và quay về một hướng nhất định ứng với vị Thần Tam Tai của năm đó để tiến hành làm lễ dâng hương.

Sau đây là danh sách các Thần Tam Tai ứng với từng năm theo phong tục của người xưa.

  1. Năm Tý: Thần Địa vong, ngày 22, hướng Bắc
  2. Năm Sửu: Thần Đại Hình, ngày 14, hướng Đông Bắc
  3. Năm Dần: Thần Thiên Hình, ngày 15, hướng Đông Bắc
  4. Năm Mão: Thần Thiên Hình, ngày 14, hướng Đông
  5. Năm Thìn: Thần Thiên Cướp, ngày 13, hướng Đông Nam
  6. Năm Tị: Thần Hắc Sát, ngày 11, hướng Đông Nam
  7. Năm Ngọ: Thần Âm Mưu, ngày 20, hướng Tây Nam
  8. Năm Mùi: Thần Bạch Sát, ngày 8, hướng Tây Nam
  9. Năm Thân: Thần Nhân Hoàng, ngày 8, hướng Tây Nam
  10. Năm Dậu: Thần Thiên Họa, ngày 7, hướng Tây
  11. Năm Tuất: Thần Địa Tái, ngày 6, hướng Tây Bắc
  12. Năm Hợi: Thần Đại Bại, ngày 21, hướng Tây Bắc

thần tam tai là gì, cách tính tam tai và có nên làm nhà năm tam tai không?

Có nên làm nhà năm Tam tai không?

Có nên làm nhà năm Tam tai không?

Phong tục là đặc trưng riêng của dân tộc cần phải được giữ gìn và bảo tồn. Hiểu ý nghĩa từng nghi lễ của người xưa để chúng ta áp dụng một cách thực tế vào đời sống hiện tại dưới con mắt khách quan trên tinh thần chọn lọc và tôn trọng. Trong đó có hạn Tam tai.

  • Chọn lọc nghĩa là áp dụng và phát huy những giá trị phù hợp với thời đại mới.
  • Khoa học và tôn trọng là bảo tồn toàn bộ những giá trị cũ dù nó không còn hợp thời nữa. Bản sắc văn hóa mỗi dân tộc có được là nhờ vào kho tàng đồ sộ này.

Mức độ ảnh hưởng, cũng như quan niệm về tín ngưỡng Tam tai đối với mỗi vùng – miền là không giống nhau; có nên làm nhà năm Tam tai không cần tùy cơ ứng biến theo truyền thống gia đình mà ứng xử, phù hợp với thời đại và các chuẩn mực văn hóa, thuần phong mỹ tục chúng ta đang sống. Không nên vì vật chất mà “biến tấu” các nghi lễ xưa làm nó mất đi ý nghĩa nguyên bản, gây ra những hiểu lầm trong cộng đồng, ảnh hưởng tới đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News