Khám Phá

Nhà thờ đá Sapa: công trình kiến trúc cổ giữa lòng thành phố

Nhắc đến du lịch Sapa là nhắc đến các địa danh nổi tiếng như đỉnh Fansipan, bản Cát Cát, đèo Ô Quy Hồ,…Nhưng ít ai biết rằng, toạ lạc ngay tại trung tâm quảng trường Nhà thờ đá Sapa cũng chính là một trong những biểu tượng của Sapa xinh đẹp. Nhà thờ không chỉ là nơi sinh hoạt của các giáo dân nơi đây mà còn là địa điểm tham quan vô cùng thú vị. Cùng chúng mình khám phá công trình kiến trúc cổ giữa lòng thành phố này nhé!

1. Đôi nét về nhà thờ đá Sapa

Nhà thờ đá Sapa được khởi công xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 20 (năm 1935). Đây là một công trình kiến trúc của người Pháp dựng lên và cho đến nay nó cũng là dấu ấn duy nhất còn nguyên vẹn của người Pháp tại nơi này.

nhà thờ đá sapa: công trình kiến trúc cổ giữa lòng thành phố
Ảnh: Sưu tầm 

Nhà thờ có tổng diện tích 6000m2 và toạ lạc ở vị trí rất đắc địa khi nằm tựa lưng vào núi Hàm Rồng hùng vĩ.

Mặc dù trải qua bao nhiêu năm cùng hàng ngàn biến cố trong thời đại nhưng nhà thờ đá Sapa vẫn giữ được vẻ nguyên dạng và nét đẹp hiên ngang của nó giữa trung tâm thành phố.

Nhà thờ còn được du khách gọi với nhiều cái tên như nhà thờ đá cổ Sapa, nhà thờ Sapa, nhà thờ cổ Sapa,…cho dù là cái tên nào nhưng hình ảnh cổ kính, uy nghiêm của nhà thờ đá Sapa vẫn luôn là biểu tượng du lịch cho thành phố sương mù.

nhà thờ đá sapa: công trình kiến trúc cổ giữa lòng thành phố

Ảnh: Sưu tầm

Lịch sử ra đời của nhà thờ đá Sapa bắt nguồn vào những năm 1895. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1926 và tổ chức khánh thành vào năm 1935.

Công trình cổ kính này được xây dựng nhằm mục đích ghi lại những dấu ấn lịch sử của chiến tranh để lại trên những phiến đá ở nhà thờ. Và cho đến thời điểm hiện tại, nơi đây vẫn lưu giữ được những giá trị cốt lõi.

2. Kiến trúc độc đáo của nhà thờ đá Sapa

Điểm độc đáo trong kiến trúc của nhà thờ đá Sapa chắc hẳn là điều mà bất cứ du khách nào tới tham quan cũng ấn tượng. Nhà thờ được thiết kế và xây dựng theo lối kiến trúc Gothic La Mã. Thể hiện ở những đặc điểm như tháp chuông, vòm, mái nhà,…đều được tạo hình chóp.

Ngoài ra, toàn bộ nhà thờ đều được xây dựng bằng loại đá đẽo. Từ tường nhà, nền nhà, tháp chuông tới các nền xung quanh,… tất cả được liên kết bằng hỗn hợp của mật mía, vôi và cát.

nhà thờ đá sapa: công trình kiến trúc cổ giữa lòng thành phố

Ảnh: Sưu tầm

Không gian bên trong được sơn bằng màu trắng làm toát lên vẻ đẹp thanh cao của nhà thờ. Bên tường nhà thờ được ốp bằng gỗ để giữ gìn vệ sinh hơn khi sinh hoạt. Nhìn sang hai bên là các ô cửa được thiết kế theo hình bán nguyệt, kích thước nhỏ và được trang trí bằng loại kính có sắc màu. Cách thiết kế và tạo hình này mang đậm phong cách phương Tây.

Đặc biệt, ở phần tường của các thánh giá được tạo nhám trông như nhũ đá chảy xuống lấp lánh tuyệt đẹp. Phần mái nhà thờ được lợp bằng ngói và trần nhà xây bằng vôi rơm nên trông lại càng tự nhiên. Phía trước nhà thờ là khoảng sân rộng rãi cho mọi người tập trung chụp ảnh thăm quan.

nhà thờ đá sapa: công trình kiến trúc cổ giữa lòng thành phố

Ảnh: Sưu tầm

Nhà thờ đá Sapa có tổng diện tích khoảng 6000m2 và được chia làm nhiều khu khác nhau. Chủ yếu du khách hay đến tham quan khu nhà thờ, tuy nhiên còn các khu khác như khu chăn nuôi, dãy nhà xứ, nhà thiên sứ, khu Vườn Thánh,….Trong đó, đặc biệt có khu nhà thiên thần gồm 3 gian tầng cho người lữ hành và người bệnh tật trú ngụ qua đêm.

Khu nhà thờ chính gồm có 7 gian với diện tích lên tới 500m2. Cùng với tháp chuông cao khoảng 20m và quả chuông bên trong tháp cao 1,5m và nặng gần 500kg.

Quả chuông ở nhà thờ được đúc vào cùng năm nhà thờ xây dựng và khi đánh chuông, âm thanh của nó có thể vang xa tận 1km. Trên bề mặt của quả chuông cũng ghi những dữ liệu liên quan đến lịch sử hình thành của nó.

3. Các hoạt động văn hoá tại nhà thờ Sapa

Từ lâu, nhà thờ đá Sapa đã là địa điểm sinh hoạt và tổ chức hoạt động văn hoá quen thuộc của người dân nơi đây. Vào thứ 7 hàng tuần khi đến đây du khách sẽ được chứng kiến các hoạt động văn hoá độc đáo của bà con dân tộc thiểu số.

Đặc biệt, một trong các hoạt động nổi tiếng nhất là Chợ Tình ngay khu vực quảng trường trước nhà thờ. Cùng với tiếng sáo, tiếng kèn và những điệu múa xoè chiêng của các cô gái chàng trai người Mông làm cho mỗi tối cuối tuần vui nhộn hơn bao giờ hết.

nhà thờ đá sapa: công trình kiến trúc cổ giữa lòng thành phố

Ảnh: Sưu tầm

Ngoài ra, nếu thích, du khách có thể tới nhà thờ vào cuối tuần để cầu nguyện cùng mọi người phía bên trong nhà thờ. Đó cũng là một trong những hoạt động thường ngày của người dân tại đây.

4. Nhà thờ đá Sapa qua 4 mùa

Với đặc trưng khí hậu của vùng núi nên nhà thờ đá Sapa cũng mang vẻ đẹp của cả 4 mùa. Vào mỗi mùa, nhà thờ lại khoác lên mình những nét đẹp riêng nên du khách đến tham quan hãy lựa chọn những mùa thích hợp để đến chiêm ngưỡng nhé.

Nhà thờ đá Sapa vào mùa Xuân (Tháng 1 – Tháng 4)

Thời điểm mùa Xuân đầu năm là lúc mà nhà thờ được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm nhất. Lúc này thời tiết bắt đầu se se lạnh với chút mưa phùn đầu xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc cùng con đường trải dài màu hoa anh đào. Nếu tới thăm nhà thờ đá vào mùa này chắc chắn bạn sẽ thích mê bởi bầu không khí thư thái, thoải mãi thích hợp để du lịch thư giãn.

Đặc biệt, vào mùa xuân có mở nhiều phiên chợ của người dân tộc miền núi nên du khách lại có cơ hội được ngắm nghía, lựa chọn những món đồ thủ công dân tộc mang về làm quà.

Nhà thờ đá Sapa vào mùa Hạ (Tháng 5 – Tháng 7)

Vào mùa hạ, không khí tại nhà thờ có vẻ ảm đạm hơn. Đôi lúc tới tham quan du khách sẽ chỉ thấy một vài người dân theo tôn giáo tới làm lễ trong nhà thờ. Tuy nhiên, chính dáng vẻ tĩnh lặng, yên bình này lại có sức hút kỳ lạ đối với những du khách muốn tìm kiếm đôi chút an yên trong tâm hồn.

Nhà thờ đá Sapa vào mùa Thu (Tháng 8 – Tháng 10)

Tới thăm nhà thờ nói riêng hay Sapa nói chung vào dịp tháng 9, tháng 10 du khách sẽ được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của lúa chín bao phủ lên khắp các mảnh ruộng bậc thang. Một vẻ đẹp đặc trưng của vùng núi chắc chắn sẽ khiến con người ta mê mẩn.

Nhà thờ đá Sapa vào mùa Đông (Tháng 11 – Tháng 12)

Vào mùa đông là khoảng thời gian được mong chờ nhất khi nhà thờ bắt đầu khoác lên mình chiếc áo tuyết bao phủ khắp không gian. Tới đây du khách như được lạc vào một xứ sở sương mù huyền ảo đúng như tên gọi đặc trưng của Sapa – thành phố mờ sương.

nhà thờ đá sapa: công trình kiến trúc cổ giữa lòng thành phố

Ảnh: Sưu tầm

Nếu du khách muốn check in với vẻ đẹp của nhà thờ trong tuyết thì nên đến vào những ngày cuối Tháng 12. Lúc này nhiệt độ đã giảm mạnh và tuyết bắt đầu xuất hiện tại Sapa.

5. Ẩm thực quanh nhà thờ đá Sapa

Kết thúc những điểm tham quan tại nhà thờ đá Sapa, du khách đừng quên nán lại thưởng thức các món đặc sản vùng núi ở quanh nhà thờ nhé. chúng mình gợi ý một vài món ăn nổi tiếng tại Sapa như lẩu cá hồi, cá suối chiên, thịt trâu gác bếp, đồ nướng BBQ,…

nhà thờ đá sapa: công trình kiến trúc cổ giữa lòng thành phố

Ảnh: Sưu tầm

Do nhà thờ đá nằm ở khu vực trung tâm nên xung quanh đó có rất nhiều các nhà hàng lẩu cá hồi tươi ngon. Đến Sapa ngày mưa lạnh chắc chắn bạn nên thử món lẩu nóng hổi này. Thịt cá hồi tươi ngon, mềm mọng nhúng cùng nước lẩu chua cay ăn mới đã làm sao.

Thưởng thức kèm với món lẩu cá còn có món gà nướng tiêu xanh ‘best seller’ của tất cả các nhà hàng. Gà nướng ở Sapa đều là gà rừng nên ăn rất chắc thịt, cùng với sốt tiêu xanh cay ngọt ăn vào là thoả cơn thèm.

Nếu bạn có dịp tới du lịch Sapa thì đừng quên ghé thăm công trình kiến trúc lâu đời này nhé. Trên đây là một vài thông tin về nhà thờ đá Sapa mà chúng mình giới thiệu tới bạn. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ và đáng nhớ!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News