Châu Âu

Nhà thờ đá Sapa – dấu ấn lịch sử kiến trúc Châu Âu

Thuyết minh về nhà thờ đá sapa

Từ xưa đến nay nhà thờ đá là địa điểm hoạt động văn hóa truyền thống của bà con dân tộc nơi đây. Nếu đến đây vào thứ 7 hàng tuần bạn có thể được chứng kiến tận mắt nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số mà du khách quen gọi với cái tên “chợ tình”. Cùng với đó là hoạt động cầu nguyện diễn ra vào các ngày cuối tuần với những bài hát thánh ca bằng tiếng H’mông của các em thiếu nhi. Cùng Thắng Cảnh Việt Nam khám phá địa điểm này nhé !

Hơn nữa bạn có thể đi thăm quan những tòa biệt thự rêu phong và cổ kính với vẻ đẹp riêng của nó, tạo thành một khung cảnh “nền cũ lâu đài bóng tịch dương” rất đặc trưng. Nhất là khi những bóng dáng xa xưa đó thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương mờ ảo không khỏi khiến lòng người bâng khuâng. Ai đã đến nơi đây một lần chắc hẳn không thể quên được màn sương mù dầy đặc và nhà thờ đá thoắt ẩn thoắt hiện trong sương. Chụp một bức ảnh kỉ niệm với Nhà thờ đá SaPa chắc chắn là mong muốn của bất cứ du khách nào khi đặt chân đến vùng đất xinh đẹp này.

Nhà thờ đá sapa ở đâu?

Nhà thờ đá cổ Sapa tọa lạc gần quảng trường trung tâm, rất thuận tiện trong việc dừng chân tham quan những nơi khác. Khi đến với Nhà thờ đá cổ Sapa, bạn sẽ cảm nhận được sự thiêng liêng, tôn nghiêm và tôn trọng nơi đây với lối kiến trúc vô cùng cổ xưa, độc đáo.

Đến đây, bạn sẽ có cơ hội chứng kiến “tam giác” di tích. Tam giác này bao gồm nhà thờ đá, căn biệt thự Chủ Cầu (hiện nay là khách sạn Hoàng Liên) và cuối cùng là huyện Ủy Xưa (hiện nay là trung tâm Thông tin Du lịch Lào Cai). Tất cả chúng đều mang nét kiến trúc độc lạ, đậm phong cách của Pháp.

nhà thờ đá sapa – dấu ấn lịch sử kiến trúc châu âu

Lịch sử nhà thờ đá sapa

Nhà thờ đá Sapa được xây dựng vào năm 1935 (đầu thế kỉ 20), công trình này được chĩnh những kiến trúc sư người Pháp, thiết kế và dựng lên. Đây là công trình được coi là dấu ấn duy nhất còn vẹn toàn của người Pháp ở trên mảnh đất Sapa.

Kiến trúc nhà thờ đá sapa

Nhà Thờ Đá tọa lạc vị trí đắc địa với phía sau là núi Hàm Rồng trên một diện tích 6000m vuông. Trong đó có khu nhà thờ gồm 7 gian, mỗi gian rộng 500m vuông, tháp chuông cao 20m, bên trong là quả chuông cao 1,5m, nặng nửa tấn. Toàn bộ nhà thờ được xây bằng đá đẽo, liên kết các khối đá là hỗn hợp của cát, vôi và mật mía. Điểm hấp dẫn nhất của nhà thờ này là lối kiến trúc nhà thờ được thiết kế theo kiểu Gotic La Mã cổ, thể hiện rõ nét nhất là ở mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn,…đều hình chóp tạo cho công trình sự bay bổng, thanh thoát.

nhà thờ đá sapa – dấu ấn lịch sử kiến trúc châu âu

Phía trước nhà thờ là khoảng sân rộng, hàng ngày người dân tộc thường tập trung ở đây mua bán. Bên trong nhà thờ là giáo đường có 32 ô cửa kính mầu, vẽ hình các mầu nhiệm mân côi, các Thánh và chặng đường Thánh Giá.

Chụp ảnh với nhà thờ

Góc ảnh chụp toàn cảnh từ phía cổng vào nhà thờ rất được các bạn trẻ ưa chuộng. Theo đó, bạn sẽ lấy được trọn vẹn nhà thờ và cả người, lại hạn chế tối đa số người xuất hiện xung quanh, đảm bảo về một khuôn hình như ý.

Một mẹo nhỏ dành cho bạn đó là nên căn sát vào chân người trong bức hình để lấy được toàn cảnh, lại giúp ăn gian chiều cao đáng kể. Dễ nhất là bạn nghiêng điện thoại về phía sau để người cầm máy ngồi xuống chụp

nhà thờ đá sapa – dấu ấn lịch sử kiến trúc châu âu

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News