Dinh Dưỡng

Nhu cầu nước và chất xơ trong thai kỳ giúp mẹ và bé khỏe mạnh tối ưu

Thai phụ rất dễ mắc các bệnh như: thiếu máu thiếu sắt, táo bón,… Những căn bệnh này đều cản trở sự phát triển bình thường của thai nhi. Chính vì vậy, thai phụ phải hết sức chú ý đến chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là nhu cầu nước và chất xơ. Để BlogAnChoi bật mí cho các mẹ nhu cầu nước và nhu cầu chất xơ trong thai kỳ nha!

Nội dung chính

    Nhu cầu nước

    Nước tuy không cung cấp năng lượng và cũng không phải là thành phần cấu trúc của các men chuyển hóa, thế nhưng nước có vai trò quan trọng không thua kém bất cứ chất dinh dưỡng nào khác trong cơ thể. Với thai phụ, nước còn quan trọng hơn gấp nhiều lần vì sẽ giúp làm tăng khối lượng máu, tạo ra nước ối che chở cho thai trong dạ con.

    Bên cạnh đó, nước cũng giúp cho thận của thai phụ được khỏe mạnh, giảm nguy cơ phù nề, táo bón và nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. Nhu cầu nước hàng ngày của một thai phụ sẽ thay đổi tùy vào điều kiện môi trường và tính chất công việc. Tuy nhiên, thường không thể dưới 2 lít nước mỗi ngày.

    nhu cầu nước và chất xơ trong thai kỳ giúp mẹ và bé khỏe mạnh tối ưu

    Các mẹ nên uống nước đun sôi để nguội trong thai kỳ (Nguồn: Internet)

    Các mẹ có thể cung cấp nước bằng nhiều dạng thức uống khác nhau, chẳng hạn như sữa, nước lọc, nước trái cây, nước canh, nước súp,… Lưu ý là các mẹ nên hạn chế tối đa những loại nước uống có năng lượng rỗng, nghĩa là có chứa đường đơn giản mà lại không kèm theo các chất vi lượng khác như vitamin, chất khoáng,…

    Nước chứa nhiều đường đơn giản thường làm mẹ tăng mỡ nhiều hơn là giúp bé tăng cân. Nếu là nước trái cây, dù là nước trái cây nguyên chất, không pha thêm đường cũng là một dạng nước cung cấp đường đơn giản mà không có đủ các vitamin và khoáng chất giúp chuyển hóa chất đường một cách cân đối, phù hợp.

    nhu cầu nước và chất xơ trong thai kỳ giúp mẹ và bé khỏe mạnh tối ưu

    Nước chiếm 65-70% trọng lượng cơ thể (Nguồn: Internet)

    Lý do là vì đa số các vitamin giúp chuyển hóa chất đường đã bị giữ lại trong phần xác của trái cây khi ép. Nếu các mẹ sử dụng nhiều loại nước có đường đơn giản mà không cung cấp đủ vitamin giúp chuyển hóa chất đường này từ khẩu phần ăn hàng ngày cũng làm tăng nguy cơ hao hụt vitamin nhóm B vốn được dự trữ rất ít trong cơ thể vì cơ thể phải huy động các vitamin dự trữ để chuyển hóa chất đường.

    Ngoài ra, các mẹ cũng cần hạn chế các loại nước có gas vì sẽ làm căng dạ dày, chèn ép lên cơ hoành, làm giảm khả năng hô hấp cũng như dễ bị cảm giác chán ăn và giảm phần thể tích dạ dày cần thiết cho các thực phẩm dinh dưỡng khác.

    Nhu cầu chất xơ

    Chất xơ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống, nhất là ở thai phụ, ví dụ như:

    • Chống táo bón: Vì tử cung chèn ép lên ruột làm ảnh hưởng đến nhu động ruột và tiết diện ruột, thai phụ thường có nguy cơ bị táo bón nhiều hơn người bình thường. Chất xơ có tác dụng làm tăng thể tích phân, chống lại sự ép xẹp các đoạn ruột. Chất xơ đồng thời giữ nước trong lòng ruột, làm mềm phân nên sự tống xuất phân dễ dàng hơn.
    • Điều hòa hoạt động tiêu hóa và hấp thu thông qua probiotics: Chất xơ là thức ăn của các probiotics (các loại vi khuẩn sống trong lòng ruột). Hoạt động của các vi khuẩn này giúp tạo ra một số vitamin quan trọng đối với thai kỳ như vitamin B3, đặc biệt là vitamin K, ngoài ra cũng giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa cho thai phụ.

    nhu cầu nước và chất xơ trong thai kỳ giúp mẹ và bé khỏe mạnh tối ưu

    Các mẹ nên ăn rau củ quả tươi trong thai kỳ (Nguồn: Internet)

    Nhu cầu chất xơ của thai phụ thường tăng tương ứng với mức độ tăng năng lượng trong khẩu phần. Bởi lẽ, mức năng lượng khẩu phần trong thai kỳ tăng trung bình 10-15% nên khẩu phần chất xơ khuyến nghị cho thai phụ thường vào khoảng 20-30g chất xơ mỗi ngày (Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam 2007).

    Các bạn có thể đọc thêm các bài viết khác về dinh dưỡng:

    Hãy tiếp tục theo dõi BlogAnChoi để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha!

    Tài liệu tham khảo:

    1. Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng (2016) – Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.
    2. Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM (2019) – Dinh dưỡng học – Nhà xuất bản Y học.

    BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

    Top Car News Car News