Phong Thuỷ

Bí quyết Dưỡng sinh bốn mùa – gieo giống trong mùa xuân, kết hạt vào mùa hạ..

Con người tùy vào mỗi mùa mà sinh hoạt khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo các yếu tố tăng sức đề kháng, đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt, phải luôn giữ cho tinh thần vui vẻ, nuôi dưỡng thiện tâm và lòng từ bi để loại bỏ tam độc gây bệnh “tham, sân, si” – Đó là nguồn gốc của mọi loại bệnh.

bí quyết dưỡng sinh bốn mùa – gieo giống trong mùa xuân, kết hạt vào mùa hạ..

Theo lý luận của Đông Y – Cách dưỡng sinh chưa bệnh theo thời tiết 4 mùa cụ thể như sau:

DƯỠNG SINH MÙA XUÂN

Mùa xuân là khoảng thời gian từ tiết Lập Xuân tới tiết Lập Hạ, tức là các tháng 1, 2 , 3 âm lịch, bao gồm sau tiết khí: Lập xuân, Vũ Thuỷ, Kinh Trập, Xuân Phân, Thanh Minh, Cốc Vũ.

Phương Bắc hàn khí bắt đầu lui, vạn vật bắt đầu sinh sôi, phát triển, côn trùng hoạt động, dương khí mạnh dần. Phương nam mưa thuận gió hoà, thường có mưa phùn, sức sống dồi dào. Con người chịu ảnh hưởng của sự thay đổi trong giới tự nhiên, bên trong cơ thể cũng phát sinh thay đổi.

Dưỡng hình: Mùa xuân điều thần, nên thông qua điều tiết thần chí để giúp dương khí trong cơ thể được phát triển, hài hoà với thế giới bên ngoài. Về sinh hoạt hàng ngày, nên ngủ muộn dậy sớm, thường xuyên đi bộ, ngắm cảnh thưởng hoa.

Dưỡng thực:  Nên lựa chọn những loại đồ ăn ngọt và ấm, người phương Bắc không nên ôn bổ (bồi bổ bằng thực phẩm tính ấm) quá nhiều. Thông thường có thể lựa chọn long nhãn, gan lợn, gan dê,… hoặc các đồ ăn kiện tỳ như đậu tương, cá chép,..

Dưỡng thuốc: Mùa xuân nên chọn các phương thuốc ấm, nóng, mát, bình và ích khí, lợi huyết, dưỡng dương, bổ âm điều dưỡng tạng phủ. Thông thường người phương bắc nên chọn các loại thuốc bổ vị cay, ngọt kết hợp với thuốc bổ tính ôn, như nhân sâm, thục địa, đương quy, hoàng kỳ,…; người phương nam nên chọn các loại thuốc kiện tỳ lợi thấp như đảng sâm, vân linh, bạch truật, ý dĩ,…

DƯỠNG SINH MÙA HÈ

Dưỡng hình: Mùa hè nên điều tiết thần chí, giữ được tâm trạng thanh thản vui vẻ, thần thanh khí hoà, tối kỵ tức giận. Nếp sinh hoạt trong mùa hè nên ngủ sớm dậy sớm, ngủ trưa hợp lý để giữ tinh lực.

Dưỡng thực: Mặc dù mùa hè thời tiết oi bức, nhưng không nên ăn các loại đồ ăn lạnh và rau quả sống để tránh nhiễm lạnh. Nên ăn các thức ăn tính ấm, nhưng không nên quá nóng, kỵ đồ ăn nhiều dầu mỡ và ôi thiu, biến chất, để tránh mắc bệnh tật. Thực phẩm dưỡng sinh thường được sử dụng trong mùa hè là nước mía, sinh tố dưa hấu, đậu xanh, củ năng, ô mai, thịt lợn nạc, bí đao, thịt vịt, hải sâm, hạt sen,…

Dưỡng thuốc: Mùa hè có thể lựa chọn một số loại thuốc tính hơi mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như hoa cúc, sa sâm, sâm Hoa Kỳ, thạch trúc, … để giúp bổ dưỡng khí âm, thanh nhiệt trừ nhiệt. Người thân hình gầy yếu, có thể dựa theo tình hình để lựa chọn đảng sâm, hoàng kỳ, sơn dược,… nhưng không nên lựa chọn những loại thuốc bổ quá nóng, nhiều chất béo.

DƯỠNG SINH MÙA THU

Dưỡng hình. Mùa thu phải giữ được nội tâm ổn định, thần chí thanh tịnh, tâm trạng thoải mái, không được lo nghĩ đến phiền muộn, để thu thần thu khí. Nếp sống sinh hoạt vào mùa thu nên ngủ sớm, dậy sớm, chú ý uống nước và ăn nhiều hoa quả để bổ sung lượng nước trong cơ thể.

Dưỡng thực: Ăn uống vào mùa thu nên chú ý “ít cay nhiều chua”, để dưỡng can khí. Vì vậy, tốt nhất nên ít ăn những đồ cay như ớt, tỏi, hành,… nên ăn nhiều đồ ăn mềm nhuận như vừng, gạo nếp, mật ong, mía , rau cải bó xôi, mộc nhĩ trắng, lê, thịt vịt, sữa,… người già còn có thể ăn nhiều cháo để có lợi cho dạ dày và sinh tân dịch.

Dưỡng thuốc: Bù đắp tân dịch chính là đặc điểm của các loại thuốc thích hợp trong mùa thu. Thường ngày có thể uống nhân sâm, sa sâm, mạch môn đông, bách hợp, đông trùng hạ thảo, nhân hạch đào, hạnh nhân, xuyên bối, bàng đại hải,… Từ Thu phân đến Lập đông dễ mắc bệnh thiếu nước, có thể dùng bạch hợp, đảng sâm, mạch môn đông, cam thảo,… để phòng ngừa.

DƯỠNG SINH MÙA ĐÔNG

Dưỡng hình. Mùa đông nên chú ý giữ tinh thần thanh tịnh, không nên khiến tâm trạng kích động mạnh tức giận hoặc đau buồn. Nếp sống sinh hoạt vào mùa đông nên ngủ sớm dậy muộn. Mùa đông nên chú ý giữ ấm nhiệt độ trong nhà, về trang phục chú ý giữ ấm và thoái mái để giúp khi huyết thông suốt.

Dưỡng thực: Mùa đông nên ăn thức ăn nóng sốt, thức ăn bổ ôn bổ dương khí như thịt dê, thịt chó, tôm, trứng chim sẻ, thịt rùa, mộc nhĩ, rau hẹ, ngó sen…Không được ăn các thức ăn sống, lạnh. Mùa đông còn phải chú ý ăn nhiều rau xanh, các loại đậu… Người già không nên ăn uống quá no, sau khi ăn có thể nằm nghỉ để trợ giúp cho tiêu hoá.

Dưỡng thuốc : Nguyên tắc cho các loại thuốc dùng vào mùa đông là ôn bổ nguyên dương. Thông thường, phương bắc khí hậu lạnh giá nên dùng các loại thuốc ôn bổ như nhung hươu, long nhãn, hà thủ ô, cẩu tích,… Phía nam ấm hơn, nên dùng các loại thuốc ấm, nhuận, như nhân sâm, thục địa, tang kí sinh, thục địa…

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News