Phật học

Những cách nói chuyện khiến khẩu nghiệp chất chồng

Những cách nói chuyện khiến khẩu nghiệp dưới đây hãy nhớ và cân nhắc thận trọng mỗi khi có ý định sử dụng nhé. Phúc báo có hạn, gây nghiệp rồi gánh nghiệp đấy.

bài học cuộc sống, khẩu nghiệp, lời phật dạy, những cách nói chuyện khiến khẩu nghiệp chất chồng

Khẩu nghiệp nặng nề, những lời nói vô tình cũng có thể khiến chính bản thân mình và những người xung quanh bị tổn thương. Đức Phật đã dạy, lời nói chân tâm, trăm sự tốt lành, một lần khẩu nghiệp, muôn kiếp mang nợ.

Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất đời người, vì sao?

Trong giáo lý nhà Phật, nghe lời Phật dạy về khẩu nghiệp thì Khẩu nghiệp (xấu) là một trong những nghiệp nặng nhất, vì nó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, nó dẫn đến sự đổ vỡ, dẫn đến sự đau khổ tột cùng, dẫn tới mọi sự phiền não… một lời nói vô tình có thể làm mình và người khác đau khổ ray rứt cả cuộc đời.

Giữa hai vợ chồng một lời nói cũng làm tan vỡ một gia đình, giữa nhân viên với chủ lời nói có thể làm mất việc, mất công danh sự nghiệp, giữa anh em bạn bè người thân có thể gây mâu thuẫn, bất mãn, thù ghét, câm hận, giữa hai vị đứng đầu một lãnh thổ có thể gây ra chiến tranh…

Cái miệng cần giữ đức, không nói những lời nghiệt ngã chua ngoa, có như thế phúc báo mới lưu lại. Bởi vì phúc báo phải là do nhân duyên hòa hợp, cũng là một loại thể hiện của trường năng lượng.

Ví như nói, bạn lên chùa làm nghĩa công, đóng góp những công việc có ý nghĩa cho chùa, vậy phải chăng từ động tác quét sân của bạn mang đến phúc báo cho bạn, hay động tác lau bàn mang cho bạn phúc báo? Đều không phải vậy. Là tâm niệm mang đến phúc báo cho bạn.

Nếu cái miệng nói những lời hay, nhu mềm, chứa nhiều hảo tâm thì điều tốt lành sẽ đến, phúc báo từ đó mà có.

Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc.

Từ đây về sau mọi người có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui.

Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ 2, thứ 3, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là là điều không hay.

Có một số ít người phụ nữ rất thích phàn nàn trách móc người chồng, nói người chồng chỗ này không tốt, chỗ kia không tốt. Khi cãi nhau phàn nàn kêu ca đến cả cha mẹ của đối phương, tổ tông tám đời đều dám chửi, những lời khó nghe đấy đã nói những gì, ra làm sao?

Như thế là đã tạo nghiệp khẩu rất nghiêm trọng. Cứ như thế thì gia cảnh chỉ càng ngày càng sẽ nghèo hơn, bởi vì phúc báo đều từ cái miệng nói cay nghiệt mà hao tổn. Cho nên, những điều liên quan đến khẩu tạo nghiệp nhất định cần phải chú ý tu khẩu.

Bởi vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được. Vì thế, hậu quả của khẩu nghiệp cũng vô cùng kinh khiếp. Không dương thì âm, sớm hay muộn thì cũng đều có báo ứng.

Những cách nói chuyện khiến khẩu nghiệp dưới đây hãy nhớ và cân nhắc thận trọng mỗi khi có ý định sử dụng nhé. Phúc báo có hạn, gây nghiệp rồi gánh nghiệp đấy.

bài học cuộc sống, khẩu nghiệp, lời phật dạy, những cách nói chuyện khiến khẩu nghiệp chất chồng

1. Đánh giá bản chất: không biết rõ về bản chất người khác, không đánh giá hàm hồ; biết rõ về bản chất của người khác, không đánh giá xúc phạm.

2. Đánh giá đức hạnh: mỗi người có những phẩm chất riêng, là tốt hay xấu, cao quý hay thấp hèn hãy để tự mỗi người cảm nhận.

3. Đánh giá gia đình: gia đình với ai cũng thiêng liêng như nhau, tôn trọng gia đình người khác cũng như tôn trọng gia đình mình.

4. Đánh giá học vấn: kiến thức mênh mông như biển mà hiểu biết của con người chỉ là một giọt nước, sao tự nhận mình là biết hết mà đánh giá người khác.

5. Đánh giá con người: nếu coi trọng, hãy kết thân; không coi trọng hãy làm người qua đường.

6. Nói chuyện phô trương: cái bản thân có, người khác không hưởng nhờ, cái bản thân có, không biết chừng người khác còn có cái tốt hơn.

7. Nói chuyện tổn thương: độc mồm độc miệng là cách nhanh nhất để gánh khẩu nghiệp, nhân quả đến rất đúng lúc. Không nói được lời tốt, hãy giữ mồm giữ miệng. Người xưa có câu:”Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai”, chỉ một lời ác, trăm năm chịu khổ.

8. Nói chuyện nặng nề: nhân sinh nhiều muộn phiền, ai cũng muốn nhẹ nhõm, đừng khiến ai cảm thấy gánh nặng vì lời nói của mình. Không nói được lời hay, hãy lấy im lặng là vàng.

9. Nói điều mình không biết: không biết mà nói là nói dối, không biết mà nói để người khác hiểu lầm là hại người, tạo thành hai tội một lúc.

Mỗi người đều chỉ có một cái miệng, nói lời hay ý đẹp thì bản thân vui vẻ, con người thanh nhàn mà phẩm chất càng cao quý. Dùng lời nói hạ thấp người khác, thành vũ khí chống lại người vô tội, hãy tin rằng luôn có nhân quả. Khẩu nghiệp nặng, phúc báo mỏng, khó mà giải trừ.

TH!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News