Phong Thuỷ

Những điều kiêng kị nên tránh trong ngày ông Công ông Táo

Theo tục lệ cổ truyền, trong ngày 23 tháng chạp, mọi gia đình Việt đều làm lễ cúng ông Công ông Táo về chầu trời. Tuy nhiên, trong ngày này, gia chủ nên tránh những điều kiêng kị dưới đây

Sự tích ông Công ông Táo

Chuyên kể rằng, ở một ngôi làng nọ có hai vợ chồng, vợ là Thị Nhi, chồng là Trọng Cao. Tuy yêu thương nhau mặn nồng tha thiết nhưng hai vợ chồng mãi không có con. Dần dần, vì quá thất vọng, Trong Cao hay kiếm chuyện xô xát với vợ của mình. Cho đến một hôm, do không kiềm chế được sự nóng nảy của bản thân mà Trọng Cao đã ra tay đánh vợ rồi đuổi đi. Không thể chịu đựng cảnh ngộ ấy, Thị Nhi bỏ nhà đi tha hương ở khắp nơi, may mắn gặp được Phạm Lang. Hai người yêu thương nhau chân thành và nên duyên vợ chồng.

những điều kiêng kị nên tránh trong ngày ông công ông táo

Một thời gian sau, khi đã tỉnh ngộ, Trọng Cao hối hận và quyết định lên đường tìm kiếm vợ. Hết ngày này qua tháng nọ vẫn không tìm được, lương thực hết, tìên cũng không còn, Trọng Cao trở thành kẻ ăn xin bên đường. Tình cờ một lần, Trọng Cao đến ăn xin đúng nhà của Thị Nhi, đúng lúc ấy Phạm Lang đi vắng. Biết cảnh ngộ của Trọng Cao, Nhi thương tình mời chàng vào nhà và nấu cơm cho ăn. Đúng lúc ấy Phạm Lang trở về, vì sợ chồng nghi oan nên Nhi đã giấu Cao vào đống rạ sau vườn.

Nào ngờ trong đêm ấy, Phạm Lang đem lửa đốt đống rạ để có tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Thị Nhi liều mình lao vào lửa để cứu Trọng Cao. Phạm Lang cũng nhảy theo để cứu vợ mình. Cuối cùng ba người chết cháy trong đám lửa.

Ngọc Hoàng thương tình nên đã phong cho 3 con người sống tình nghĩa ấy chức danh Định phúc Táo Quân và giao cho người vợ là Thổ Kỳ với nhiệm vụ trông coi việc chợ búa, chồng cũ là Thổ Địa với nhiệm vụ trông coi nhà cửa còn chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp. Họ là ba vị thần có quyền định đoạt may rủi, phúc họa của các gia chủ và còn giúp ngăn cản ma quỷ xâm nhập vào thổ cư, giữ bình yên cho ngôi nhà.

Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại lên chầu trời để báo cáo tất cả những việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm qua. Dựa vào đó, Ngọc Hoàng có thể định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh, công bằng cho tất cả mọi người.

Những điều kiêng kị cần tránh trong ngày cúng ông Công ông Táo

Không nên cúng lễ ông Công, ông Táo sau ngày 23

Một năm, Ngọc Hoàng chỉ triệu hồi các ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng chạp, vì thế lễ cúng ông Táo cần được tiến hành trước khi ông Táo bay về chầu trời, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì thế, các gia đình nên sắp xếp công việc, chuẩn bị lễ cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 hoặc sáng ngày 23 để các thần Táo có thể kịp thời trở về thiên đình. Không nên cúng ông Công ông Táo quá trễ hoặc cúng sau ngày 23.

Nên làm lễ cúng ông Công, ông Táo ở bàn thờ gia tiên, không nên đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp

Để các vị thần Táo luôn giữ “bếp lửa” hòa thuận, hạnh phúc cho gia đình thì các gia chủ nên tiến hành mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở bàn thờ thần linh gia tiên, không nên đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp. Khi cúng nên đặt chậu cá chép ở cạnh khu vực thờ cúng.

Trong khi làm lễ cúng ông Công ông Táo không nên cầu xin tài lộc, sung túc

Rất nhiều gia chủ khi cúng ông Công ông Táo không quên xin tài lộc để công việc làm ăn thuân lợi, phát đạt hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia phong thủy khuyên rằng đây là điều không nên làm. Táo Quân lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng những chuyện lớn nhỏ, tốt xấu trong gia đình trong năm vừa qua nên khi khấn hãy cầu xin ông Táo báo cáo những điều tốt, giảm nhẹ những điều xấu.

Không được ném cá chép từ trên cao xuống

“Cá chép hóa rồng” là hình ảnh tượng trưng cho thần linh nên khi phóng sinh, các gia chủ không được ném cá chép từ trên cao rơi xuống. Nếu đứng từ trên cao ném xuống rất có thể cá sẽ chết. Phải thả nhẹ nhàng từ từ xuống nước, vừa giúp cá sống được vừa thể hiện lòng thành kính, sự tôn trọng thần linh.

Không nên cúng các món ăn kiêng kị

Trong này ông Công ông Táo, gia chủ có thể cúng lễ chay hay mặn đều được. Nếu là lễ mặn thì phải kiêng những món làm từ thịt vịt, chim, trâu, bò, dê, chó..Mâm cúng ông Táo cần phải tươm tất, gọn gàng, chuẩn bị bằng tất cả cái “tâm” và lòng thành kính của gia chủ.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News