Kiêng Kỵ

Những điều nên làm và kiêng kỵ trong đêm Giao Thừa bạn nên biết

Những điều nên làm và kiêng kỵ trong đêm Giao thừa và những ngày đầu năm mới nhằm mang lại nhiều may mắn, bình an và tránh điều xui xẻo.

phong tục ngày tết, phong tục việt nam, những điều nên làm và kiêng kỵ trong đêm giao thừa bạn nên biết

Tết là dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Đây cũng là thời khắc thiêng liêng để mọi người có thể tạm biệt những điều xui xẻo của năm cũ và nghênh đón nhiều điều tốt lành cho năm sau. Vì vậy, theo quan niệm dân gian, bạn nên làm và tránh làm những điều kiêng kỵ dưới đây trong đêm Giao thừa và những ngày đầu năm mới để gia đình gặp nhiều may mắn, bình an.

1. Việc nên làm đêm giao thừa

– Gia đình sum vầy bên nhau trò chuyện, ăn uống tưng bừng nhằm chào đón năm mới vui tươi, đầm ấm. Tránh những xung đột, to tiếng không đáng có.

– “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, có thể mua chút muối ngay trong đêm giao thừa hay ngày đầu năm mới. Muối tượng trưng cho sự mặn mà, nồng nàn trong tình cảm, mua muối là gửi gắm mong muốn các thành viên trong gia đình sẽ mãi giữ những tình cảm sâu nặng với nhau, gia đình luôn yên ấm, thuận hòa.

– Các công đoạn dọn dẹp nhà cửa phải được hoàn tất trước năm mới để tẩy rửa, xóa sạch những điều không hay của năm cũ, còn sau giao thừa chổi quét nhà cần được cất kĩ đi, bởi dân gian có tục Kiêng quét nhà ngày Tết.

– Trong đêm giao thừa, nhất là lúc bắt đầu bước sang thời khắc giao thừa, tốt nhất bạn nên thay bộ đồ mới mang ý nghĩa năm mới cái gì cũng mới. Đặc biệt hơn là mặc quần áo màu đỏ vì màu đỏ mang ý nghĩa may mắn, phát tài. Có quan niệm cho rằng, trong đêm giao thừa người ta sẽ mặc đồ lót màu đỏ nếu mong muốn năm mới có tình yêu, màu xanh lá cây nếu năm mới muốn nhiều tiền, màu vàng biểu trưng cho thịnh vượng.

– Tất cả các cửa sổ và cửa ra vào của gia đình nên được rộng mở. Điều này có nghĩa xua đuổi những điều tiêu cực ra khỏi nhà và đón nhận điều may mắn, tốt đẹp.

– Những cặp đôi đang yêu hoặc vợ chồng trao nhau những cái ôm, nụ hôn vào đêm giao thừa tượng trưng để mở đầu một năm mới mà cả hai bạn luôn sát cánh bên nhau, mang lại nhiều may mắn trong mối quan hệ.

– Trong đêm giao thừa, bạn nên giữ bên mình một vài tờ tiền, điều này mang ý nghĩa bạn luôn giữ và duy trì được tài chính trong suốt cả năm. Ngoài ra cần lưu ý, tài khoản trong điện thoại của bạn luôn còn tiền. Mặc dù gọi điện cho người thân, bạn bè để chúc Tết nhưng luôn nhớ phải giữ lại tiền trong tài khoản, điều này tượng trưng cho dòng chảy tiền bạc sẽ đến trong năm mới.

2. Những điều kiêng kỵ trong đêm giao thừa

Kiêng mặc quần áo màu đen hoặc trắng

Theo phong tục Việt Nam, màu đen- trắng tượng trưng cho sự tang tóc nên vào ngày Tết thường tránh mặc quần áo nhiều màu đen hoặc trắng. Những ngày Tết, mọi người thường mặc quần áo màu đỏ, vàng hoặc nhiều màu sắc rực rỡ mang tới sự tươi vui như là cách mang lời chúc an lành tới mọi người.

Trong lúc nói chuyện

Một trong những điều kiêng kỵ đêm giao thừa cần lưu ý đó là không nói câu phủ định. Ví dụ, nếu bạn đã ăn no mà ai đó mời thêm thì đừng nói “cháu không cần” hay bảo đồ ăn nào đó là “hết rồi”.

Tránh nói những từ mang điềm xấu, khiến người khác liên tưởng tới sự xui xẻo. Nếu vô ý nói phạm vào điều kỵ gì đó thì bạn có thể hóa giải bằng cách nói “Lời trẻ con không có lỗi gì, không có vấn đề gì!”.

Thời khắc giao thừa là lúc mọi người quây quần bên nhau, vì thế, nhớ giữ hòa khí gia đình, không tranh cãi, gắt gỏng nói lớn tiếng dù có khó chịu đến thế nào. Người lớn nên tránh la mắng đánh đập trẻ con, không nên khóc lóc để giữ cho hòa khí một năm luôn vui vẻ, hòa thuận.

Trong lúc cúng Giao thừa

Trước khi làm lễ cúng mời linh hồn tổ tiên về thì các thành viên trong gia đình phải đầy đủ, đồ cúng phải chu toàn. Vì thế cố gắng giữ hòa khí trong lúc này, không nên tranh cãi, nhớ bỏ qua lỗi lầm của nhau.

Sau khi cúng giao thừa mời linh hồn tổ tiên về thì chỗ hai bên bàn thờ không ai được ngồi. Nếu ngồi ở đây thì cũng như đang tranh giành chỗ ngồi của tổ tiên. Trong khi ăn cơm, kỵ người khách đến làm phiền bởi vì sẽ làm cho cả gia đình không được an bình.

Ngoài ra, một lưu ý nhỏ đó là không được đem trà uống thừa đổ trên mặt đất để tránh lẫn lộn với vẩy nước.

Không nên gọi to tên trẻ con trong nhà trong lúc đại tế linh hồn tổ tiên tránh trường hợp quỷ hồn vô chủ ngoài cửa lớn sau khi nghe được sẽ gây ra chết yểu.

Những điều kiêng kỵ trong lúc đón giao thừa

– Ngày đầu tháng chúng ta luôn phải kiêng kỵ tránh làm đổ vỡ đồ vật và trong đêm giao thừa cũng không phải ngoại lệ. Theo quan niệm xưa điều này điểm báo có chuyện chẳng lành.

– Nhiều người phân vân không biết có nên quan hệ trong đêm giao thừa? Về vấn đề này thì có những suy nghĩ và quan niệm khác nhau nhưng dù sao nếu đảm bảo vấn đề sức khỏe và tâm trạng tốt thì thời điểm nào không quá quan trọng với các cặp vợ chồng.

– Tránh gây ra tiếng động lớn vì tiếng động lớn đánh thức ác quỷ.

– Một kiêng kỵ đêm giao thừa nữa đó là tránh soi gương để tránh gặp “ác ma”. Không được gây ra tiếng động lớn vì tiếng động lớn đánh thức ác quỷ. Nếu như mùi dầu mà át cả mùi rượu thì “ma quỷ” sẽ tỉnh dậy, khiến tai họa lũ lượt kéo đến.

3. Giao thừa là gì?

– Giao thừa là gì?

“Giao thừa” theo nghĩa đen tức là “Cũ giao lại, mới tiếp lấy”, ý chỉ lúc năm cũ qua, năm mới đến. Vậy giao thừa chính là thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ với ngày đầu tiên của năm mới. Được coi là một trong những nghi lễ quan trọng trong văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới.

– Giao thừa dương lịch và âm lịch có gì khác biệt?

+ Giao thừa dương lịch: Theo tiếng Anh là “New Year’s Eve”. Nghi thức này diễn ra vào ngày 31/12, ngày cuối cùng của năm cũ, là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới theo dương lịch.

+ Giao thừa âm lịch: Là thời khắc chuyển giao, giao thoa giữa năm mới và năm cũ. Thời điểm này trời đất hòa hợp, âm dương hòa quyện, vạn vật bừng lên sức sống mới.

4. Cúng giao thừa năm 2022 vào ngày nào, giờ nào?

Giao thừa năm 2022 rơi vào đêm 29 tháng Chạp năm Tân Sửu (tức đêm 31/1/2022 dương lịch). Lễ cúng giao thừa năm Nhâm Dần 2022 được tiến hành vào thời khắc chuyển giao giữa đêm 29 tháng Chạp năm Tân Sửu và mùng 1 Tết Nguyên Đán Nhâm Dần, đó là giờ Tý (23h-1h).

Theo các chuyên gia phong thủy, người dân nên tiến hành cúng lễ giao thừa vào giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm hôm 29 tháng Chạp năm Tân Sửu là tốt hơn cả, nhằm tiễn đưa vị quan hành khiển cũ và đón quan hành khiển mới.

Giờ Tý ngày 29 tháng Chạp là giờ Hoàng đạo, rất thích hợp tiến hành các nghi lễ như cúng khấn giao thừa, xuất hành đi lễ chùa đầu năm, xông đất đầu năm…

Nếu thấy cúng lễ giao thừa vào giờ chính Tý quá gấp gáp, các gia đình có thể tiến hành chuẩn bị lễ cúng, sửa soạn mâm cúng… vào lúc 23 giờ 30 phút. Sau đó tiến hành châm hương để làm sao hương vẫn cháy tại đúng thời điểm giờ chính Tý (chuyển từ năm cũ sang năm mới là được).

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News