Kiêng Kỵ

Những ngày kiêng kỵ trong tháng cần tránh làm việc quan trọng, đại sự

Xem ngày tốt xấu để biết được ngày đẹp, ngày đại hung, trăm sự đều kỵ. Khi làm việc gì, chúng ta nên chọn ngày tốt, giờ hoàng đạo, hướng xuất hành tốt để công việc được may mắn và thành công rực rỡ.

ngày không vong, ngày nguyệt kỵ, ngày sát chủ, ngày tam nương, ngày thập ác đại bại, ngày thọ tử, ngày vãng vong, những ngày kiêng kỵ trong tháng cần tránh làm việc quan trọng, đại sự

Theo quan niệm người xưa, các ngày kiêng kỵ cần tránh bao gồm Ngày Nguyệt Kỵ, Ngày Tam Nương, Ngày Sát Chủ, Ngày Hoang Vu, Ngày Thập Ác Đại Bại, Ngày Phục Đoạn, Ngày Thương Ngột, Hạ Ngột, Ngày Thượng Sóc, Ngày Hỏa Tinh, Ngày Trường Đoản Tinh, Ngày Cửu Thổ Quỷ, Ngày Thọ Tử, Ngày Diệt Một, Ngày Trùng Tang, Ngày Trùng Phục, Ngày Thủy Ngấn, Ngày Con Nước, Ngày Nhân Thần Cai Quản, Ngày tử táng của tiên hiền, Ngày Bành Tổ trăm sự kỵ, Ngày Dương Công Kỵ,… đó là những ngày Bách Kỵ, là các ngày cực xấu, đại kỵ trăm sự. Vào các ngày Bách Kỵ này mà tiến hành mọi công việc thì thường không được an. Mỗi tháng sẽ có các ngày Bách Kỵ khác nhau, tuy ngày Bách Kỵ rất xấu nhưng đều có cách tính để tránh.

1. Tránh ngày Dương công kỵ nhật

Ngày Dương Công Kỵ mỗi tháng sẽ có 1 ngày tính theo lịch âm như sau:

Tháng 1 âm lịch: ngày 13 Tháng 2 âm lịch: ngày 11 Tháng 3 âm lịch: ngày 9 Tháng 4 âm lịch: ngày 7 Tháng 5 âm lịch: ngày 5 Tháng 6 âm lịch: ngày 3 Tháng 7 âm lịch: ngày 08, 29 Tháng 8 âm lịch: ngày 27 Tháng 9 âm lịch: ngày 25 Tháng 10 âm lịch: ngày 23 Tháng 11 âm lịch: ngày 21
Tháng 12 âm lịch: ngày 19

2. Tránh ngày Tam Nương

Dân gian quan niệm ngày Tam Nương là một trong những ngày Đại Kỵ, được coi là ngày rất xấu, đại hung, làm gì cũng bất thuận nên hạn chế làm những việc quan trọng, đại sự như cưới hỏi, động thổ, làm nhà hay khai trương….

Ngày Tam nương rơi vào những ngày mùng 3, 7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch hàng tháng.

3. Tránh ngày Nguyệt Kỵ

Chắc hẳn tất cả mọi người đều đã từng được nghe câu “mồng 5, 14, 23, đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”. Những ngày này chính là các ngày Nguyệt Kỵ. Theo lời khuyên của các cụ ta trong ngày này mọi người không nên làm bất cứ việc gì quan trọng.

Một năm có 12 tháng, mỗi tháng đều có 3 ngày Nguyệt Kỵ rơi vào các ngày mùng 5, 14 và 23 âm lịch. Những ngày này không nên khởi đầu làm việc gì cả. Ông bà ta có câu:

“Mồng năm, mười bốn, hai ba.
Làm gì cũng bại chẳng ra việc gì”

Hay

“Mồng năm, mười bốn, hai ba.
Đi chơi còn thiệt, nữa là đi buôn”

Những ngày này đều có tổng là 5. Cụ thể: ngày mùng 5, ngày 14 gồm 1 + 4 = 5, ngày 23 gồm 2 + 3 = 5. Dân gian thường gọi là ngày “nửa đời, nửa đoạn” nên làm gì cũng chỉ giữa chừng, vất vả, khó đạt được mục tiêu, mất công, mất sức. Thông thường sẽ tránh xuất hành, khởi công xây dựng, động thổ…

Trước khi làm bất kì việc gì, bao giờ người ta cũng chọn ngày tốt để trọn vẹn về vấn đề tâm linh và yên tâm hơn khi tiến hành. Bên cạnh đó là xem ngày nào là ngày xấu để loại trừ và tránh đi. Theo tuvingaynay.com ngày Nguyệt Kỵ chính là những ngày xấu, đem lại tai họa, muôn sự đều nên tránh làm.

4. Tránh ngày Sát Chủ

Ngày Sát chủ là gì? Sát theo nghĩa Hán văn nghĩa là sát phạt, chém giết, gây thương tích, tổn hại, hình khắc, ảnh hưởng xấu về sức khỏe (Ví dụ: Sát Thát = Giết giặc Nguyên – Mông, sát hại = Giết chết, sát nhân = Giết người, sát sinh = Giết hại động vật, muôn loài… Trong Hán văn chữ Sát có mấy nét gạch chéo tượng hình của đao thương đâm chém, ẩu đả, hỗn loạn). Chủ nghĩa là chủ thể của hành động, ví dụ như chủ nhân, ông chủ, gia chủ, chủ doanh nghiệp, chủ phương tiện…

Như vậy, hiểu một cách đầy đủ, chiết trung thì ngày Sát Chủ chính ngày gây hại cho đối tượng sử dụng ngày đó, khiến người sử dụng ngày đó hoặc sử dụng vật dụng, tiến hành công việc gặp nhiều bất lợi, ảnh hưởng về sức khỏe, có thể bị hao tài tốn của, đau yếu, bệnh tật, tai nạn, rủi ro…

Một trong những ngày xấu tuyệt đối không nên làm việc quan trọng như xây nhà, dựng cửa, nhập trạch, cưới hỏi hay ma chay, kí hợp đồng… chính là ngày Sát Chủ. Phàm làm việc vào những ngày này thì công việc sẽ gặp bất trắc, không thuận lợi và hay phát sinh tai họa, tai nạn.

Cách tính ngày Sát Chủ dương

Các tính ngày Sát Chủ dương thường dùng bằng 2 bài thơ tám câu lục bát dưới đây:

Một, Chuột (Tý) đào hang đã an Hai, Ba, Bảy, Chín, Trâu (Sửu) tan hợp bầy Nắng Hè Bốn, Chó (Tuất) sủa dai Sang qua Mười một cội cây Dê (Mùi) nằm Tháng Chạp, Mười, Sáu, Tám, Năm Rồng (Thìn) nằm biển bắc bặt tăm ba đào Ấy ngày Sát chủ trước sau
Dựng xây, cưới gả chủ chầu Diêm vương.

Một, Chuột đào lổ đi hoang Hai, Ba, Bảy, Chín, Trâu toan kéo cày Tháng Tư, thì Chó sủa ngày Bước qua Mười Một, cội ngay Dê nằm Sáu, Mười, Mười Hai, Tám, Năm Rồng nằm biển bắc, tối tăm ba đàọ Làm thầy phải nhớ cùng nhau
Truyền ngày sát chủ về sau đời đời.

Có nghĩa là :

Tháng Giêng kỵ ngày Tý Tháng 2, 3, 7, 9, kỵ ngày Sửụ Tháng 4, kỵ ngày Tuất Tháng 11, kỵ ngày Mùị
Tháng 6, 10, 12, 8, 5 kỵ ngày Thìn

Cách tính ngày Sát Chủ âm

Các tính ngày Sát Chủ âm thường dùng bằng 2 bài thơ sau:

Giêng Rắn, Hai Chuột, Ba Dê nằm Bốn Mèo, Sáu Chó, Khỉ tháng năm Bảy Heo, Chín Ngựa, Tám Sửu
Một (11) Cọp, Mười Gà, Chạp Rồng xân.

Nhứt Tỵ, Nhị Tý, Tam Dương vị Tứ Mão, Ngũ Hầu, Lục Khuyển quỵ Thất Ngưu, Bát Trư, Cửu Mã phi
Thập Kê, Thập Nhứt Hổ, Thập Nhị Long.

Có nghĩa là:

Tháng giêng kỵ ngày Tỵ Tháng 2 kỵ ngày Tý Tháng 3 kỵ ngày Mùi Tháng 4 kỵ ngày Mão Tháng 5 kỵ ngày Thân Tháng 6 kỵ ngày Tuất Tháng 7 kỵ ngày Hợi Tháng 8 kỵ ngày Sửu Tháng 9 kỵ ngày Ngọ Tháng 10 kỵ ngày Dậụ Tháng 11 kỵ ngày Dần.
Tháng Chạp kỵ ngày Thìn

5. Tránh ngày Thọ Tử

“Thọ Tử” có ý nghĩa là gì thì đây là ngày không cát lợi, người ta chỉ bảo nhau thế và lưu truyền cách tính ngày này để tránh đi. Chưa ai giải thích rõ ràng ý nghĩa bản chất của nó ra sao? Từ “Thọ tử” được ghép bởi hai từ “thọ” và “tử”. Theo cách giải thích của một cụ đồ Nho thì từ “thọ” nghĩa là sự tồn tại bền vững, vĩnh của, trường tồn.

Ví dụ như “cụ thọ cao”, “thượng thọ”, “thọ ngang Bành Tổ”, “thọ ngang trời đất”, “thọ tỷ Nam Sơn”… “Tử” có rất nhiều nghĩa trong đó có nghĩa là màu tím (tử y, tử cấm thành), con (hiếu tử, thê tử, tử tôn), tước quan… với rất nhiều lớp ý nghĩa nhưng trong trường hợp này “tử” có nghĩa là chết.

Như vậy, ý nghĩa ngày thọ tử là ngày có liên quan nhiều tới việc chết chóc và tồn tại trường cửu. Có hai đối tượng trong đó một là thọ (ý nghĩa tồn tại bền lâu, vững chắc), một đối tượng sẽ mua lấy cái chết và tai họa (tử).

Ngày xưa, người ta có chức quan Thái sử trong triều đình chuyên làm công việc ghi chép các sự kiện diễn ra trong đất nước và nghiên cứu việc chiêm bốc, thiên văn, địa lý để dự đoán cát hung vận mệnh của quốc gia dân tộc.

Bằng phương pháp trắc nghiệm trong thực tiễn rồi rút ra những quy luật chung về sự biến hóa của vũ trụ, thời tiết. Phương pháp chọn ngày cũng được đúc rút nên từ đó. Bởi thế phương pháp chọn ngày được nâng cao dần dần, ngày càng kiện toàn, đầy đủ.

Ngày Thọ Tử là một ngày hung đối với mọi việc, bởi lẽ nếu xây nhà thì căn nhà bền vững mà người ở sẽ bất lợi, gặp nhiều điều không may. Nếu tổ chức đám cưới vào ngày Thọ Tử thì một người sẽ tốt, một người sẽ xấu, có thể dẫn đến chia rẽ, sinh ly tử biệt.

Mỗi tháng trong năm sẽ có ngày Thọ Tử khác nhau theo cách tính dựa trên ngày tháng âm lịch đó là:

Tháng 1 âm lịch: ngày Bính Tuất Tháng 2 âm lịch: ngày Nhâm Thìn Tháng 3 âm lịch: ngày Tân Hợi Tháng 4 âm lịch: ngày Đinh Tỵ Tháng 5 âm lịch: ngày Mậu Tý Tháng 6 âm lịch: ngày Bính Ngọ Tháng 7 âm lịch: ngày Ất Sửu Tháng 8 âm lịch: ngày Quý Mùi Tháng 09 âm lịch: ngày Giáp Dần Tháng 10 âm lịch: ngày Mậu Thân Tháng 11 âm lịch: ngày Tân Mão
Tháng 12 âm lịch: ngày Tân Dậu

6. Tránh ngày Vãng Vong

Ngày Vãng Vong là một trong những ngày xấu nhất mà bất kỳ ai khi làm công việc gì cũng đều phải tránh. Mới chỉ nghe đến tên thôi bạn có thể thấy ngày này có gì đó không hay, không tốt. Đúng vậy, ngày Vãng Vong hay còn là ngày Lục Sát hay còn gọi đó là “ngày đi mà không về”. Đây là một trong 4 hung tinh mang đến nhiều điều xấu, trắc trở, phiền muộn, chết chóc, mất tài mất của…

Chính vì thế trong tiềm thức của con người, họ luôn nhắc nhở mình rằng Ngày Vãng Vong là ngày xấu, mà khi làm gì bản thân cũng phải cẩn thận, dè dặt, đặc biệt là không làm những việc lớn.

Với bản chất là ngày Lục Sát, một trong 4 hung tinh luôn mang đến điều xấu thì từ xưa đến nay khi đến ngày này mọi người đều kiêng kỵ thực hiện các công việc quan trọng, đại sự như làm nhà, cưới hỏi, nhập chức, khai trương, giao dịch, mai táng, ma chay… đặc biệt nhất là xuất hành, đi tàu, đi bộ…. nhằm tránh những điều không may mắn cũng như rủi ro, đen đủi xảy ra. Bởi nếu không kiêng kỵ và tiến hành làm các việc lớn trong ngày này thì sẽ có những trắc trở, rủi ro xảy ra. Không những gây tốn hao tiền của, tình cảm mà thậm chí còn cả tính mạng. Vì thế không chỉ riêng bạn mà bất kỳ ai cũng nên lưu ý về điều này.

Cách tính ngày Vãng Vong (Lục Sát) theo tháng:

Tháng 1 âm lịch: ngày Dần Tháng 2 âm lịch: ngày Tỵ Tháng 3 âm lịch: ngày Thân Tháng 4 âm lịch: ngày Hợi Tháng 5 âm lịch: ngày Mão Tháng 6 âm lịch: ngày Ngọ Tháng 7 âm lịch: ngày Dậu Tháng 8 âm lịch: ngày Tý Tháng 9 âm lịch: ngày Thìn Tháng 10 âm lịch: ngày Mùi Tháng 11 âm lịch: ngày Tuất
Tháng 12 âm lịch: ngày Sửu

7. Tránh ngày Không Vong

Theo chiết tự từ thì Không có nghĩa là phủ định, hư không, vô sản, thành quả thấp. Vong có nghĩa là hao tốn, mất mát, thua lỗ, thiệt mạng. Hiểu sâu xa hơn thì Không Vong là trạng thái chuyển tiếp, trung gian với trường khí phức tạp, hỗn độn.

Khi rơi vào trạng thái Không Vong, con người cũng như sự vật dễ bị khó khăn, bế tắc, kìm hãm không thể phát triển, thậm chí là mất trắng, hao tốn và thiệt hại nhiều. Chính vì vậy, đây là một ngày xấu, ám chỉ sự mất mát, thiệt hại nặng nề.

Cách tính ngày Không Vong trong năm:

Giáp Tý gặp hai ngày Tuất, Hợi là Không Vong

Giáp Dần gặp hai ngày Tý, Sửu là Không Vong

Giáp Thìn gặp hai ngày Dần, Mão là Không Vong

Giáp Ngọ gặp hai ngày Thìn, Tị là Không Vong

Giáp Thân gặp hai ngày Ngọ, Mùi là Không Vong

Giáp Tuất gặp hai ngày Thân, Dậu là Không Vong

8. Tránh ngày Thập ác đại bại

Ngày Thập ác đại bại là ngày gì? Thập Ác Đại Bại tức là 10 ngày sau đây: Giáp Thìn, Ất Tỵ, Mậu Tuất, Canh Thìn, Bính Thân, Mậu Tuất, Đinh Hợi, Kỷ Sửu, Tân Tỵ, Nhâm Thân, Quý Hợi. Phàm lá số Tứ Trụ gặp Thần Sát này ám chỉ sự xui xẻo, hung họa, không may mắn.

Cách tính Thập Ác Đại Bại là lấy trụ ngày làm chủ, gặp 10 ngày trên là có vị thần sát này. Cụ thể chính là trong tuần Lục Giáp thì Lộc nhập Không Vong, chi tiết như sau:

Giáp lộc ở Dần, Ất lộc ở Mão. Trong tuần Giáp Thìn, Dần Mão tuần không nên ngày Giáp Thìn, Ất Tỵ là ngày không có lộc.

Bính Mậu lộc ở Tỵ. Trong tuần Giáp Ngọ thì Tỵ gặp tuần không nên Bính Thân, Mậu Tuất là ngày không có lộc.

Đinh Kỷ lộc ở Ngọ. Trong tuần Giáp Thân thì Ngọ gặp tuần không nên Đinh Hợi, Kỷ Sửu là ngày không có lộc.

Canh lộc ở Thân, Tân lộc ở Dậu. Trong tuần Giáp Tuất, Thân Dậu tuần không nên Canh Thìn, Tân Tỵ là những ngày không có lộc.

Nhâm lộc ở Hợi. Trong tuần Giáp Tý thì Hợi gặp tuần không nên Nhâm Thân là ngày không có lộc.

Quý lộc ở Tý. Trong tuần Giáp Dần thì Tý gặp tuần không nên Quý Hợi là ngày không có lộc.

Thập Ác được ví như mười trọng tội trong luật pháp, Đại Bại là sự thất bại nặng nề. Vì vậy trong thời xa xưa, khi giao chiến các tướng lĩnh rất kỵ xuất quân vào ngày này nếu không muốn quân mình bị thiệt hại một cách thảm hại.

Lộc cũng có thể hiểu là bổng lộc, tài sản, sự may mắn, chức tước, công danh. Do đó nếu Lộc nhập Không vong thì cũng tương tự việc ra đường làm ăn thiếu may mắn, không thuận lợi, công việc làm dậm chân tại chỗ, khó thăng quan tiến chức, lương bổng kém.

Do vậy, khi Tứ trụ gặp Thập Ác thì cũng tương tự một người sinh ra trong gia đình giàu có, chỉ biết tiêu xài hoang phí, tiền tiêu mãi núi cũng lở, kho vàng kho bạc dần hóa thành tro bụi. Tuy nhiên nếu gặp Cát thần đồng trụ thì điều xấu sẽ được hóa giải phần nào (Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Ất Quý nhân).

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News