Phong Thuỷ

Phong thủy mộ phần – Mộ kết, mộ phát, mộ trùng

Phong thủy mộ phần – Mộ kết, mộ phát, mộ trùng

Vào dịp cuối năm, người dân nước ta thường tổ chức cải táng mộ phần cho người quá cố. Đây là giai đoạn cuối cùng trong tang lễ, cũng là nghi thức quan trọng theo truyền thống tâm linh của người Việt.

Thiên địa và con người cùng tồn tại, vạn vật với con người là hợp nhất. Âm dương hình khí pháp hữu vân – pháp âm dương ở tại thiên địa, khí vận ở tại vạn vật.

Thiên Địa Nhân là hòa hợp, là tương phụ tương thành”. Thấy rõ phong thủy tốt xấu của phần mộ, vô hình chung có khả năng ảnh hưởng đến vận mệnh tiền đồ của con cháu và phúc phận của cả dòng họ. Do đó, chúng ta càng không thể không biết, không thể không tin.

Tiên thiên phong thuỷ là tổ tiên thông qua khí của môi trường xung quanh ảnh hưởng đến thế hệ con cháu, trường khí này cũng thường được gọi là “mồ mả” hoặc “âm trạch”. Còn hậu thiên phong thuỷ  chính là “nhà ở” hay còn gọi là “dương trạch”. Hãy cùng Kênh Tử Vi chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về phong thủy mộ kết phát nhé

Phong thủy mộ phần là gì?

Có câu nói “người chết như ngọn đèn đã tắt”. Hầu hết mọi người thường tin rằng sau khi chết, “linh hồn” rời xác, phần xác thịt thì hỏa táng hoặc bị mục nát, hoá tro bùn. Vậy làm thế nào mà nó lại có thể ảnh hưởng đến thế hệ tương lai

Thông qua mai táng hay hỏa táng, một số biến thành thể khí, một số biến thành tro bụi hoặc bị phân hủy vào đất, và cũng có một số lại tổ thành hình thức vật chất khác, ngay cả những khí, tro hay đất này cũng tái tổ hợp. Chúng góp phần tạo ra một số hình thức mới của sinh mệnh, như phân bón áp dụng cho các cánh đồng, được các loại cây trồng hấp thụ, biến thành các loại trái cây, rau quả.

Điều đó cho thấy, tổ tiên mặc dù đã chết như ngọn đèn đã tắt, nhưng trường khí của họ vẫn lấp đầy một không gian nhất định, vẫn âm thầm ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.

Nói một cách khái quát, nếu các mối quan hệ máu mủ càng gần, ảnh hưởng của nó càng lớn. Bởi vì, tổ tiên và con cháu của họ rất giống nhau về gen, có những điểm tương đồng rất lớn, vì vậy họ rất dễ dàng câu thông với trường khí.

I. Phong thủy Mộ kết, mộ phát là gì ? 

Chúng ta chắc đã từng nghe ông bà hay mọi người nhắc đến hai từ mộ kết. Tuy nhiên, có lẽ nhiều người vẫn chưa hiểu thế nào là mộ kết? Và mộ kết tốt hay xấu? Nên làm thế nào khi gặp phải mộ kết?

1.Mộ kết:

Là mộ khi đặt vào vùng có trường khí tốt, đã quán Khí (tức là thu nhận được năng lượng của Địa Huyệt). Gia đình có mộ kết thường là đang làm ăn phát đạt, con cháu học hành, công tác đều tốt. Bản chất của việc kết mộ hiện chưa có một tài liệu nào nói cho rõ ràng cả

Thường là do phúc phận của dòng họ tới ngày thịnh phát nên có thể do chủ định (Nhờ thầy địa lý đặt mộ) hoặc do vô tình (thường là trường hợp Thiên táng rất bất ngờ) đặt được vào trúng “Long huyệt” (hay còn gọi là vùng có năng lượng tập trung).

Không phải chỉ có những “Long mạch” khổng lồ kết Huyệt mới có mộ kết. Nhiều trường hợp chỉ có một “con Long” nhỏ cũng đủ để kết mộ và gia đình của có mộ làm ăn rất phát đạt .

+ Hiểu đơn giản là ngôi mộ đó đang phát, nó phát như thế nào đó mà con cháu trong dòng họ, trong chi, trong gia đình có ngôi mộ phát đó tự dưng ăn lên làm gia, nhân đinh dồi dào, tài lộc sung túc, tiếng tăm khắp vùng.
+ Hiểu căn kẽ hơn thì ngôi mộ đó đang phát đó là ngôi mộ của một vong linh trong gia tiên dòng họ được phát, vong linh đó đang độ cho con cháu được nhiều lộc, con cháu làm gì là thắng đấy, ăn lên làm gia, tài lộc sung túc, nhân đinh vượng thịnh. 

Mộ kết có 2 loại:

1.Mộ kết: là mộ đại quan

Khi kết thì trong áo quan hình thành một màng trắng bao phủ thi hài. Màng này kín dần theo thời gian, dần dần kín hết bề mặt thân xác. Nếu khí vào trong áo quan thì lớp màng trắng này sẽ tiêu tan rất nhanh. Người khai mở nhãn thần có thể nhìn thấy màng trắng này trong mộ nằm sâu dưới đất.

2.Mộ phát: 

Là mộ đã cải táng rồi, nay thấy trong tiểu sành có mầu hồng rực.Mầu hồng càng rõ thì chứng tỏ mộ đang phát tốt. Người khai mở nhãn thần cũng nhìn thấy mầu này dưới tiểu sành.

Điều kiện để mộ phát:

Các thầy địa lý và nhân gian mới chỉ hiểu được 1 phẩn của điều kiện để mộ phát, chứ chưa hiểu đủ.

+ Điều kiện thứ nhất: Người mất phải là thuộc dòng người ấn định (tức trước khi đầu thai làm người của 1 dòng họ, thì vị đó là 1 ngài nào đó, có thể là vị quan dưới cõi trời địa phủ, có thể là vị thần tiên, vị thánh, vị bồ tát, phật ở cõi nào xuống tu hành).

Khi sống tạo nhiều thiện phước và mang lại lợi ích cho quốc gia, dân tộc và chúng sinh, khi kiếp đó thoát tục (chết về thân xác) thì là kiếp cuối cùng và được trở về với địa vị trước khí xuống nhân gian. Nhân gian mình hay gọi các cụ nhà mình làm quan âm là vậy. Chỉ có các vị này mới có mộ phát, dù ta không nhờ thầy địa lý chọn đất táng mộ mà mộ vẫn phát.

+ Điều kiện thứ hai: là thầy địa lý cao tay, hay còn gọi là thông thạo các pháp môn cao siêu của Phật sẽ giúp cho chúng ta chọn đất có huyệt mạch; có thể nạp khí vàng vào mộ để mộ phát (thông thường tôi phải chờ khi nào cải táng thì tôi mới nạp khí vào mộ để dưỡng cốt tạo phát) thì ngôi mộ đó mới phát.

Nhưng tôi phải tuân thủ điều kiện thứ nhất. nếu không thì chỉ làm phong thủy mộ bình thường để con cháu được yên ấm, và hạnh phúc.

+ Điều kiện thứ ba : Vùng đất phải hội tụ đầy đủ khí trời.

Nhìn chung, quan trọng nhất trong việc chọn địa huyệt vẫn là thủy tụ. Phía ngoài xa nên có sông hồ chảy quanh, phía gần cũng nên có những ao, chuôm nhỏ để giữ sinh khí bên trong. Tại vùng đồng bằng, dẫu không có núi non che chắn nhưng trước Minh đường chỉ cần có một dòng sông chảy qua, uốn lượn thì không phải lo gì thủy không tụ.

Kinh viết: “Ngoại khí hoành hình, nội khí chí sinh, cái ngôn thử dã”. Nghĩa là ngoại khí hình ngang thì nội khí dừng lại. Dòng nước chảy bên ngoài khu đất nên gọi là ngoại khí. Sinh khí ẩn tàng bên trong nên gọi là nội khí. Do vậy, ngoại khí bên ngoài phải có hình dạng nằm ngang để nội khí mới theo đó mà dừng lại kết huyệt.

Kinh viết: “Thổ hình khí hình”. Nghĩa là hình của đất chính là hình của khí, vạn vật nhờ đó mà hóa sinh. Sinh khí vô hình vô tướng nhưng chúng ta có thể dựa vào hình thế của đất vận hành, thay đổi mà suy đoán.

Sinh khí vận hành trong đất, cần dựa vào hình thế của đất để vận hành và dựa vào hình thế của đất để hội tụ kết huyệt báu. Các phong thủy sư thường phải quan sát hình thế đất thật kỹ, nhận biết được sinh khí bắt đầu sinh ra từ nơi nào, tích tụ tại nơi nào, từ đó mới tính toán đến việc gửi gắm xương cốt.

Thông thường nơi sinh khí tích tụ đa phần có cảnh sắc tươi đẹp, sông núi hữu tình, nếu không có con mắt tinh tường sẽ không thể nhìn thấy được.

Khi quan sát một khu vực, nếu thấy trên một địa bàn bằng phẳng, rộng rãi, cây cỏ rậm rạp có những gò đống nổi lên tròn như bong bóng nổi trên mặt nước, giống như những hạt minh châu, những gò hình vuông giống như những hòm chứa châu báu, những hình giống lá cờ, những hình cái trống nằm trên mặt ruộng hoặc giống các hình con rùa, con ếch, con cá…

Thì có thể coi là nơi cát tường, có sinh khí thông suốt, khí dư của sinh khí khiến cho hình đất nhô lên cao như vậy. Những nơi như vậy có thể xem xét, tính toán để đặt mộ phần.

Như vậy điều kiện thứ 2,3 thì nhiều thầy làm được; nhưng điều kiện 1 thì hiếm và gần như không có ai có khả năng kiểm tra và biết được (nếu không tu phật pháp).

Bởi lẽ đó, nhiều thầy địa lý chỉ chăm chăm tìm đất có long mạch và huyệt phát để táng mộ, nhưng không hiểu vong linh của ngôi mộ táng đó không phải điều kiện thứ nhất, mà có khi là kẻ tạo ác nghiệp, thì khi táng xong cả con cháu đều tán gia chi tử, chết chóc xẩy đến với con cháu.

Do vậy thầy địa lý phải thông thạo và thấu hiểu thiên – địa – nhân. Tức là hiểu giáo lý nhà Phật, hiểu được từng dòng người, chết đi về đâu… thì mới mang phước đến cho chúng sinh, ngược lại tự gây nghiệp chướng cho mình.

– Cách nhận biết mộ phát:

+ Cách thứ nhất:

Kiểm tra mộ: Quan sát bằng mắt thường để xem đất mộ (nếu mộ chưa cải táng) có nở (đất mộ phình to ra) thì đó là đang phát.

Hoặc kiểm tra vào mùa thu vào ngày nào có sương, lúc mắt trời bắt đầu mọc, ta hãy quan sát các ngôi mộ khác mà vẫn thấy có sương trên các mạng nhện hoặc cỏ ướt, mà ngôi mộ nhà ta lại khô, không có ướt cỏ thì ta đặt tay xuống mộ xem có ấm không, nếu ấm thì mộ đang phát. Trường hợp này thì không cải táng vội, chờ đợi để kiểm tra các thông tin thêm.

+ Cách thứ 2:

Xem trong gia đình nhà mình, dòng họ, việc làm ăn của con cháu, cuộc sống có tốt và hạnh phúc không, hay là công việc không tốt, gia đình không hạnh phúc. Nếu gia đình đang trên đà làm ăn tốt, gia đình hạnh phúc mà thấy mộ ấm, và đất mộ đùn ra thì đó là đang phát.

Không được cải táng, ta nên đắp đất nơi khác để bảo vệ mộ, không động chạm đào bới mộ để tránh nguy hiểm cho con cháu.

Nếu con cháu làm ăn không tốt, gia đình không hạnh phúc, đất mộ không ấm hay nở ra thì ta phải quay lại vấn đề nghiệp của người mất đã được giải chưa, chúng ta sống có tạo thiện hay tạo nghiệp, từ đó ta phải xác định thời điểm cải táng tốt nhất theo bài viết tôi đã viết và nên giải nghiệp cho vong linh đó rồi cải táng cho tốt cả âm và dương.

+ Cách thứ 3:

Nhờ những thầy tâm linh theo đạo phật hoặc tâm tốt để kiểm tra xem vong linh của ngôi mộ đó làm gì, và soi mộ xem có phát không. Nếu làm quan âm và mộ đang phát (vì có nhiều trường hợp không nở đất ra) thì không cải táng mà thay vào đó là bồi đắp thêm đất vào mộ để bảo vệ ngôi mộ.

phong thủy, phong thủy mộ phần – mộ kết, mộ phát, mộ trùng

II. Phong thủy mộ phần những nơi không thể an táng

1.Một là núi trọc:

Trên núi trọc, đất đai khô nứt nẻ, mạch khí tàng ẩn trong đất đã cạn kiệt do vậy không thể an táng được. Cũng cần phải phân biệt với trường hợp tuy núi cây mọc lưa thưa nhưng đào xuống thấy thớ đất ẩm và mịn màng , bề mặt sáng bóng như vỏ trứng , đất có năm màu sắc thì đây lại là đất tốt có thể an táng.

Vì đường sinh khí lặn sâu dưới đất nên khi táng trong khu vực này cần đào sâu hơn thông thường một chút.

2.Hai là nơi núi đứt gãy:

Đất là cội nguồn của sinh khí, có đất rồi mới có khí. Nếu tại khu vực sơn mạch bị đứt gãy do tác động của thiên nhiên hay con người, đường sinh khí bị đứt gãy, không thể an táng được. Mặt khác nơi bị đứt gãy thường tạo ra những vùng có những tia ác xạ không tốt cho mồ mả cũng như cuộc sống của con người.

Ba là núi không dừng: Sinh khí sẽ dừng lại theo sự biến đổi của thế đất. Nơi thế núi đi thẳng không dừng lại không thể chọn làm nơi an táng. Bởi thông thường khi ta quan sát những dãy núi chạy dài, phần nào thấy đỉnh núi còn nhọn, địa thế hiểm trở tức là nơi Long mạch còn đang đi, chưa thể ngưng nghỉ để kết huyệt được.

Khi ta thấy các đỉnh núi tròn đầu dần rồi tạo nên những vùng trung du có nhiều núi đất hình bát úp là nơi Long mạch chuẩn bị dừng nghỉ. Từ khu vực này, nếu Long mạch chìm sâu và vượt một hai con sông thì sẽ xuất hiện một vùng đồng bằng có nhiều gò đống nổi lên, chính khu vực đó là nơi Long mạch dừng nghỉ và kết huyệt.

Nếu các bạn đi theo đường từ Lạng Sơn về đến Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội sẽ thấy rất rõ hiện tượng này.

III.Mộ phạm trùng

Một loại khác người ta thường hay nhầm với mộ kết là mộ bị phạm “trùng”. Có nhiều loại trùng nhưng biểu hiện rõ nhất tại mộ là xác chôn qua nhiều năm không tan. Có những khu vực có hàng loạt mộ chôn tới hàng chục năm xác cũng còn gần như nguyên vẹn.

Nguyên nhân mộ phạm Trùng có thể do đặc điểm của khu vực đất bị bế Khí, có thể do người mất bị ung thư hay bệnh khác mà đưa vào người quá nhiều thuốc kháng sinh hay chất phóng xạ, còn một lý do nữa thường là phụ nữ, khi liệm quần áo bằng ni lon gây ra không có không khí để vi sinh vật trao đổi chất.

Gặp trường hợp này phải dùng bột của loại Ngải Hổ rắc xuống và đọc chú thì thịt mới tan ra.Mộ phạm trùng nếu cải táng sẽ dẫn đến nhiều cảnh tượng hết sức đau lòng, rùng rợn khi phải róc thịt sạch khỏi xương cốt.

Nguyên nhân dẫn đến mộ phạm trùng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mộ phạm trùng, ví dụ như:

– Người trước khi chết phải trải qua quá trình điều trị bằng thuốc kháng sinh, hóa trị, xạ trị… dẫn đến tồn dư kháng sinh, làm thịt khó tiêu hủy. Trường hợp này ngày càng gặp nhiều hơn khi số người chết vì ung thư liên tục tăng.

– Do khu vực đất chôn bị yểm khí: thường điều này xảy ra khi trong lúc tang sự, gia đình bối rối mà không nhờ thầy Phong thủy xem kỹ phần đất chôn.

– Quá trình tẩm liệm, gia đình mặc quá nhiều quần áo cho người mất. Trong vải hiện nay được pha nhiều nilon nên càng bọc kín thì càng khó phân hủy.

– Một số loại gỗ làm quan tài có chứa những chất giúp “bảo quản” tự nhiên, khiến việc phân hủy trở nên khó khăn. Như trước đây, người ta kiêng sử dụng quan tài bằng gỗ cây thị, quan tài gỗ tị có thể giữ nguyên vẹn thi hài lên đến hàng chục năm mà không cần chất bảo quản.

phong thủy, phong thủy mộ phần – mộ kết, mộ phát, mộ trùng

Cách xử lý khi gặp mộ trùng

Mở hé nắp ván Thiên, dùng kéo cắt dọc quần áo người mất rồi đổ rượu mạnh hoặc nước cháo loãng vào. Sau đó đậy nắp ván thiên và lấp đất lại, để sang năm sau tiếp tục cải táng.

– Theo một số người chuyên nghề bốc mộ, sau khi mở nắp ván thiên và phát hiện mộ trùng, có thể đổ nước muối đặc đun nóng vào quan tài hoặc nước điếu hút thuốc lào, để qua đêm sẽ phân hủy hết.

– Một số phương pháp mẹo tâm linh: rắc bột cây ngải hổ xuống và đọc thần chú, đọc chú Uế tích kim cang (đối với người tu mật tông)… các phương pháp này chưa được kiểm chứng về khoa học.

Đối với trường hợp sau quá nhiều năm mà thi thể chưa phân hủy, nên cải táng để mang đi hỏa táng cho sạch sẽ. Đây là việc nên làm và được cả Nhà nước và xã hội khuyến khích.

Bên cạnh đó, để tránh gặp mộ trùng, gia quyến có người mất vì bệnh tật lâu ngày, đã qua quá trình điều trị bằng kháng sinh, hóa trị, xạ trị… dài ngày, nên cân nhắc

IV Các trường hợp phong thủy mộ phần xấu cần tránh

Mộ chôn gần cây cổ thụ, để rễ cây đâm vào hài cốt: Con cháu bị mổ xẻ, bại liệt, đui mù, câm điếc, giảm thọ.

– Mộ chôn gần đường cao tốc, đường xe lửa, bến tàu, hay nhà máy công nghiệp nặng, làm nhiễu động âm phần: Con cháu gian xảo, buôn gian bán lận, cờ bạc, hút sách.

– Mộ chôn chỗ quanh năm ngập nước phèn, hay sình lầy: Con cháu bị bịnh phì mập, phù thủng, đau thận, đau lưng, hư răng hay mục răng.

– Triệt địa là đào ao nuôi cá, khai mương nước, làm đường xe lửa, xây xa lộ trên đầu mộ, long mạch bị cắt đứt: Con cháu chết bất đắc hay tuyệt tự, không con trai nối dõi.

– Mộ chôn ở diên địa (đất có pha quặng chì), bị phá khí thái cực, gây điên đảo âm dương: Con cháu có người bất phân phái tính, bán nam, bán nữ, đồng tính luyến ái.

– Quan quách mà đóng đinh sắt, thép hay chôn theo vàng bạc, châu báu: Con cháu điên khùng, ung thư.

– Quan tài bằng đá hay kim khí: Con cháu ngỗ nghịch, dâm đãng, giang hồ, tâm thần loạn trí, phạm pháp.

– Mộ xây bằng bê tông cốt sắt mà bít kín mặt nấm, sẽ tạo ra áp lực của nước, của khí. Khi nhục thể bắt đầu thối rữa, phát sinh ra nhiệt, khiến: Con cháu bị huyết áp cao, tiểu đường, hay cholesterol.

– Dùng quế, trầm, tro, củi tẩm liệm: Con cháu bị bệnh lở lói, phung cùi, xấu xí.

– Dùng lụa tơ tằm để tẩm liệm hài cốt, bỏ nhiều giấy vàng bạc có bột kim khí: Con cháu hay trở thành đồng cô cốt cậu, chồng con lận đận.

– Bỏ hột xoàn hay vàng vào miệng người chết để phạn hàm: đời sau tuyệt tự, không con trai nối dõi.

– Long hổ giao nhau. Núi đồi bên trái mộ và những gò đồi bên tay phải mộ, đụng vào nhau ở tiền án hay minh đường: Loạn luân, anh em dòng họ lấy nhau.

– Mộ nghịch long, tức là đầu mộ để dưới thấp, chân hướng về tổ sơn trên cao: Con cháu loạn thần tặc tử, bất hiếu, bất trung.

– Mộ đang kết khí, kết thủy, kết mối mà bốc mộ dời đi: Con cháu suy sụp, chết bất đắc.

– Trùng táng hay trùng huyệt, tức là chôn nhằm chỗ mà trước đây đã có người chôn rồi; hoặc có xương thú như voi, trâu, bò: Con cháu bị bệnh nan y và chết trùng tang liên táng (Nghĩa là nhiều người chết liên tục trong vòng 3 năm. Nếu nút áo của người chết bằng xương thú hay kim khí, cũng phải cắt bỏ, chứ không để nguyên như vậy mà chôn theo người chết).

– Xây mộ bằng đá ong, dùng tà thuật chôn theo người chết những tượng sa thạch, và an táng trên nọa địa hay thiết địa, (đất khô cứng vì có quặng kim khí): con cháu tàn ác dã man, chết vì gươm đao, súng đạn.

– Hỏa thiêu rồi giữ lại hài cốt mà không chịu chôn cất: Con cháu đời sau là nạn nhân của chiến tranh và tai ương.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News