Kinh Dịch

Quẻ 50: Hỏa Phong Đỉnh

*Quẻ Hỏa Phong Đỉnh: Quẻ cát. Đỉnh có nghĩa là dụng cụ nấu nướng, nấu ăn để nuôi dưỡng hiền tài, có hình tượng người đánh cá được lợi. Gieo được quẻ Đỉnh có điềm: “Nhất cử lưỡng tiện”. Tượng người chịu khó hun đúc, giữ vững lập trường, bền trí thì đã tới lúc thành được việc lớn, có người giúp, một công đôi việc.

Ý nghĩa tượng quẻ hỏa phong đỉnh: ” Ngư Ông Đắc Lợi” —>Nhất cử lưỡng tiện

Ý nghĩa quẻ hỏa phong đỉnh

quẻ 50: hỏa phong đỉnh

Nội quái Tốn, ngoại quái Ly.

*Ý nghĩa: Định dã. Nung đúc. Đứng được, chậm đứng, trồng, nung nấu, rèn luyện, vững chắc, ước hẹn. Luyện dược thành đơn chi tượng: tượng luyện thuốc thành linh đan, có rèn luyện mới nên người. Kết hợp quẻ này vào cung vợ chồng là tốt, con cái mạnh khoẻ, gia đình yên ấm bền lâu.

*Kiến giải: Cách là biến đổi, có công dụng “cách vật” (biến đổi các vật ) dễ thấy nhất là cái đỉnh (vạc) vì nó dùng để nấu ăn, biến đồ sống thành đồ chín; cho nên sau quẻ Cách tới quẻ Ðỉnh.

*Thoán từ: Ðỉnh: Nguyên cát, hanh.

*Dịch: Vạc (nấu ăn): rất tốt, hanh thông.

*Giảng: Nhìn hình của quẻ , ta thấy vạch đứt ở dưới cùng như cái chân vạc, ba vạch liền ở trên như cái thân vạc trong chứa thức ăn, vạch đứt ở trên nữa như hai tai vạc vạch liền ở trên cùng là cái đòn để khiêng vạc, vì vậy gọi là quẻ đỉnh.

Theo nghĩa thì nội quái Tốn là cây, gỗ (ở đây không nên hiểu tốn là gió), ngoại quái Ly là lửa; đút cây vào lửa để đốt mà nấu thức ăn.

Ở trên đã xét quẻ Tỉnh, về việc uống; ở đây là quẻ Đỉnh, về việc ăn. Cổ nhân trong việc nấu nướng, trước hết để tế Thượng đế, rồi để nuôi bậc thánh hiền. Tế Thượng đế thì cốt thành tâm, nuôi thánh hiền thì cốt trọng hậu. Đó là ý nghĩa câu trong Thoán truyện.

“thánh nhân phanh (chữ ở đây đọc là phanh như chữ dĩ hưởng Thượng đế, nhi đại phanh (đại ở đây là trọng hậu dưỡng thánh hiền”. Vì vậy quẻ Ðỉnh có cái nghĩa rất tốt.

Quẻ Ly có đức thông minh, sáng suốt; quẻ Tốn có đức vui thuận; hào 5, âm nhu mà được ngôi chí tôn, đắc trung, ứng với hào 2 dương cương ở dưới ; vậy quẻ Đỉnh có đủ những đức sáng suốt, vui thuận, đắc trung, cương (hào 2) nhu (hào 5) ứng viện nhau để làm việc đời, thì có việc gì mà không hanh thông.

Ý nghĩa hào từ

Hào 1: Đỉnh điên chỉ, lợi xuất bĩ, đắc thiếp, dĩ kì tử, vô cữu

Tượng: Vạc chống chân lên, trút những đồ dơ bụi bặm (bĩ) ra thì lợi; (ngẫu nhiên gặp may) như gặp được người thiếp để sinh con cho mình, không lỗi.

Lời giảng: Hào này là cái chân vạc, âm nhu mà ứng với hào 4 dương cương ở trên có cái tượng chống chân lên trên, tuy xấu, nhưng vì vạc chưa đựng thức ăn, chưa đặt lên bếp thì nhân nó chống chân lên mà trút hết các dơ bẩn ra, rốt cuộc hoá tốt; ngẫu nhiên gặp may như người đàn ông có vợ rồi, gặp một người thiếp thấp hèn nhưng sinh con cho mình, không có lỗi.

Hào 2: Đỉnh hữu thực, ngã cửu hữu tật, bất ngã năng tức, cát.

Tượng: Vạc chứa thức ăn rồi; kẻ thù oán ta vì ghen tuông, nhưng không tới gần ta được. tốt.

Lời giảng: Hào 2 dương cương ở vị trung, hữu dụng rồi như cái vạc đã chứa thức ăn. Vì nó thân với hào 5 ở trên, mà không để ý đến hào 1 âm ở sát nó, nên nó bị 1 ghen tương mà oán nó. Nhưng nó quân tử, ứng với hào 5, nên 1 không tới gần mà hãm hại được nó. Nên cẩn thận thôi, vẫn là tốt.

Hào 3: Đỉnh nhĩ cách, kì hành tắc, trĩ cao bất thực; phương vũ, khuy hối, chung cát.

Tượng: Như cái tai vạc dương thay đổi, chưa cất vạc lên được, thành thử mỡ chim trĩ (mỡ ngon) chưa đem ra cho người ta ăn; nhưng sắp mưa rồi, không còn ăn năn nữa, kết quả sẽ tốt.

Lời giảng: Hào 3 ở giữa lòng vạc, dương cương, là hạng người tốt, có hào trên cùng ứng với nó, nhưng bị hào 5 ngăn cách (cũng như cái tai vạc hào 5 còn dương sửa, chưa cất vạc lên được) thành thử chưa đắc dụng, cũng như món ăn (hào 3) chưa đem ra cho người ta ăn được. Nhưng 3 có tài, lại chính đáng (dương ở vị dương) thì chẳng bao lâu 5 vả sẽ hợp nhau, âm(5) dương (3) giao hào, tượng như trời sắp mưa, không còn gì ân hận nữa; lúc đó 3 sẽ đắc dụng, kết quả sẽ tốt.

Hào 4: Đỉnh chiết túc, phúc công tốc (túc) kì hình ốc, hung.

Tượng: Chân vạc gẫy, đánh đổ thức ăn của nhà công hầu, mà bị hình phạt nặng, xấu.

Lời giảng: Hào 4 ở vị cao, gần ngôi chí tôn, vậy là có trách nhiệm lớn, nhưng ứng hợp với 1, âm nhu ở dưới, nên không gánh nỗi trách nhiệm, như cái vạc gẩy chân, đánh đổ thức ăn, mà bị tội.

Theo Hệ từ hạ truyên Chương v, Khổng tử cho rằng hào này cảnh cáo những kẻ đức mỏng mà ngôi tôn, trí nhỏ mà mưu lớn, sức yếu mà gánh nặng.

Hào 5: Đỉnh hoàng nhĩ, kim huyễn, lợi trinh.

Tượng: Vạc có tai màu vàng, có đòn xâu bằng kim khí; giữ được đạo chính thì bền.

Lời giảng: Hào 5 là cái quai vạc, đắc trung cho nên tượng bằng màu vàng; ở trên nó là hào dương cương, tượng bằng cái đòn xâu bằng kim khí (chất cứng), vậy là người có tài, đức, chỉ cần giữ được đạo chính thôi.

Hào 6: Đỉnh ngọc huyễn, đại cát, vô bất lợi.

Tượng: Vạc có cái đòn xâu bằng ngọc rất tốt, không gì là không lợi.

Lời giảng: Hào trên cùng này là cái đòn để xâu vào tai vạc mà khiêng; nó dương cương mà ở vị âm (chẳn), vừa cương vừa nhu, nên ví nó với chất ngọc vừa cứng vừa ôn nhuận. Ở cuối thời Đỉnh, như vậy là rất tốt.

Quẻ này cũng như quẻ Tỉnh, hào trên cùng tốt nhất vì tới lúc thành công.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News