Dinh Dưỡng

Rửa sạch và nấu chín thịt gà chưa đủ để phòng nguy cơ ngộ độc, cần lưu ý thêm các bước này

Các món từ thịt gà rất phổ biến trong bữa ăn, đặc biệt cánh gà chiên là món ưa thích của nhiều trẻ em. Tuy nhiên, thịt gà dễ bị nhiễm khuẩn nếu không được chế biến, bảo quản đúng cách. Vậy, thịt gà có thể nhiễm vi khuẩn nào và cách để phòng ngừa là điều mà người nội trợ nên biết.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ ước tính rằng vi khuẩn Salmonella gây ra nhiều bệnh truyền qua thực phẩm hơn bất kỳ loại vi khuẩn nào khác. Gà là một nguồn chính của các bệnh này. Mọi người có thể bị bệnh từ thịt gà bị ô nhiễm nếu các món từ thịt gà chưa được nấu chín hoặc nước từ gà, nước rửa gà tràn ra tủ lạnh hoặc bề mặt bếp và sau đó làm nhiễm bẩn những thứ mọi người sẽ ăn sống như salad, trái cây…

rửa sạch và nấu chín thịt gà chưa đủ để phòng nguy cơ ngộ độc, cần lưu ý thêm các bước này

Thịt gà có thể nhiễm vi khuẩn Campylobacter (ảnh nhỏ) và Salmonella.

Gà thường nhiễm hai loại vi khuẩn là Campylobacter và vi khuẩn Salmonella. Cả hai loại vi khuẩn này đều được tìm thấy trong thịt đỏ, sữa chưa tiệt trùng, thịt gia cầm, ví dụ như thịt gà và trứng.

Campylobacter và vi khuẩn Salmonella sống trong ruột của gia cầm và các vật nuôi khác được tìm thấy trong các trang trại. Những vi khuẩn này có thể được truyền qua phân của chúng vào chuỗi thức ăn của con người. Chúng cũng có thể truyền sang người sau khi giết mổ gia cầm hoặc động vật.

1. Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Khoảng thời gian từ khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm đến khi các triệu chứng xuất hiện được gọi là ‘thời kỳ ủ bệnh’.

Trong hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm, các triệu chứng xuất hiện trong khoảng từ 24 đến 48 giờ, bao gồm các triệu chứng:

  • Sốt
  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Tiêu chảy

Những người có tình trạng bệnh lý, hệ thống miễn dịch suy yếu (ví dụ như do điều trị ung thư) hoặc trẻ nhỏ, người cao tuổi  nếu tiếp xúc nguồn lây; người giết mổ gia cầm sống cũng có nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn này.

2. Ngộ độc thịt gà kéo dài bao lâu?

Điều này phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ngộ độc. Cơn ngộ độc thực phẩm càng nghiêm trọng thì thời gian càng kéo dài.

Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm sẽ khỏi sau vài ngày nhưng những trường hợp nghiêm trọng sẽ cần được điều trị y tế tại bệnh viện.

rửa sạch và nấu chín thịt gà chưa đủ để phòng nguy cơ ngộ độc, cần lưu ý thêm các bước này

Rã đông thịt gà từ từ trong tủ lạnh ngăn mát là phương pháp được khuyên dùng nhất

3. Các bước để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm từ thịt gà

Nếu món gà có trong thực đơn của bạn, khi bạn mua sắm, nấu nướng hoặc ăn ngoài, hãy làm theo những mẹo sau để giúp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm:

  • Cho thịt gà vào túi dùng một lần trước khi cho vào giỏ hàng hoặc cho vào tủ lạnh để ngăn nước thịt sống tiếp xúc với các thực phẩm khác.
  • Rửa tay bằng nước và xà phòng trong 20 giây trước và sau khi xử lý thịt gà.
  • Chú ý đeo găng tay trong quá trình rửa thịt gà, không để nước rửa gà lan rộng trong nhà bếp và làm ô nhiễm các thực phẩm, đồ dùng và mặt bàn khác.
  • Nếu sử dụng thịt gà đông lạnh cần rã đông đúng cách, tốt nhất là rã đông thịt gà từ từ trong tủ lạnh ngăn mát là phương pháp được khuyên dùng nhất.
  • Sử dụng một thớt khác cho thịt gà sống.
  • Không đặt thức ăn đã nấu chín hoặc rau hoặc trái cây tươi lên đĩa, thớt hoặc bề mặt khác đã từng đựng thịt gà sống.
  • Rửa thớt, đồ dùng, bát đĩa và bàn bếp bằng nước rửa chén bát, tốt nhất là xả nước ấm sau khi chuẩn bị thịt gà và trước khi chuẩn bị món ăn tiếp theo.
  • Đảm bảo gà được nấu chín, nếu bạn cảm thấy món gà mà bạn được phục vụ tại nhà hàng hoặc bất kỳ nơi nào khác chưa được nấu chín hoàn toàn, hãy đề nghị nấu lại.
  • Làm lạnh hoặc đông lạnh thịt gà còn thừa trong vòng 2 giờ (hoặc trong vòng 1 giờ nếu thực phẩm tiếp xúc với nhiệt độ trên 32 độ C, chẳng hạn như trong ô tô nóng hoặc trong một buổi dã ngoại mùa hè)

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News