Phật Giáo

Sát sinh giết trâu,giết chó, mổ lợn – Gặp phải nghiệp chướng đại họa

Sát sinh giết trâu,giết chó, mổ lợn – Gặp phải nghiệp chướng đại họa

Trong thế giới của chúng ta, mỗi loại động vật đều là một sinh linh mang trong mình sự sống và mong muốn được sống. Những loài động vật càng gắn bó với cuộc sống của con người bao nhiều thì người ta lại càng kiêng kỵ việc giết mổ chúng để làm thức ăn.

Nhưng vì con người là loại động vật ăn tạp, con người có thể ăn bất cứ thứ gì, con gì miễn là họ thích, tất nhiên với những loài động vật như chó mèo, trâu, lợn thì điều đó là đương nhiên. Hãy cùng Kênh Tử Vi cùng nhau tìm hiểu về nghiệp sát sinh qua bài viết dưới đây nhé

Sát sinh gặp nghiệp chướng gì

Chúng sanh đều có Phật tánh như nhau, người và vật đều có tri giác bình đẳng chỉ vì kiếp trước gây tội, tạo nghiệp ác nên kiếp này đầu thai làm con vật để trả mạng. Nếu chúng ta giết hại những con vật này thì phải trả nghiệp ở kiếp sau, và cứ thế nhân quả nghiệp báo cứ lập đi lập lại mãi không dứt.

Sát sanh còn là cội nguồn của sự chết chóc, thù hận và chiến tranh… thế nên chúng ta phải tránh sát hại những con vật đó để nuôi dưỡng lòng từ bi, yêu thương loài vật vì chúng cũng biết đau, biết sợ, biết vui, biết buồn và biết khóc. Con người chúng ta cũng vậy, ai cũng tham sống sợ chết, sao có thể nhẫn tâm đâm chém những con vật đó được.

sát sinh giết trâu,giết chó, mổ lợn – gặp phải nghiệp chướng đại họa

1 Những cái chết thương tâm của những chủ lò mổ sát sinh chó ở làng Cao Hạ

Ông thủ từ Hồ Xuân Đức, người trông coi, hương khói đền Giang Xá ở đầu làng Cao Hạ (xã Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội) bảo rằng: “Nói chuyện này cậu không tin, nhưng có một thực tế là ở làng Cao Hạ không có ai dám cầm chày đập chết con chó, cầm dao chọc tiết nó đâu.

Cùng lắm họ chỉ dám thui chó, mổ bụng, làm lòng, khi thợ đã giết chó rồi. Ngày xưa, việc giết chó tự tay người Cao Hạ làm, nhưng nhiều chuyện xảy ra lắm, nên không ai dám làm cái việc sát sinh ấy nữa. Nhưng đất chật, người đông, không mổ chó thì lấy gì mà sống, nên họ vẫn phải duy trì lò mổ. Có điều, họ không trực tiếp giết chó, mà thuê thợ giết mổ từ nơi khác về.

Bà D., một chủ lò mổ chó lớn nhất nhì làng Cao Hạ. Bà D. tuy đã 56 tuổi, nhưng ăn mặc khá thời thượng, ra dáng một bà chủ lớn. Bà có một tòa biệt thự ở trong làng, cùng một nhà nghỉ Hà Nội. Tất cả gia sản đó đều từ con chó mà ra.

Cũng như những gia đình khác ở Cao Hạ, bà D. rất sợ gặp vận rủi với nghề sát sinh. Mỗi năm, vào những ngày rằm, mùng 1, ngày lễ, bà đều chuẩn bị lễ lạt chu đáo rồi cúng tế hàng giờ ở chùa Cao Hạ. Người cúng giải hạn cho bà D. chính là thầy Thích Thanh Thủy, trụ trì chùa Cao Hạ.

Tôi tiếp chuyện, nhưng bà từ chối cung cấp thông tin. Hầu hết người dân ở làng Cao Hạ đều không muốn nói về công việc sát sinh của mình. Bản thân bà, dù đã giàu có lắm rồi, nhưng nỗi mất mát còn lớn hơn. Người chồng đầu ấp tay gối đã chết vì nghiệp giết chó.

Con cái phương trưởng, làm các nghề khác, không theo nghề mổ chó. Bao năm nay, bà sống cô đơn một mình trong tòa biệt thự, nhưng buồn vô hạn. Bà đang sống trong khổ đau, dằn vặt, vì bà tin rằng, trăm ngàn kiếp nữa, bà phải chịu quả đau đớn, vì đã sát hại hàng vạn con chó. Dù bà D.

Không tiết lộ chuyện gia đình mình, song cái chết của ông K., chồng bà, thì cả làng Cao Hạ đều biết. Theo đó, nghề mổ chó đã có từ đời ông nội của bà. Ông nội của bà cũng chính là một trong số ông tổ của nghề giết mổ chó làng Cao Hạ. Khi đó, gia đình nghèo, ông nội bà phải lang thang khắp nơi, học nhiều nghề. Cuối cùng, ông học được nghề giết mổ chó từ một chủ lò mổ ở Bắc Ninh.

Ông cụ đã mang nghề này về làng. 12 tuổi, cô bé D. đã biết đạp xe chở thịt chó đi bán. 15 tuổi nghễu nghện đạp xe chở chó về tận Hà Nội giao hàng.

Vậy là, ở tuổi 56, bà D. đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề thịt chó. Bà D. lấy chồng, là ông K., người làng khác. Mặc dù là cán bộ Nhà nước, nhưng đồng lương công chức đói kém, nên ông đã bỏ cơ quan về giết mổ chó giúp vợ. Công việc mổ chó suôn sẻ, kinh tế gia đình ngày một khấm khá.

Thế nhưng, cách đây 15 năm, một vụ tai nạn giao thông khi ông đi giao thịt chó, đã cướp đi mạng sống của chồng bà. Sau cái chết của chồng, người ta đồn là gặp vận rủi do làm nghề sát sinh, nên người thân trong gia đình đều khuyên bà nên bỏ nghề. Bà D.

Cũng tính bỏ nghề, nhưng ruộng đất không có, bà lại chỉ thạo mỗi nghề mổ chó, đàn con đang tuổi ăn, tuổi học, không mổ chó thì lấy gì nuôi con, nên bà vẫn phải nhắm mắt theo nghề. Kể từ đó, bà năng đi chùa hơn. Cứ đến ngày rằm, mùng một, các ngày lễ lớn, bà đều lên chùa, làm lễ, mong linh hồn những con chó do bà sát hại được đầu thai vào loài khác, được siêu sinh, không phải làm kiếp chó nữa.

Mặc dù, công việc giết mổ chó mỗi ngày một phát đạt, kinh tế mỗi ngày thêm khá giả, song bà D. không thấy hạnh phúc hơn.

Bao năm trời bà khốn khổ với một cậu con trai. Anh này không ham học, không ham làm, mà chỉ phá phách tiền bạc của bà. Hết loto de, cờ bạc, anh ta quay sang hút chích. Cuối cùng, người con trai này cũng chết vì sốc thuốc. Sư trụ trì Thích Thanh Thủy bảo rằng ở làng Cao Hạ, bà D. là người rất tín tâm. Mỗi lần đi chùa, bà cúng tới vài chục triệu, đốt vô số vàng mã.

Thầy Thủy bảo: “Tôi cũng thuyết giảng, tuyên truyền nhiều lắm, nhưng nghề mổ chó là miếng cơm manh áo của họ, nên họ không bỏ được. Họ vừa làm vừa vào chùa sám hối. Họ tưởng làm thế là thoát, nhưng họ đã lầm. Nhân – Quả rất công bằng. Dù có cúng cả tiền tỉ, thì họ vẫn phải nhận cái Quả, do đã gieo Nhân ác sát sinh.

Theo thầy Thủy, không chỉ bà D., mà còn có một số chuyện chết chóc nữa trong làng Cao Hạ cũng liên quan đến con chó. Chính vì thế, người dân trong làng rất hoang mang, sợ hãi với công việc giết chó, dù họ là những chủ lò mổ.

Có một cái chết được dân làng kể nhiều, là cái chết của ông H. Một đồn mười, mười đồn trăm, khiến cái chết của ông trở nên kỳ quái. Ngày đó ông H. gây dựng được lò mổ chó lớn nhất nhì làng Cao Hạ. Đêm nào vợ chồng ông với sự phụ giúp của con cái, cũng hóa kiếp vài chục chú chó. Thế nhưng, một đêm, sau khi đập chết chó, thui rơm vàng ươm, chuẩn bị mổ bụng moi lòng, thì mọi người không thấy ông H. đâu cả.

Lát sau mới thấy ông chết bỏng trong nồi nước nhúng chó để vặt lông. Ngay sau cái chết của ông H. một thời gian thì đến cái chết của anh V., chồng chị C. Khi đó, anh V. tròn 40 tuổi. Anh là thợ mổ chó lành nghề nhất làng Cao Hạ.

Chỉ 3 tiếng nửa đêm về sáng, mình anh mổ xong 10 đến 15 chú chó. Vì có tay nghề cao, nên kinh tế gia đình mỗi ngày thêm khấm khá.

Thế nhưng, tai họa ập đến đúng lúc gia đình đang ăn nên làm ra. Khi anh cắm quạt điện để thui chó, anh bị điện giật chết, mặt mũi méo xẹo, nằm vật bên đống chó chưa kịp thui. Rồi cái chết cũng hết sức lãng xẹt của ông Nguyễn Văn L. Ông L. cũng là chủ lò mổ chó chuyên nghiệp ở Cao Hạ.

Người Cao Hạ bị chó cắn như cơm bữa, nên nhà nào cũng thủ sẵn thuốc tiêm phòng. Mấy lần bị chó cắn, ông L. đều tiêm phòng cẩn thận. Thế nhưng, lần này, con chó cắn nhẹ, chỉ hơi xước ở cổ tay, nên ông chủ quan, không tiêm tiếc gì cả. Thời gian sau, ông lên cơn dại, rồi qua đời. Cái chết của 4 chủ lò mổ liên quan đến chó khiến người dân Cao Hạ hoang mang, đồn đại suốt nhiều năm trời.

Họ sợ hãi cái thuyết nhân quả, gánh nghiệp sát sinh, nên không ai dám mổ chó nữa. Để duy trì sự hoạt động của lò mổ họ đồng loạt thuê thợ nơi khác đến giết mổ chó, còn dân trong làng chỉ làm những công đoạn tiếp theo. Họ muốn đổ cái nghiệp sát sinh đó cho những người làm thuê.

2 Trâu bò báo oán quật mộ các đồ tể do nghiệp sát sinh

Vài năm trước, trong thôn có ông Nguyễn Văn M. chết. Khi mới chết, ngôi mộ của ông thường xuyên bị trâu bò húc. Sinh thời, ông làm nghề mổ lợn từ năm 18 tuổi. Gia đình giàu lên nhờ giết lợn. Nhưng đến năm gần 40 tuổi, ông bị tai nạn giao thông qua đời. Từ đó, ngôi mộ của ông như kẻ thù của lũ trâu bò đi ăn cỏ ngoài nghĩa địa.

Thôn Kinh Nậu thuộc xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có nhiều gia đình làm nghề mổ lợn. Ở thời điểm đầu những năm 2000, cả thôn có tới trên 20 hộ làm nghề giết mổ lợn. Nghề mổ lợn cũng giúp họ giàu lên nhanh chóng. Chính vì thế, có nhiều người hăng say với nghề này. Có gia đình 3, 4 anh em đều tham gia “hóa kiếp cho lợn”.

Ông Bùi Văn Quynh – một người dân của thôn kể, nhiều năm trước, đến ngày Tết, cả thôn ồn ã tiếng máy xay giò, tiếng lợn kêu eng éc vì bị chọc tiết. Có gia đình giết cả chục con một ngày. Họ không chỉ bán cho người dân trong thôn mà còn xuất đi nhiều nơi khác.

Mấy ngày cận Tết, người giết lợn thu lãi cả chục triệu đồng. Nghề mổ lợn cũng sinh ra nhiều nghề phụ cho thôn như làm nem chạo, làm chả bán cho khách.

Nhưng từ 3, 4 năm nay, trong thôn chỉ còn vài nhà tham gia mổ lợn bán. Những ngôi nhà khang trang cũng ít xuất hiện dần. Ngày Tết, tiếng máy xay giò, tiếng lợn kêu vì bị cắt tiết không còn ồn ào như trước. Nhiều người bỏ nghề đi tìm công việc khác. Gia đình nào còn mổ lợn thì cũng không dám giết nhiều, họ thường thuê người về giết hoặc đi lấy thịt ở nơi khác về bán lấy lãi.

Không chỉ ở xã Đông Kinh, câu chuyện về những ngôi mộ mà chủ nhân lúc sinh thời làm nghề đồ tể bị trâu bò húc đổ còn xảy ra ở rất nhiều nơi.

Sư thầy Định Bích – trụ trì chùa Linh Ứng cho biết, bà cũng gặp nhiều trường hợp gia đình phải cầu cúng thờ sám hối vì lúc sinh thời trót giết hại nhiều loài động vật.nguoiphattu.com

Ở thị trấn Tây Đằng, Hà Nội cũng xôn xao câu chuyện về ngôi mộ của ông Nguyễn Văn Viễn làm nghề mổ lợn thuê ở Đồng Nai, khi về quê bị ung thư dạ dày qua đời lúc 29 tuổi. Mộ của ông cũng khốn khổ vì cỏ không mọc lên được mà trâu bò cứ nhìn thấy là lao vào húc đổ. Về sau, chính sư thầy Định Bích phải làm lễ cầu siêu để các loài vật khỏi húc mộ của người đã khuất.

Thầy Bích giới thiệu cho chúng tôi bà Nguyễn Thị Nhài ở Cẩm Phả, Quảng Ninh. Bà Nhài kể, cách đây 15 năm, gia đình bà sống bằng nghề mổ lợn. Con gái lớn của bà Nhài năm 20 tuổi bị bệnh tiểu đường rồi qua đời.

Tuy cô gái không động chạm gì đến dao mổ lợn, gà nhưng lúc con qua đời, bà Nhài cũng khốn khổ vì mộ con gái bà chôn trên đồi bị lợn rừng cày xéo, trong khi những ngôi mộ khác thì không. Sau này, bà Nhài không giết lợn nữa và làm lễ sám hối thì lũ lợn rừng mới không động chạm gì đến ngôi mộ.

Đại đức Thích Minh Tuệ – trụ trì chùa Vạn Niên, Hà Nội cho biết, chuyện trâu bò húc mộ của người làm nghề đồ tể thường xảy ra ở các làng nghề giết mổ gia cầm, gia súc.

Chuyện trâu bò húc mồ mả người làm đồ tể thì theo phân tích của Đại đức Thích Minh Tuệ, những con trâu, con bò “kỵ” với người giết chúng nên khi thấy những ngôi mộ ấy, nó cảm nhận được và kỵ nhau. Giống như con người nếu không ưa hoặc đố kỵ nhau thì có thể chửi mắng, nhưng con trâu, con bò chúng không chửi được nên thể hiện bằng cách rú kêu, và húc vào mộ.

3.Bị báo ứng do nghiệp sát sinh hành nghề mổ heo 

Cô Hồ Thị Quyến sống cùng gia đình ở một vùng quê yên ắng tỉnh Trà Vinh, sống bằng nghề làm ruộng, cuộc sống khá khổ cực. Khi đến tuổi trưởng thành, cô kết hôn với một người cùng quê là anh Trần Văn Thuận. Hai người sống với nhau có hai con gái và một trai.

Cô mưu sinh bằng nghề mua bán heo. Mua bán heo vài năm kiếm được nhiều tiền khấm khá nên hai vợ chồng cô kiêm luôn vừa mua heo, vừa mổ thịt và bán tại chợ. Mọi thứ đều suông sẻ nên hai người mở luôn một lò sát sinh, một phần giết mổ lấy thịt giao sỉ một phần đem đến sạp tại chợ bán lẻ. Cuộc sống cứ như vậy được vài năm.

Nghiệp báo đầu tiên xuất hiện đó là lúc cô đang mang thai đứa bé gái, cổ cô nổi một cục bướu. Gia đình đưa cô lên Sài gòn để mổ, may cho cô là bướu lành tính, bấy giờ cô vẫn chưa hiểu gì về quả báo. Sau đó về lại Trà Vinh cô vẫn tiếp tục làm heo và bán, vẫn không hề giảm giết chóc. Cô lại có thai đứa bé trai và sinh khó phải mổ, sức khỏe càng lúc càng yếu.

Ba tháng sau đó tự nhiên máu trong người cô đổ ra rất nhiều như bị băng huyết, cô ngất xỉu nên người nhà phải đưa đi bệnh viện cấp cứu tưởng chừng như không thể qua khỏi. Bác sĩ đã truyền máu và mổ cho cô lấy một khối u khác nữa đem ra ngoài và may vết thương lại. Trong khi con trai cô bệnh liên tục, một tháng bị động kinh 3-4 lần, sức khỏe không tốt.

Kể từ thời gian này trở đi gia đình cô luôn xảy ra chuyện, vợ chồng bất hòa, con cái bệnh hoạn. Chồng cô có tiền sinh ra ăn chơi, nhậu nhẹt, có nhiều đêm không về nhà nên gánh nặng công việc và gia đình đổ dồn vào cô. Càng ngày tinh thần và thể xác cô càng lúc càng sa sút.

Nhân duyên đầu tiên giúp cô biết về Phật pháp là vào năm 2004 cô đến chùa gần nhà thỉnh sư cô về tụng kinh, tẩn liệm cho tang lễ của mẹ cô. Sư cô thấy gia đình giết mổ heo như vậy mới hướng dẫn cho cô về việc không nên sát sanh hại vật trong tang lễ.

Cô nghe qua mà hết hồn vì cô sát hại tới 5 con heo để những người đến phụ đám được ăn và cũng thể hiện sự “có hiếu” lần cuối với mẹ, không ngờ lại là bất hiếu chứ không phải có hiếu. Sư cô giải thích với cô rằng nếu giết mổ như vậy người mất rất đau khổ, sẽ bị đầu thai làm kiếp súc sinh để trả nợ, người sống cũng bị quả báo rất nặng. Cô sợ hãi nên nhờ sư cô tổ chức cúng trai Tăng hồi hướng cho mẹ, sau đó trong 49 ngày thường xuyên đến chùa để tụng niệm và nghe Phật pháp.

Cô quy y Tam bảo pháp danh Diệu Minh, nhưng cô vẫn chưa từ bỏ được nghề. Lúc này là chồng cô hoàn toàn giao phó việc mổ giết heo, bán heo cho cô quản lý.

Đầu năm 2005, cô nằm mộng một giấc mộng rất kỳ lạ. Cô thấy mấy người làm đem con heo lên bàn thọc huyết rồi quăng xuống, nhìn kỹ thì hóa ra con trai cô. Khi cô giật mình dậy hết sức lo sợ, nhưng vẫn không nghĩ rằng điềm chiêm bao sẽ có ý nghĩa gì đối với nghiệp báo.

Một thời gian sau nữa thấy trong người khó chịu, cô đi khám và phát hiện bị u nang, là u ác tính, phải mổ và vô thuốc xạ trị, người ốm tóc không mọc nổi. Do sức khỏe cô kém quá, lại thiếu máu trầm trọng nên BS cho cô tạm về nhà nghỉ dưỡng một tuần rồi vào điều trị tiếp. Cô cứ hết bị mổ thiếu máu rồi tiếp tục bệnh, khối u, lại mổ…cho nên hễ nghe đến từ mổ là cô sợ khiếp vía.

Trong lúc về nhà nghỉ dưỡng thì cô nằm mộng. Trong giấc mộng cô thấy có một con heo to trong vườn nhà đang nuôi (kể từ sau đám tang mẹ thì nhà cô lúc đó chỉ còn nuôi duy nhất mình con heo này), nó nói với cô rằng: “Con ơi lại tấn mùng cho mẹ đi con, muỗi cắn mẹ dữ lắm”.

Cô nghe rõ ràng tiếng của mẹ cô thì mới đến gần con heo, heo lại nói tiếp: “ Tấn mùng cho mẹ đi con, bữa giờ không có mùng muỗi cắn mẹ quá con à, mẹ đã thành heo rồi”. Cô sợ hãi giật mình tỉnh giấc lúc đó là 12 giờ đêm.

Sáng hôm sau cô nói chồng cô chở cô lên vườn mà nuôi con heo. Cô vừa lên thấy con heo to đã đẻ 6 con. Con heo nằm y hệt như lúc cô nằm mộng. Cô đến vuốt ve heo niệm Phật mà rơi nước mắt, chợt nghĩ đến đám tang sư cô có nói giết heo cúng tế thế này người chết phải đầu thai làm heo để trả nợ. Cô hết sức đau lòng.

Mấy hôm sau trong lúc cô ngồi niệm Phật thì nghe con gái báo rằng con heo đã bỏ ăn và chết. Cô buồn bã, lo lắng, khủng hoảng và chính yếu tố này đã giúp cô quyết định bỏ hẳn nghề làm heo.

Sau đó cô lên Sài gòn điều trị tiếp. Sự đau đớn do bệnh tật hành hạ cô. Có một bữa thay vì nằm trong phòng lưu bệnh thì cô xách giỏ đi lang thang tìm một ngôi chùa. Tự dưng có một cái gì đó vô hình đưa đẩy cô bước vào một ngôi chùa ở Quận 10 xin vào lạy Phật, cô vào gặp ngay thầy trụ trì.

sát sinh giết trâu,giết chó, mổ lợn – gặp phải nghiệp chướng đại họa

Không biết duyên cớ sao cô kể hết cuộc đời mình cho thầy nghe. Thầy bảo: “Con có thấy gieo Nhân nào gặt Quả nấy không con? Chỉ đến khi bị ung thư đau đớn, mổ xẻ liên tục rên la mới biết nỗi khổ đau của chúng sanh hàng ngày bị con hành hạ giết chóc.

Nghiệp báo đến không thể trách ai, tự mình làm tự mình chịu, làm khổ lây đến con cái, ảnh hưởng hạnh phúc gia đình. Khi con giết con vật nó đau đớn cùng cực.

Con sợ chết nó cũng sợ chết vậy. Nó oán, hận tràn ngập và thần thức của nó cứ lãng vãng xung quanh con chờ báo oán. Chỉ có tu hành, niệm Phật, ăn chay, phóng sanh hồi hướng cho các chúng sanh đó thì may ra có chút lợi ích”.
Nghe thầy giảng chi tiết cô bắt đầu hiểu rõ lý do vì sao mình bịnh ung thư, vì sao con cái mình thường ốm đau bệnh tật, gia đình không hạnh phúc.

Cô bắt đầu chấp nhận quả báo và không rên la nữa như những bạn bệnh cùng phòng nữa mà lo chăm chỉ niệm Phật. Khoảng thời gian vô thuốc người nóng nảy bức rức rất đau đớn khổ sở nhưng hiểu rồi nên cô nghe lời thầy dạy cố niệm Phật nhiều hơn.

Sau đó bác sĩ lại cho cô về nhà dưỡng tiếp. Lần này, cô thường qua ngôi chùa cô quy y lúc mẹ cô mất để tụng kinh, duyên đưa đến cô gặp quyển Kinh Nhân Quả ba đời, tự dưng đọc đến trang 26 thấy có kể những con heo nó kể cho một vị Tăng nghe người ta giết nó làm thịt đâm trói làm nó đau đớn, uất hận, rên la, van xin như thế nào, cô khóc và mang về cho cả gia đình xem.

Trước khi lên bàn mổ lần thứ 5 cô khấn Quan Âm Bồ tát giúp cô có cơ hội quay trở về lại làm một con người tốt, không sát sanh hại vật, lo tinh tấn tu hành lấy công đức để hồi hướng cho những chúng sanh từng bị cô giết hại.
Sau khi vô đủ toa thuốc lần thứ 8, về nhà từ đó trở đi cô quyết định ăn chay trường, từ bỏ việc giết chóc chúng sanh, tinh tấn tu hành niệm Phật.

Từ khi bỏ hẳn nghề làm heo và lo tinh tấn tu hành, tâm cô không còn lo sợ, không gặp ác mộng. Chồng cô hồi trước ngang tàng thì bây giờ lại chuyển đổi đi chùa tụng kinh niệm Phật, giúp đỡ người khác.

Đầu năm 2007 trên mũi cô nổi một cái mụt đau nhức và to dần, cô lên BV Hòa Hảo xét nghiệm thì được báo là nang, BS cho uống thuốc 15 ngày lên mổ lấy nang ra. Cô nghe nói nang là thấy mệt rồi nhưng đã tu hành hiểu quả báo nên chấp nhận mà về nhà niệm Phật, mỗi lần niệm cô đều lấy tay vuốt vuốt cái nang đó (cô xem quyển niệm Phật chuyển hóa tế bào ung thư của Pháp sư Đạo Chứng).

Chưa đầy 15 ngày sau, một buổi sáng vào khoảng 4 giờ cô dậy công phu niệm Phật thì không nhìn thấy cái nang trên mũi nữa.
Sự nhiệm mầu Phật pháp này đã làm chuyển hóa cả gia đình cô. Cả nhà giờ đều quy y Tam Bảo, tu hành niệm Phật, thân tâm bình an, cuộc sống ổn định.

Cô có đôi lời nhắn gởi đến những người đang làm những nghề nghiệp sát sinh hại vật: “Xin chân thành sám hối những tội lỗi đã gây ra cho nhiều chúng sanh. Xin mọi người hãy chuyển nghề khác, đừng làm những nghề giết hại chúng sanh, không chỉ có hại cho bản thân mình mà còn cho những người thân bên cạnh mình nữa. Nhân quả không sai đâu các vị ạ

4 Câu chuyện về việc sát sinh heo “năm móng” là người bị đày đọa đầu thai

Vợ chồng anh ta là người Kinh, từ Bắc di cư vào, lại vốn vô thần vô thánh, nên chẳng quan tâm đến chuyện heo năm móng hay ba giò như đồng bào Khmer ở đây thường kể.

Lò mổ của anh này có 7 thợ, mổ heo từ ba giờ sáng, đến năm giờ thì thịt đã ra thịt, xương ra xương để các lái buôn đến chở đi. Thông thường, anh ta cắt đặt công việc từ chiều hôm trước cho trưởng nhóm mổ, nhóm thợ cứ tự động làm. 5 giờ sáng, vợ chồng anh ta mới phóng xe đến để kiểm soát đầu ra, phân phối cho các đại lý đến lấy hàng.

Thế nhưng, hôm đó, vợ chồng anh này đến mà chưa con heo nào được mổ. Đám công nhân ngồi hút thuốc lào, uống nước chè chờ vợ chồng ông chủ tới. Anh này hỏi lí do, thì hai thợ mổ là người Khmer bảo rằng, có hai con heo đã… “thành tinh”, là do con người… hóa kiếp thành heo, nên không dám mổ.

Hóa ra, trong đàn heo chuẩn bị mổ có hai con heo mà đồng bào ở đây gọi là heo năm móng và ba giò. Mấy thợ mổ người Kinh thì không hiểu gì, nhưng riêng hai thợ mổ người Khmer quê ở huyện Vĩnh Châu thì rất sợ hãi. Hai anh này còn đốt nhang cắm ngay cửa chuồng heo rồi khấn lấy khấn để. Nhìn cảnh ấy, đám thợ còn lại cũng hãi, không dám mổ heo, thống nhất chờ ông bà chủ đến giải quyết.

Quá tức giân, anh này đã sai thợ mổ mang chày cho mình. Rồi anh kêu nhóm thợ kéo lần lượt hai con heo mà thợ mổ của anh sợ hãi lên bàn mổ. Anh này vốn là thợ mổ lâu năm, nên mổ heo rất thuần thục. Mặc cho người vợ can ngăn, anh vung chày đập bốp một cái, chú heo há miệng quay đơ. Tay trái nắm tai, tay phải chích nhẹ, con dao bầu thấu cổ chú heo, máu xối ồ ạt ra chậu.

Chú heo “thành tinh” còn lại cũng chịu chung số phận. Để đám thợ không sợ hãi, anh trực tiếp cạo lông, rồi chỉ nhoáng nhoàng, thịt đã ra thịt, xương ra xương. Mổ xong, anh bảo: “Đây nhé, là heo chứ không phải là người nhé!”. Đám thợ còn lại thấy vía ông chủ thì chẳng sợ gì nữa, riêng hai anh thợ người Khmer thì mặt mũi tái nhợt, chân tay run lẩy bẩy.

Vụ mổ heo sẽ chỉ bình thường như vô vàn những lần mổ heo khác, nếu như không có sự kiện khủng khiếp diễn ra với ông chủ này. Ngay sáng đó, sau khi chọc tiết hai con heo năm móng và ba giò, trên đường chở vợ về nhà chiếc xe tải chạy ngược chiều đâm thẳng vào chiếc xe máy của vợ chồng anh ta, hất văng hai vợ chồng lên vỉa hè.

Điều kỳ lạ là người vợ không hề xây xát, nhưng anh chồng thì bất tỉnh, máu me vương vãi khắp nơi. Cũng ngày hôm dó, đám thợ bỏ việc hết, không dám làm việc ở lò mổ này nữa.

Lò mổ đóng cửa từ đó, ông chủ nằm viện suốt hai năm trời, tiêu tốn bạc tỷ mới đi cà nhắc được. Chuyện xảy ra đã bảy năm nhưng vợ chồng chủ lò mổ vẫn còn hãi hùng. Từ đó đến nay, cứ vào ngày rằm, chị vợ lại chuẩn bị lễ lạt, hương khói ở nghĩa địa heo trong chùa Mã Tộc.

Chị đã nhờ nhà chùa rước “linh hồn” hai chú heo “thành tinh” mà chồng chị sát hại về ngồi chùa này để thờ cúng, khói hương, mong “linh hồn” hai chú heo tha thứ.

Chuyện này bắt đầu bởi một quan niệm mang tính chất tâm linh của người Khmer về những con heo quái thai.

Tại ngôi làng Mahatup, cạnh chùa Mã Tộc, cách đây 10 năm, có một người đàn ông đang ngồi câu, thấy một con heo vừa to vừa béo thủng thẳng tiến lại gần. Chân con heo này đeo một chiếc vòng bạc. Nhìn qua ông này biết con heo là loài quái thai năm móng, được gia chủ đóng cho chiếc vòng bạc, rồi thả rông. Nó cứ lang thang “xin ăn” khắp nơi.

Vốn vô thần vô thánh, lại đang lúc túng đói, ông ta liền dắt heo về chọc tiết. Ăn không hết, ông ta đem ra bán ngoài chợ. Không ai biết đấy là thịt heo năm móng, nhưng chẳng hiểu sao cả buổi chợ hôm đó, không ai tiến lại chỗ ông ta hỏi mua thịt heo.

Ngay đêm hôm đó, ông tự dưng bần thần, đôi mắt từ đờ đẫn chuyển sang dại, rồi điên khùng luôn. Vợ chồng, con cái sinh ra lục đục, đánh nhau chí chóe. Ông này điên khùng một thời gian thì lăn ra chết. Sau vụ ấy, người dân trong làng nhìn thấy heo năm móng hoặc ba giò đi dọc đường là kính cẩn chắp tay hành lễ.

Bà cụ là phật tử quét dọn trong chùa Mã Tộc cũng kể lại một chuyện không kém phần kinh hoàng. Cách đây 7 năm, một ông chủ lò mổ chở đến chùa xác một con heo vừa bị chọc tiết, máu vẫn còn chảy ròng ròng. Ông chủ lò mổ này cùng gia đình vừa khóc vừa lạy, mong nhà chùa hóa giải kiếp nạn vì lỡ mua và giết một con heo 5 móng.

Số là đám thợ mổ của ông không để ý, đến khi chọc tiết, làm lông mới nhìn đến móng chân nó, và đếm thấy có năm móng chứ không phải là bốn móng như thông thường.

Nhà chùa lúc đó cũng làm lễ hóa giải. Ông này cũng xây mồ chôn heo tử tế, nhưng rồi ông ta cũng không thoát được sự báo oán của con heo “thành tinh” này. Hiện ông ta bị tâm thần, suốt ngày lang thang ở thành phố Sóc Trăng.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News