Tử Vi

Sinh Con Phạm Giờ, Cách Tính, Tai Họa và Hóa Giải Chi Tiết

Sinh con phạm giờ không còn là điều xa lạ trong cuộc sống, thời xa xưa việc sinh con phạm giờ là rất nguy hiểm và cũng có nhiều đứa trẻ sinh phạm giờ rất khó nuôi và hay quấy khóc suốt đêm. Trường hợp sinh phạm giờ nặng cộng thêm sức khỏe đứa trẻ yếu, cha mẹ không có thời gian chăm sóc có thể dẫn đến tử vong.

Ngày nay với sự phát triển của khoa học hiện đại tình trạng phạm giờ sinh dẫn đến tử vong hiếm khi xảy ra, tuy nhiên tình trạng khó nuôi, con chậm lớn, bé hay quấy khóc, có khi khóc cả đêm, bé lười ăn, thông thường sức khỏe của đứa trẻ yếu, phải qua 12 tuổi thì mới gọi là yên tâm.

sinh con phạm giờ, cách tính, tai họa và hóa giải chi tiết

Trong bài viết này tôi sẽ đề cập đến vấn đề phạm giờ sinh, có tất cả các giờ phạm như sau: Phạm giờ Kim Xà Thiết Tỏa (đây là trường hợp nặng nhất), Pham giờ Tướng Quân, Phạm Giờ Diêm Vương, Phạm Giờ Dạ Đề, Phạm Kỵ Cha Mẹ.

1. Cách tính trẻ sinh phạm giờ

Phạm giờ sinh được tính theo lịch Âm, Mỗi tháng có ngày giờ phạm khác nhau, nếu sinh vào các giờ đó thì sẽ bị phạm giờ, cách tính khá đơn giản dưới đây, nếu như bạn thấy khó quá có thể Lập Lá Số Tử Vi tại website tuvicaimenh là có thể biết con mình phạm giờ gì rồi. Đầu tiên bạn cần xem theo từng tháng sinh, và ngó sang bên cạnh xem sinh giờ giờ nào thì sẽ bị phạm giờ đó, nếu không có thì tức là không phạm.

– Sinh Tháng 1: Phạm Giờ Quan sát: giờ Tị. Phạm Giờ Diêm Vương: giờ Sửu, Mùi. Phạm Giờ Dạ đề: giờ Ngọ. Phạm Giờ Tướng quân: Giờ Thìn, Tuất, Dậu. Phạm Kị Cha mẹ: Giờ Tị, Hợi.

– Sinh Tháng 2: Phạm Giờ Quan sát: giờ Thìn. Phạm Giờ Diêm Vương: giờ Sửu, Mùi. Phạm Giờ Dạ đề: giờ Ngọ. Phạm Giờ Tướng quân: Giờ Thìn, Tuất, Dậu. Phạm Kị Cha mẹ: Giờ Thìn, Tuất.

– Sinh Tháng 3: Phạm Giờ Quan sát: giờ Mão. Phạm Giờ Diêm Vương: giờ Sửu, Mùi. Phạm Giờ Dạ Đề: giờ Ngọ. Phạm Giờ Tướng Quân: Giờ Thìn, Tuất, Dậu. Phạm Kị Cha mẹ: Giờ Mão, Dậu.

– Sinh Tháng 4: Phạm Giờ Quan Sát: giờ Dần. Phạm Giờ Diêm Vương: giờ Thìn, Tuất. Phạm Giờ Dạ Đề: giờ Dậu. Phạm Giờ Tướng Quân: Giờ Tí, Mão, Mùi. Phạm Kị Cha mẹ: Giờ Dần, Thân.

– Sinh Tháng 5: Phạm Giờ Quan Sát: giờ Sửu. Phạm Giờ Diêm Vương: giờ Thìn, Tuất. Phạm Giờ Dạ Đề: giờ Dậu. Phạm Giờ Tướng Quân: Giờ Tí, Mão, Mùi. Phạm Kị Cha mẹ: Giờ Sửu, Mùi.

– Sinh Tháng 6: Phạm Giờ Quan Sát: giờ Tí. Phạm Giờ Diêm Vương: giờ Thìn, Tuất. Phạm Giờ Dạ Đề: giờ Dậu. Phạm Giờ Tướng Quân: Giờ Tí, Mão, Mùi. Phạm Kị Cha mẹ: Giờ Tí, Ngọ.

– Sinh Tháng 7: Phạm Giờ Quan Sát: giờ Hợi. Phạm Giờ Diêm Vương: giờ Tí, Ngọ. Phạm Giờ Dạ Đề: giờ Tí. Phạm Giờ Tướng Quân: Giờ Dần, Ngọ, Sửu. Phạm Kị Cha mẹ: Giờ Tị, Hợi.

– Sinh Tháng 8: Phạm Giờ Quan Sát: giờ Tuất. Phạm Giờ Diêm Vương: giờ Tí, Ngọ. Phạm Giờ Dạ Đề: giờ Tí. Phạm Giờ Tướng Quân: Giờ Dần, Ngọ, Sửu. Phạm Kị Cha mẹ: Giờ Thìn, Tuất.

– Sinh Tháng 9: Phạm Giờ Quan Sát: giờ Dậu. Phạm Giờ Diêm Vương: giờ Tí, Ngọ. Phạm Giờ Dạ Đề: giờ Tí. Phạm Giờ Tướng Quân: Giờ Dần, Ngọ, Sửu. Phạm Kị Cha mẹ: Giờ Mão, Dậu.

– Sinh Tháng 10: Phạm Giờ Quan Sát: giờ Thân. Phạm Giờ Diêm Vương: giờ Mão, Dậu. Phạm Giờ Dạ Đề: giờ Mão. Phạm Giờ Tướng Quân: Giờ Thân, Tị, Hợi. Phạm Kị Cha mẹ: Giờ Dần, Thân.

– Sinh Tháng 11: Phạm Giờ Quan Sát: giờ Mùi. Phạm Giờ Diêm Vương: giờ Mão, Dậu. Phạm Giờ Dạ Đề: giờ Mão. Phạm Giờ Tướng Quân: Giờ Thân, Tị, Hợi. Phạm Kị Cha mẹ: Giờ Sửu, Mùi.

– Sinh Tháng 12: Phạm Giờ Quan Sát: giờ Ngọ. Phạm Giờ Diêm Vương: giờ Mão, Dậu. Phạm Giờ Dạ Đề: giờ Mão. Phạm Giờ Tướng Quân: Giờ Thân, Tị, Hợi. Phạm Kị Cha mẹ: Giờ Tí, Ngọ.

Cách Tính Phạm giờ Kim Xà Thiết Tỏa như sau:

Trước hết phải biết giờ, ngày, tháng, năm sinh.

– Sau đó từ cung Tuất (an trên bàn tay phải theo trình tự 12 con giáp trên bàn tay) bắt đầu khởi năm Tý, đếm theo chiều thuận đến năm sinh;

– Đến cung nào, kể cung đó là tháng Giêng, đếm theo chiều nghịch đến tháng sinh;

– Đến cung nào, kể cung đó là mùng một, đếm theo chiều thuận đến ngày sinh;

– Đến cung nào, kể cung đó là giờ Tý, đếm theo chiều nghịch đến giờ sinh thì dừng lại ở cung này.

Nếu là trai, mà cung này là cung Thìn hoặc Tuất thì phạm giờ kim xà. Còn nếu cung này là cung Sửu hay Mùi thì phạm vào bàng giờ.

Nếu là gái, mà cung này là cung Sửu hoặc Mùi thì phạm giờ kim xà, còn nếu rơi vào cung Thìn hay Tuất thì chỉ phạm bàng giờ.

Trẻ bị sao khi sinh phạm giờ

Các trường hợp phạm giờ đều rất nguy hiểm, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong sau một thời gian, nếu các bạn sinh con phạm giờ gì thì cần biết các hậu quả của việc trẻ bị sinh phạm giờ như sau:

– Phạm giờ Quan sát: Trẻ có thể bị mất ngay sau khi sinh. Nếu may mắn qua được thì lớn lên cũng hay đau ốm, tính khí ngang bướng, ngỗ ngược.

– Phạm giờ Diêm Vương: Trẻ thường hay giật mình, thần kinh có nhiều bất ổn, trẻ thường sợ sệt và bị ám ảnh bởi điều gì đó.

– Phạm giờ Dạ đề: Trẻ thường quấy khóc ngằn ngặt vào ban đêm, khí huyết bị trì trệ gây mệt mỏi, khó chịu.

– Phạm giờ Tướng quân: Trẻ phạm giờ này lúc nhỏ thường hay bị sài đẹn, quấy khóc, hay đau ốm bệnh tật. Đến khi lớn lên tính khí bướng bỉnh, nghịch ngợm.

– Phạm kị Cha Mẹ: Lúc nhỏ thường đau yếu khó nuôi khiến cho bố mẹ vất vả, nếu nuôi được thì lớn cha mẹ dễ chia li, trường hợp cha mẹ không chia li thì con dễ gặp tai họa.

Cách Hóa Giải Khi Trẻ Bị Phạm Giờ Sinh

Bạn cũng đừng lo lắng quá khi sinh con phạm giờ, dưới đây là cách hóa giải.

1. Bán Khoán

Bán khoán lên chùa vào cửa Đức Ông, Đức Thánh trần hoặc Thánh Mẫu.

Có nên bán khoán con vào chùa hay không?Thường thì xưa và nay, người ta bán cho Đức ông, ở chùa có tượng mặt đỏ, trùm vải đỏ, trông nghiêm nghị đầy thần khí, đặt trên bệ thờ phía tay phải nhà bái đường của ngôi chùa.

Khi tiến hành bán khoán, bố mẹ đứa trẻ lên chùa (hay vào đền, nếu bán cửa thánh) nhờ vị trụ trì hay người trông coi tại đó viết sớ, ghi rõ tên tuổi đứa trẻ, ngày, tháng, năm, giờ sinh, bán cho Đức Thánh tên là gì… kèm với mâm lễ vật (thường là lễ mặn, như xôi gà, trầu rượu, vàng hương), đặt lên bàn thờ Đức Thánh mà đứa trẻ cần bán tới, khi cúng xong (cháy 2/3 hương) thì đem hoá vàng và sớ.

Thời gian bán khoán thường từ 10 -12 năm, có khi đến 20 tuổi, sau đó mới làm lễ chuộc con về nuôi.

Trong thời gian làm “con nuôi” Đức Thánh, các ngày lễ trọng hàng năm: như Rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, Tết Nguyên đán… bố mẹ và đứa trẻ (khi đã lớn) đến Đền, Chùa thắp hương khấn lễ “cha nuôi”.

2. Dùng Phép Tam Y

– Bước 1: Chọn tháng ra Thiên y

Đặt cửu tinh trực nguyệt và lệ cung niên vận đồ (cung này lấy theo năm cần tính để hoá giải, xem ở phần Tam tuyệt) phi ra các hướng, xem sao nào ra cung phi bản mệnh của đứa trẻ. So sánh giữa sao này với cung phi bản mệnh của đứa trẻ nếu ra Thiên y là được (theo vòng Đại du niên bát biến).

(“Tý Ngọ Mão Dậu Bát bạch cung

Thìn Tuất Sửu Mùi Ngũ hoàng trung

Dần Thân Tị Hợi cư hà vị

Nghịch tầm Nhị hắc định kỳ chân”

Tức năm Tý Ngọ Mão Dậu tháng Giêng ra sao Bát bạch, tháng 2 ra sao Thất xích, tháng ba ra sao Lục bạch…)

– Bước 2: Chọn ngày ra Thiên y

Đặt Can Chi tháng cần tìm (lệnh tháng) vừa chọn nói trên vào lệ cung niên vận đồ rồi thuận phi đến một ngày trong tháng đó xem ra sao nào mà phối với mệnh cung phi của đứa trẻ nếu ra Thiên y là được yếu tố thứ hai.

– Bước 3: Chọn phương ra Thiên y

Chọn một trong tám phương xem phương nào phối với mệnh cung phi của đứa trẻ ra Thiên y là ta được yếu tố thứ 3.

– Bước 4: Cách tiến hành hoá giải

Chọn giờ Thìn hoặc giờ Tuất ba khắc (một giờ có 8 khắc, một khắc chiếm 15 phút đồng hồ). Nếu giờ Kim xà thiết tỏa của đứa trẻ rơi vào cung Thìn thì chọn giờ Thìn 3 khắc, nếu giờ Kim xà thiết tỏa rơi vào cung Tuất thì chọn giờ Tuất ba khắc. Đưa đứa trẻ vào trong phòng khép kín cửa lại (Tránh gió, tránh ánh sáng, tắt đèn điện) đốt một đống lửa nhỏ ở phương Thiên y (có để lẫn một túm ngải cứu).

Sau đó bế đứa trẻ quay mặt hướng về phương Thiên y (Mặt người bế hướng về phương Thiên y) rồi hơ qua hơ lại trên đống lửa đó (nam 7 lần, nữ 9 lần), chú ý tránh bị bỏng, chủ yếu lấy hơi ngải cứu bốc lên. Khi hơ xong bế cháu bé đó ngồi bên đống lửa đến giờ Thìn (hay Tuất) 6 khắc sau đó thì mở cửa ra. Như thế là đã xong. (Ghi chú: trẻ em gái chọn giờ Sửu hay Mùi 3 khắc hơ 9 lần).

3. Dùng Phép Cúng

Cách này dân gian hay dùng hơn cả, có điều phải tìm được Pháp sư giỏi.

Việc chuẩn bị khoa cúng này khá công phu và tỷ mỷ. Phải xin gạo, tiền, chỉ khâu của 36 nhà. Sau đó gạo xay thành bột và nặn hình 12 con giống, bày trên 1 mâm lót bằng lá chuối, phần bột nặn còn thừa đắp 1 hòn giả sơn có cắm hoa lá trên đó.

Phải cắt hình Thập Ngũ Qủy Vương và Thập Nhị Hóa Bà. Thập Ngũ Qủy Vương treo trên các đoạn tre nhỏ cắm trên khoanh chuối có dắt các đồng tiền xin của 36 nhà, sau đó dùng dây chỉ đan lưới mắc lại với nhau.

Thập Nhị Hóa Bà sau khi làm phép xong phải nhập vào 1 áo quan nhỏ để chôn đi. Các con giống sau khi lễ, vặt lấy mỗi con một ít đem chôn cùng, các thứ còn lại đem thả trôi sông hồ hết. Lấy 1 ít bột nặn con giống trên nấu cho trẻ ăn.

Để thực hiện khoa cúng này phải do Pháp Sư cao tay mới đảm nhiệm được. Người thường không thể tự làm vì không có thần chú và phép cúng…

4. Cho Làm Con Nuôi

– Cách đơn giản: Chọn ngày giờ đẹp làm 2 mâm cơm mặn và hoa quả xin phép gia đình mình và gia đình cha mẹ nuôi cho con về làm con nuôi nhà họ

– Cách phức tạp: Nếu bán cho Đức Thánh Trần thì chỉ cần ra Đền gặp người quản lý Đền để đăng ký, họ sẽ cho bạn ngày giờ cụ thể, bạn đóng tiền, họ sẽ lo lễ, sớ . . . đến ngày giờ bạn dắt cháu ra lạy, có cụ đọc sớ bán khoán. Xong họ đưa cho mình tấm khoán màu vàng và ít lễ đem về, ra đó họ sẽ hướng dẫn cụ thể. Còn bán cho bạn bè, thì phải làm lễ trình ở bàn thờ gia tiên cha mẹ nuôi, có mặt bé nữa.

Trái cây, hoa, quả (phải có trái quýt) 1 cái chén, 1 cái muỗng, 1 đôi đũa, 1 bộ đồ mặc thường ngày cũng màu đỏ, 1 bao gạo (cỡ 1 kg), 1 cành trắc bá diệp.

Sau đó chọn ngày giờ cúng, cúng xong cho lại mình 1 bao lì xì, 1 ít gạo, muối (để nấu cháo) và người cúng chọn 1 cái tên cho bé phù hợp âm dương ngũ hành…ngày giờ sinh. Có những bé cho hay bán 1 thời gian cho tới 9 hay 13 tuổi là phải làm lễ chuộc lại.

Trên tinh thần Đức Năng Thắng Số, các bạn cứ sống tốt, làm nhiều việc thiện thì mọi tai ương sẽ được tiêu trừ và hóa giải.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News