Phong Thuỷ

Sự Tích Cô Chín Sòng Sơn Cô Chín Giếng

Sự Tích Cô Chín Sòng Sơn Cô Chín Giếng

Trong Tứ Phủ Thánh Cô gồm 12 cô tiên nàng theo hầu cận Thánh Mẫu; Chúa Mường; Chầu Bà. Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang; gương liệt nữ; cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng.

Trong Tứ phủ thánh cô; cô Chín nổi tiếng tài phép; xinh đẹp; sắc sảo. Cô Chín thượng ngàn là thị nữ của Mẫu Thượng Ngàn, giáng trần cô nói tiếng Mán, tiếng Mường, cô múa đuốc soi đường, thêu hoa trên vải. Cô cai quản đền Sòng Sơn (Lạng Sơn), là một nữ thần rừng rất linh thiêng và cô ngự tại đền Chín Giếng – Lạng Sơn.

Ngày hôm nay các bạn hãy cùng Kênh Tử Vi chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về sự tích Cô Chín Sòng Sơn này nhé

1.Cô Chín Sòng Sơn Cô Chín Giếng là ai ?

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh

Có Cô Chín Giếng đành hanh nhất phàm trần

Sinh thời hầu cận Mẫu Vương

Dọn hàng quán mát âm dương núi Sòng”

Cô Chín là một thánh cô có nhiều quyền phép. Những người có căn Cô Chín thường có khả năng xem bói, chữa bệnh và gọi hồn.Người trình đồng mở phủ thực sự phải có cơ duyên sâu dày với nhà thánh, phải có bóng thánh, phải có sự linh ứng.

Đôi khi ra mở phủ phải có sự báo trước của nhà ngài, có cơ duyên tới ngày tháng phải ra như một sự sắp đặt trước mà không có gì cản được. Đó là sự vô cùng liêng thiêng của nhà ngài. Người có căn cô Chín cũng vậy.

Cửu có nghĩa là Chín.

Tỉnh có từ đồng nghĩa là Giếng.

Như vậy: Cửu Tỉnh đồng nghĩa với Chín Giếng.

Cô Chín còn gọi Cô Chín Giếng; cô Chín Sòng Sơn; Cô Chín Thượng ngàn; cô Chín Âm dương ( âm dương linh từ). Tuy tên gọi khác nhau nhưng chỉ là một cô; nơi giáng ngự khác nhau nên có tên khác nhau; cô giáng ở thượng ngàn thì gọi là cô chín thượng ngàn; ở Suối thì là cô chín giếng …v…v…

Cô Chín là tiên cô tài phép theo hầu mẫu Liễu Hạnh, lại có tài xem bói, 1000 quẻ cô bói ra thì không sai một quẻ nào. Theo sự tích cô coa phép thần thông quảng đại, ai mà phạm tội cô về tâu với Thiên Đình cho thu giam hồn phách, rồi cô hành cho dở điên dở dại.

Khi cô dạo chơi bốn phương khắp ngả trời Nam, về đến đất Thanh Hóa thấy ở đây cảnh lạ vô biên, cô hài lòng liền hội họp thần nữ năm ba bạn cát, lấy gỗ cây sung làm nhà, còn cây si thì cô mắc võng, nhân dân cầu đảo linh ứng liền lập đền thờ cô.

Cô Chín khi ngự đồng mặc áo hồng phơn phớt màu đào phai; có khi cô múa quạt tiến Mẫu; múa cờ tiến Vua; cũng có khi cô thêu hoa dệt lụa; rồi lại múa cánh tiên.  Ai cầu đảo cô đều sắm sửa lễ vật: Nón đỏ hài hoa vòng hồng để dâng cô đều được cô chứng minh. Tiên cô là 1 trong tứ vị thánh cô chấm lính nhận đồng.

2.Truyền thuyết về cô chín sòng sơn

Có truyền thuyết nói rằng cô Chín là con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Cô Chín là một tiên cô giáng trần, trước cô bán nước ở cổng đền Ba Dọi, từng theo hầu mẫu Sòng. Ban đầu những kẻ người trần mắt thịt không tin, nghĩ cô là yêu quái nên quở trách, đánh đuổi và tìm mọi cách diệt trừ.

Vì tức giận nên cô đã về tâu với thiên đình cho thu giam hồn phách rồi hành cho dở dại dở điên, không những thế, cô làm cho “trăng trứng hiểm nghèo, khi lội dưới suối, khi trèo lên cây”.

Với phép thần thông quảng đại, lại có biệt tài xem bói nghìn quẻ, trong những năm chinh chiến loạn lạc, cô đã phò vua gip nước bằng cách tiên đoán trận mạc, nhờ đó tram trận trăm thắng.

3.Tại sao khi hầu giá cô Chín lại đứng sau giá Cô Bơ?

Là bởi vì cô Bơ cai quản cửa tử, khi người có căn duyên với cô Ba Bông là người hay sát cửa âm ( hay gọi duyên âm ) thì cô Bơ chèo đò chở nghiệp thì đến giá cô Chín thỉnh cô về se loan giá ngự cắt duyên âm mà se duyên trần.

Cũng có người cho rằng: “Hầu cô 9 sau cô bơ hoặc sau cô 6 cô 8 là do thỉnh thứ tự theo con số chứ không thể khẳng định cô  bé hơn cô 3 hay cũng không thể khẳng đi cô bé hầu cuối cùng mà lại là bé nhất. Vì các cô đều là cận mẫu bà.”

Tại sao gọi cô Chín âm dương hay chín miệng giếng âm dương là vì Cô Chín cai quản cả cửa âm cửa dương hay gọi là cửa sinh, cửa tử. Việc lên đồng thiêng như thế là có lề lối mà các cụ xưa cũng đã khéo thỉnh, chứ ko phải tự nhiên xuất hiện vậy hay là theo vị trí số.

Người sao cứ truyền nhau câu:

Không chua ai gọi là chanh
Không thiêng ai gọi cô Chín xứ Thanh đền Sòng

Khi người ta cứ gọi chua ngoa, đành hanh. Đấy là nhiều người biến tướng còn cô là Thánh cô giáng xuống để cứu người trần, dạy người trần đối nhân xử thế. Chứ không phải như người trần mình hiểu, bởi thánh cũng tu. Các cô trong tứ phủ đều hách danh chỉ sự linh thiêng, hiển hách. Khi chấm lính chọn đồng thử thách, đúng sai rõ ràng, không phân biệt ai hết, nên bị mang tiếng là chanh chua, hay gọi là khó.

Câu không chua ai gọi là chanh là các cụ lấy ẩn dụ. Vì trong hàng thánh cô thì ai cũng linh ứng cũng tối linh. Nhưng có cô Ba Bông & cô Chín là hai thánh cô hách về việc chấm lính bắt đồng nên các cụ muốn nâng cao về phần linh thiêng của cô. Chứ cô không có chua ngoa đanh đá. Các thánh không ai vậy. Chỉ có trần gian tự đặt cho thánh vậy thôi.

4.Câu chuyện ly kỳ về chín miệng giếng thiêng

Đền Chín Giếng (hay còn gọi đền Cô Chín) nổi tiếng linh thiêng nhất nhì xứ Thanh, trước thuộc địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Người dân ở đây truyền tụng 9 miệng giếng thiêng là nơi Cô Chín cai ngự, và xung quanh 9 miệng giếng thiêng là những câu chuyện huyền bí, kỳ lạ đến khó tin.

Cách đền Sòng 1km về phía đông, ngược dốc rồi rẽ phải chừng 200m là đến chân đền Cô Chín. Con đường dẫn xuống suối trước là một thung lũng uốn mình trong rặng tre già, giờ chỉ còn là một khe hẹp “bó mình” giữa hai quán nước chật kín những dãy bàn ghế.

Phong cảnh suối thiêng hữu tình chẳng khác nào tranh vẽ. Xung quanh suối là những miệng giếng trong xanh, sâu thăm thẳm đùn nước lên thành từng nhịp. Chỉ tay xuống suối, anh Huấn – đang làm nhiệm vụ ghi công đức trong đền – nói: “Trong số 9 giếng, miệng giếng thứ chín sâu nhất quanh năm đùn nước là nơi Cô Chín đang ngự”.

“Đền Cô Chín được khởi công cùng đền Sòng dưới thời Cảnh Hưng triều Vua Lê Hiển Tông (1740 – 1786) và chính thức tu sửa vào năm 1939. Năm 1993 đền được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Ngôi đền đã có lúc bị tàn phá hoàn toàn, ngay cả những bức tượng cổ cũng bị hủy hoại, thất lạc”.

9 miệng giếng thiêng trước đền đã có từ lâu, xuất hiện trong truyền thuyết Cô Chín – tức Cửu Thiên Huyền Nữ – con gái thứ 9 của Ngọc hoàng Thượng đế. Cửu Thiên Huyền Nữ là một tiên cô giáng trần, trước cô bán nước ở cổng đền Ba Dọi, từng theo hầu mẫu Sòng.

Ban đầu những kẻ người trần mắt thịt không tin, nghĩ cô là yêu quái nên quở trách, đánh đuổi và tìm mọi cách diệt trừ. Vì tức giận nên cô đã về tâu với thiên đình cho thu giam hồn phách rồi hành cho dở dại dở điên, không những vậy, cô “làm cho trăm trứng hiểm nghèo/ khi lội dưới suối khi trèo lên cây”.

Với phép thần thông quảng đại lại có biệt tài xem bói nghìn quẻ, trong những năm chinh chiến loạn lạc, cô đã phò vua giúp nước bằng cách tiên đoán trận mạc, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Với công lao to lớn, vua đã truyền dân lập đền thờ cô, trước đền có 9 miệng giếng tự nhiên do cô cai quản.

Thế nhưng đó cũng chỉ là lý giải theo tích xưa. Phải đến mấy chục năm sau, người ta mới thực sự hóa giải được câu hỏi giếng thiêng xuất hiện từ đâu? Vào một năm hạn hán, khi nước sinh hoạt khan hiếm, người dân quanh vùng đã đi tìm nguồn nước đào giếng. Cứ 4-5 người chung nhau đào, họ tìm đến suối Sòng khoan giếng.

Đào liên tục 8 miệng giếng vẫn chưa tìm thấy một giọt nước nào. Kiên trì đặt mũi khoan tới miệng giếng thứ chín, khoan sâu được 8-9m thì bất ngờ xuất hiện một mạch nước lớn đùn lên ào ào. Cả làng được cứu sống nhờ mạch nước này và cũng từ đây xuất hiện 9 miệng giếng thiêng.

Sau đó, có những đoàn ở Hà Nội về thăm dò, đo đạc, nhưng không có kết quả chính xác về độ sâu của giếng. Càng xuống sâu nước càng lạnh. Trực quan địa hình cùng quá trình lặn xuống lòng sâu, họ kết luận: Dưới giếng có một dòng sông ngầm, dự đoán chảy từ dãy núi Tam Điệp (Ninh Bình) ra cửa biển Thần Phù (Nga Sơn)”.

Vào mùa hè, khách hành hương sau khi lên đền Cô Chín đều xuống dòng suối này tắm vì có nhiều đồn thổi tắm nước suối tiên sẽ trắng da, xanh tóc, khỏe mạnh phi thường. Nhưng cũng đã có tới 2-3 vụ chết đuối ở đây.“Do nước giếng không bao giờ cạn, đặc biệt miệng giếng thứ 9 sâu không đáy rất nguy hiểm, những miệng giếng còn lại có cạn cũng lút đầu người lớn, nên ban quản lý đền đã gác tạm tấm bêtông lên miệng giếng, đứng trên cao nhìn xuống ai cũng tưởng giếng cạn, có đáy”.

Như vậy, việc có người chết đuối cũng là điều được lý giải.Ở đây còn có câu chuyện, rằng vào mùa mưa, nước suối dâng cao, sau khi khấn vái trên đền xong xuôi, các con nhang có đem lộc thả xuống suối, trong đó có quả bưởi vàng và những xấp tiền xu 200 đồng đã được đánh dấu theo bản hội. Chẳng biết có phép nhiệm màu nào mà chỉ mấy ngày sau, quả bưởi đó đã có mặt ở một giếng khác thuộc địa phận xã Hà Thanh.

Cũng trong tháng đó những đồng xu 200 được khắc chữ phía sau đã được cư dân vùng biển Nga Sơn ở cách đó rất xa tìm thấy trong quá trình đi biển.Những câu chuyện kỳ lạ đó vẫn còn truyền cho tới ngày nay mà chưa có một lời lý giải xác đáng. Có lẽ dòng sông ngầm dưới giếng (như các nhà khoa học đã phán đoán) là một sự lý giải có căn cứ?

5.Đền Cô Chín Sòng Sơn

Ngày tiệc của cô Chín Sòng Sơn vào ngày 09/09 âm lịch.

Tượng Cô Chín Sòng Sơn được đặt thờ ở đền Sòng Sơn. Theo truyền thuyết kể lại, cô chính là một cung nữ trên thiên đình bị Ngọc Hoàng giáng xuống trần gian làm hầu Thánh Mẫu Liễu Hạnh do làm rơi vỡ chiếc chén ngọc.

6.Đền Cô Chín Thượng Ngàn (Cô Chín Tít Mù)

Không giống như cô Chín Giếng ở đồng Bằng, cô Chín Tít Mù ở thượng ngàn có tài trị bệnh bằng nước Suối rất tốt. Tuy nhiên, có rất ít người hầu về giá cô.

Đền Cô Chín Thượng Ngàn được lập ở Tít Mù – Đồng mở, trên đường lên Chầu 10 bỏ ba. Ai cầu cô ở miếu nước thiêng cô đều về in bóng trên suối, đầu quấn khăn tía. Để xin thuốc chữa bệnh, có người dâng thì dân cô lễ vật nón đỏ, người dâng nón xanh. Ngoài ra, Cô Chín Thượng Ngàn còn được thờ tại 7 Đền nơi Đức thánh Tản Viên Sơn Thánh

sự tích cô chín sòng sơn cô chín giếng

Vào thời Lê Triều, cố giáng xuống hạ trần và hiển linh báo cho một người đào được vàng ở ngay phía sau Đền của cô. Sau này, người dân này đã đầu từ phát tâm xây dựng vào Đền Cô.

Thông thường vào ngày lễ tết, người dân địa phương thường dâng lễ tại Đền Cô rồi sau đó đến lễ Chầu 10. Khi ngự đồng cô thường mặc áo ngắn vạt, chít khăn củ ấu giống như Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn. Cô chính là nữ tướng đã giúp Chầu Mười đánh giặc.

7.Đền Cô Chín Âm Dương

Cô Chín Âm Dương được thờ tại Đền Âm Dương Linh Từ ở xã Phú Long, Nho Quan, Ninh Bình. Dân địa phương thường gọi cô là Cô Bé Âm Dương.

Trong cuộc đại chiến Sòng Sơn quân lính bị thương rất nhiều và được đưa về Nho Quan, Ninh Bình để điều trị. Thấy vậy, vua cha đã sai Cô Bé Âm Dương giáng xuống trần luyện thuốc để cứu quân binh. Thuốc thần cô luyện được là lấy ở giếng đần đấy, đây là chiếc giếng có chín mạch nước nối liền với đền cô Chín Sòng Sơn.

Khi hoàn thành nhiệm vụ, cô thác hóa về trờ, đội an cô đã cứu giúp, dân làng và binh lính đã lập đền thờ phụng cô tại đây. Do chiến tranh tàn khốc nên đền Cô và giếng bị tàn phá và san lấp, hiện nay ngôi đền đã được xây dựng lại và cách đó khoảng 200m. Những ai có duyên với cô đều được cô ban tặng nước âm dương linh thiêng để chữa bệnh.

Nếu muốn đến đền Cô các bạn đến đền Đồi ngang rồi đi lên Phố Cát cách đó khoảng 3km đến thông 5, xã phú Long. Hỏi thăm đường đi Cúc Phương, đi thẳng một đoạn, gặp ngã 3 tô nhất thì rẽ tay trái rồi đi thắng. Đi tiếp khoảng 3 – 5 km nữa thì đến đền Cô Chín Âm Dương. Cũng có khá nhiều người sát cửa cô, được cô báo về những không biết đường về.

8.Căn cô chín biểu hiện như thế nào

Có rất nhiều bạn thắc mắc: Làm thế nào để biết mình có căn cô Chín. Để biết mình có căn cô Chín hay không, các bạn cần hiểu về cô, về đền thờ cô Chín, về các thần tích xung quanh cô Chín…Hiểu nhiều về Cô chưa đã rồi liên hệ với bản thân mình xem có những tố chất của Cô không.

Căn cô Chín được dùng để nói đến những người có duyên với nhà thánh. Khi được bề trên chọn làm người hầu đồng, giúp đỡ thiên hạ thì người đã phải phục tùng mệnh lệnh đó. Nếu không làm theo sẽ bị những ở cõi âm đày đọa làm cho sinh bệnh, làm ăn thất bát, bệnh hoạn triền miên, không tìm ra căn cơ sự việc.

Thứ hai, nhiều người có kinh nghiệm cho rằng: Những người có căn cô Chín thường được sinh vào tháng 9, nóng tính, đanh đá, thích nghề buôn bán hoặc thích nghe bàn về buôn bán cho dù bản thân không đi buôn bán gì. Tính tình thật thà, thẳng thắn và hay nói thẳng, không sợ mất lòng ai, tính rất hay thương người. Người con nhà Thánh, phải ầu Thánh thì ai cũng thích sạch sẽ, thích trang điểm và làm đẹp.

Nếu có duyên đi xem bói thì các thầy sẽ soi cho, còn cũng không hẳn cứ điệu đà hay đanh đá nọ kia lại bảo căn Cô, còn là con của Cô người của Cô, thì chỉ cầnvề cửa Cô sẽ biết đượcquyền Cô phép Cô. Đa số những người có Căn Cô sẽ rất sát âm, hay tự cảm nhận được về người âm dù có ra hầu hay không.

Đặc biệt với người mang căn cô Chín đó là khả năng nhìn ra bệnh tật của người khác dù là lần đầu mới gặp.

Những người mang căn cô Chín thường có tính cách hiền lành, thông minh, lanh lợi, sắc sảo, nhan sắc hơn người mang cốt canh thanh cao của một vị thánh tiên.

Cô chín thích màu hồng, cam, đỏ và đặc biệt rất yêu thích hoa. Cô chín khuôn mặt phúc hậu, tuy nhiên tính cách đôi lúc cáu giận và bướng bỉnh, nghiêm khắc nhưng luôn yêu thương mọi người và biết giúp đỡ người khác.

Những người có căn cô Chín thường có giác quan rất nhạy bén, trực giác tốt và đói việc như thần. người có căn Cô sẽ được dẫn dắt để yên bề đúng hướng, phục vụ hầu đồng,..

10.Ngày tiệc cô Chín ngày nào?

Để tỏ lòng thành kính và biết ơn, bạn có thể viếng thăm và dâng lễ Cô được tất cả các ngày trong năm. Tuy nhiên, để linh ứng nhất thì các bạn nên tham gia các ngày hội chính thức được diễn ra ở tại đền cô Chín vào 2 khung thời gian trong năm như sau:

Lễ hội rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đền cô Chín sau đó tới đèo Ba Dội nhằm vào ngày 26/2 âm lịch.Lễ hội Đền cô Chín chính nhằm vào ngày 9/9 âm lịch

Hát văn Cô Chín

Nguyên xưa giá ngự đền Sòng Quyền cai cửu tỉnh hầu trong bơ tòa Cây sung cô lấy làm nhà
Cây doi làm cửa trông ra ngoài đền

Thanh Hoa cảnh lạ vô biên Đời vua Minh Mệnh lập đền thờ ngay Mẫu thời ngự chín tầng mây Cô nay mắc võng ngự rầy cây sung
Âm dương có mạch giao thông

Chín mươi chín giếng công đồng chảy ra Đền thờ đường cái vô qua Lối vào Thanh Hóa lối ra Ninh Bình
Đồi ngang sơn thủy hữu tình

Đôi bên Long hổ đua tranh chầu vào Vốn xưa cô ngự Thiên Tào Bởi sa chén ngọc cung cao đế đình
Cho nên cô mới giáng sinh

Tuổi vừa tám chín gia hình còn thơ Trần gian uốn lưỡi đong đưa Ai mà không biết tình cô khó chiều
Có khi cô ngự cây kiêu

Ai đi đến đấy ra điều đơn sai Cô về tâu mẫu thiên đài Thu giam hồn phách bỏ ngoài giang tân
Làm cho mê mẩn tâm thần

Làm cho chuyển động tấm thân mơ màng Biết ra phải đến kêu van Cô tha thời được bình an lại lành
Tiên cô có phép tàng hình

Sai năm quan tướng lôi đình ở trong Phép cô lục trí thần thông Cô ảnh đầu đồng xem bói được minh
Ai mà lễ bái tâm thành

Việc gì cô cũng chứng minh phán truyền Dù ai tiến cúng về đền Mùi hương thấu đến tự nhiên cô về
Hương xông thơm ngát bốn bề

Ngự đồng truyền phán việc gì chẳng sai Ai mà xem bói cầu tài Cùng trong gia sự chẳng sai chút nào
Âm dương phần mộ thấp cao

Cô nay soi xét việc nào chẳng sai Phép cô linh ứng đại tài Tam tòa lục bộ khâm sai động đình
Dù ai đổi số nhân sinh

Tuy rằng chữ thập cải hình chữ thiên Phúc cho vô lượng vô biên Sai năm quan tướng về miền cây thông
Có khi cô hiện thung dung

Dạo chơi khắp hết đàng trong đàng ngoài Khi cô ngự cảnh bồng lai Gỉa người thục nữ trêu người tình nhân
Cát đằng duyên hợp tấn tần

Rong chơi khắp hết hải thần ngao du Khi về cực lạc tây cù Phủ Nghĩa cho đến Đông phù giáp ba
Phủ Giầy chốn ấy bao xa

Lên tâu xuống rộng vào ra vẹn mười Có khi biến hiện ra người Thảnh thơi cô lại ngự đồi cây thông
Đàng ngoài cho chí đàng trong

Ai mà biết đến cô Sòng độ cho Làm tôi đệ tử thánh cô
Dâng văn sự tích thỉnh cô giúp đền

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News