Phong Thuỷ

Sự tích heo năm giò ba móng

Sự tích heo năm giò ba móng

Heo năm giò ba móng là gì ?

Thông thường, heo chỉ có 4 móng. Đối với heo 5 móng, người Nam Bộ không dám nuôi, cũng không dám bán hay xẻ thịt. Họ tin rằng heo 5 móng là “cốt tinh”, người hóa kiếp heo, nếu nuôi trong nhà sẽ quậy phá, sinh chuyện lục đục nên họ đem thả vào chùa để nghe kinh Phật tu hành và xóa được tội lỗi.

Người ta quan niệm heo năm móng không phải là heo, mà là người nào đó bị đầu thai vào hình dáng súc vật. Những con heo năm móng không bao giờ bị mổ thịt, cũng không ai dám vất bỏ, vì rất có thể đó là người thân đã mất “lộn về” dưới hình dáng con heo.

Câu chuyện thứ nhất : Heo năm giò ba móng báo oán

Chuyện này bắt đầu bởi một quan niệm mang tính chất tâm linh của người Khmer về những con heo quái thai. Người Khmer tin rằng những con heo có năm móng (năm móng chân, thay vì bốn móng như thông thường – PV) hoặc ba giò (một chân móng đen, một chân móng trắng gọi là heo ba giò – PV) chính là cố tinh của người. Người ta còn đồn rằng, nếu gia đình nào nuôi phải thì sẽ gặp chuyện lục đục chẳng lành, còn nếu giết heo thì người giết heo, thậm chí cả nhà đó sẽ phải đền mạng. Nhà nào có heo này, muốn bán cũng không có ai mua, cho không ai dám lấy, cứ phải nuôi đến khi nó chết, đem mai táng cẩn thận, thì may ra mới thoát nạn. Sư phó Tú Linh kể, ngay tại ngôi làng Mahatup, cạnh chùa Mã Tộc, cách đây 10 năm, có một người đàn ông đang ngồi câu, thấy một con heo vừa to vừa béo thủng thẳng tiến lại gần. Chân con heo này đeo một chiếc vòng bạc. Nhìn qua ông này biết con heo là loài quái thai năm móng, được gia chủ đóng cho chiếc vòng bạc, rồi thả rông. Nó cứ lang thang “xin ăn” khắp nơi. Vốn vô thần vô thánh, lại đang lúc túng đói, ông ta liền dắt heo về chọc tiết. Ăn không hết, ông ta đem ra bán ngoài chợ. Không ai biết đấy là thịt heo năm móng, nhưng chẳng hiểu sao cả buổi chợ hôm đó, không ai tiến lại chỗ ông ta hỏi mua thịt heo. Ngay đêm hôm đó, ông tự dưng bần thần, đôi mắt từ đờ đẫn chuyển sang dại, rồi điên khùng luôn. Vợ chồng, con cái sinh ra lục đục, đánh nhau chí chóe. Ông này điên khùng một thời gian thì lăn ra chết. Sau vụ ấy, người dân trong làng nhìn thấy heo năm móng hoặc ba giò đi dọc đường là kính cẩn chắp tay hành lễ.

sự tích heo năm giò ba móng
  Bà cụ là phật tử quét dọn trong chùa Mã Tộc cũng kể lại một chuyện không kém phần kinh hoàng. Cách đây 7 năm, một ông chủ lò mổ chở đến chùa xác một con heo vừa bị chọc tiết, máu vẫn còn chảy ròng ròng. Ông chủ lò mổ này cùng gia đình vừa khóc vừa lạy, mong nhà chùa hóa giải kiếp nạn vì lỡ mua và giết một con heo 5 móng. Số là đám thợ mổ của ông không để ý, đến khi chọc tiết, làm lông mới nhìn đến móng chân nó, và đếm thấy có năm móng chứ không phải là bốn móng như thông thường. Nhà chùa lúc đó cũng làm lễ hóa giải. Ông này cũng xây mồ chôn heo tử tế, nhưng rồi ông ta cũng không thoát được sự báo oán của con heo “thành tinh” này. Hiện ông ta bị tâm thần, suốt ngày lang thang ở thành phố Sóc Trăng.

Câu chuyện thứ hai :Chuyện liêu trai về “heo năm móng thành tinh báo oán”

Đầu năm 2013, ở miền Tây bỗng rộ lên câu chuyện về những chú heo 5 móng “thành tinh báo oán” những ai đã “hóa kiếp” chúng. Câu chuyện này xuất phát từ lời kể bình thường của một vị sư nhằm giải thích cho khách thập phương khi họ nhìn thấy mấy ngôi mộ của những “Heo 5 móng”. Do sự đồn thổi, thêu dệt trở thành chuyện ly kỳ, chứa đựng màu sắc huyễn hoặc.

Bà con người Khmer rất sợ heo năm móng, ba giò (không phải thiếu một giò mà ba giò kia một màu lông, giò còn lại có màu lông khác, đen hoặc trắng chẳng hạn. Không rõ dựa vào đâu mà người ta tin rằng, những con heo đó là cốt tinh của người, nó là linh hồn của con người đầu thai. Những người đó vốn gây nhiều tội ác, nên bị đày làm kiếp heo.

Chính vì mang linh hồn của kẻ ác, nên những gia đình nuôi nó sẽ phải gặp tai họa. Người Khmer tin rằng, gia đình nào nuôi phải con heo này thì sẽ gặp bất hạnh, gia đình lục đục, vì bị cốt tinh của con heo quấy phá. Tuy nhiêu, nếu giết heo thì cả nhà sẽ phải đền mạng.

Chính vì thế, gia đình nào nuôi phải heo năm móng, ba giò, thì phải nuỗi dưỡng và chăm sóc nó đến già. Khi heo chết, phải mai táng cẩn thận như người, mới mong thoát kiếp nạn.

Rồi cũng từ những gia đình đen đủi nuôi phải heo năm móng, ba giò, đã nghĩ ra phương thức giải hạn cho mình bằng cách đẩy “heo quái thai” cho nhà chùa nuôi. Họ tin rằng, nhà chùa là nơi thích hợp, có thể nâng đỡ linh hồn tội lỗi, bị đày làm kiếp heo.

Khi con heo quái thai được nuôi dưỡng, được nghe kinh Phật sám hối thì không phá phách con người nữa và cũng vì thế mà hóa giải được tai họa. Vậy là nhà chùa tự dưng biến thành “nơi nuôi dưỡng heo quái thai”.

Nhà sư Tú Linh cho biết, con heo đầu tiên mà chùa nuôi là vào năm 1989, cách nay đã  25 năm. Khi đó, chùa Dơi còn khá hoang vu, cây cối rậm rạp, dơi bay rợp trời, đậu dày đặc trong vườn cây cổ thụ. Trong chùa có bà cụ Khiên, là người trông nom, quét dọn chùa.

Đêm ấy, sau một ngày mệt nhọc vì quét dọn chùa, dẫy cỏ ngoài vườn, thì bà Khiên nằm ngủ mê mệt. Trong giấc mơ, Bồ Tát hiển linh bảo với bà rằng, ngày mai, sẽ có một nữ thí chủ đến chùa xin quy y. Bà Khiên giật mình tỉnh giấc, toàn thân toát mồ hôi. Bà trở dậy, thắp hương trên chính điện. Bà Khiên tin rằng, Bồ Tát hiển linh đã thông báo với bà một tin trọng đại.

Sáng hôm sau, bà Khiên dậy sớm hơn thường lệ. Vừa quét chùa, bà vừa ngó chừng ra cổng xem có ai đến không. Ngày đó, chùa Dơi rất vắng, lại chỉ có một cổng nhỏ, nên ai ra vào bà đều kiểm soát được. Gác cửa mãi đến tận trưa mà chẳng thấy nữ thí chủ nào như lời Bồ Tát báo mộng. Nghĩ rằng giấc mộng không hiển linh nên bà Khiên tiếp tục công việc quét dọn của mình.

Bà Khiên ngỡ ngàng khi phát hiện ở phía sau chùa, trong vườn dơi, có một con heo cái rất lớn đang ngủ ngon lành. Không biết heo nhà ai xông vào chùa, làm ô uế không gian thanh tịnh, nên tức mình, bà Khiên cầm chổi đập nhẹ vào mông, đánh thức nó dậy.

Tuy nhiên, bà Khiên làm đủ trò mà con heo không chịu dậy, cứ ủn ỉn, rồi rên la, cứ đứng ì một chỗ, không chịu nhúc nhích.Một du khách bỗng hét lên: “Heo năm móng bà ơi! Heo này thiêng lắm, là cốt tinh của người đấy! Nó vào chùa là có duyên với nhà chùa rồi bà ạ”.

Lúc này, bà Khiên mới nhìn xuống chân con heo ấy, hóa ra là heo năm móng thật. Khi ấy, bà mới giật mình nhớ lại giấc mộng đêm qua. Thì ra, nữ thí chủ đến chùa quy y chính là “nàng heo” này.

Bà Khiên không đuổi heo đi nữa, mà dùng nước lá tắm cho vị khách kỳ lạ này như rửa bụi trần. Nhà chùa nghe chuyện bà Khiên kể, rồi chứng kiến những biểu hiện lạ của “thí chủ mới đến cửa chùa”, cũng tin giấc mộng của bà Khiên là điềm báo của Phật.

Vì thế, nhà chùa đã làm đủ các thủ tục cần thiết để nhận “cô heo” vào chùa. Bà Khiên chuẩn bị chỗ cho heo ở. Với nhà phật, con heo cũng là một kiếp sống, nên nhà chùa đối xử với heo như mọi thành viên trong chùa. Ngày nó chạy rong trong khuôn viên, tối chui vào ổ ngủ và đến bữa thì được các nhà sư mang đồ ăn cho. Thí chủ quy y kỳ lạ đó được mọi người đặt tên là Năm Hợi.

Người dân thêu dệt đủ thứ chuyện kỳ bí quanh con heo này. Nghĩ rằng nhà chùa có khả năng hóa giải nghiệp chướng heo năm móng, ba giò nên người dân quanh vùng dắt những con heo này đến gửi nhà chùa nuôi.

Ở chùa, đàn lợn cũng ăn theo chế độ ăn ngọ, tức là chỉ ăn uống trước 12 giờ mỗi ngày, sau giờ đó là không ăn gì nữa. Khẩu phần ăn của chúng đơn giản như các nhà sư, khất thực được thứ gì thì ăn thứ đó. Đồ ăn chủ yếu là đồ chay. Thế nhưng chẳng hiểu sao chúng lại lớn rất nhanh.

Cô “Năm Hợi” đạt kích cỡ khổng lồ nhất, nặng đến 400kg, trông lừng lững như một chú voi con. Năm Hợi ở chùa được 7 năm thì “viên tịch” vì tuổi già.

sự tích heo năm giò ba móng

Sư Tú Linh ở chùa này cho biết, cuối năm 1996, “Năm Hợi” chọn một nơi yên tĩnh ở góc vườn chùa nằm nghỉ rồi “hóa” một cách thanh thản, như thể tránh cho du khách viếng chùa khỏi trông thấy hình ảnh buồn. Chính những biểu hiện kỳ lạ này mà khi “Năm Hợi” chết, nhiều người đã đến hương khói, cúng vái và họ đều xưng  hô là “cô Năm Hợi”.

Sau khi  “Năm Hợi”, cũng như những anh, chị heo khác ở chùa chết, cũng đều được các sư chôn cất trong nghĩa địa sau chùa. Lễ mai táng cũng đầy đủ thủ tục, như mai táng người đã khuất.

Sau khi Năm Hợi “hóa”, một ngày, có người đàn bà từ thành phố Hồ Chí Minh tìm đến chùa, nước mắt sụt sùi bảo với các nhà sư: “Nhiều lần người mẹ quá cố của con báo mộng rằng, mẹ con hóa kiếp thành heo, tên là Năm Hợi, sống ở chùa Mahatup (chùa Dơi, chùa Mã Tộc ). Con mong các nhà sư cho con được làm lễ cầu hồn để linh hồn mẹ con được siêu thoát”. Nhà chùa đã đồng ý để người phụ nữ này đạt được ước nguyện.

Lễ cầu siêu hoành tráng xong xuôi, thì người phụ nữ này chỉ đạo thợ xây ngôi mộ, vẽ hình một con heo béo tốt lên bia, ghi tên Năm Hợi, với cả ngày “hóa”.  Sau lần đó, các chủ gửi heo năm móng, ba giò đến chùa cũng học theo. Khi nào lợn chết, được nhà chùa thông báo, họ đến làm lễ mai táng, rồi xây mồ yên mả đẹp cho heo. Thế là sau ngôi chùa Dơi huyền bí, xuất hiện một nghĩa địa heo rất kỳ lạ như vậy.

Hãy lắng nghe bộ truyện về loài heo thành tinh này nhé

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News