Kiêng Kỵ

Tất tật về tạ mộ cuối năm: Văn khấn, sắm lễ, ý nghĩa, kiêng kỵ phong thủy

Tạ mộ cuối năm là nghi thức mời ông bà tổ tiên về ăn Tết, người Việt rất coi trọng. Bài viết dưới đây là tất tật về tạ mộ cuối năm gồm văn khấn, sắm lễ, ý nghĩa, kiêng kỵ, ai nên đi tạ mộ…

lễ tạ mộ cuối năm, phong thủy âm trạch, phong tục đón tết, phong tục ngày tết, phong tục việt nam, tạ mộ cuối năm, văn khấn lễ tạ mộ, tất tật về tạ mộ cuối năm: văn khấn, sắm lễ, ý nghĩa, kiêng kỵ phong thủy

1. Ý nghĩa lễ tạ mộ cuối năm

Phong tục tập quán người Việt từ xưa có câu “Sống cái nhà, chết cái mồ”. Người Việt coi trọng mộ phần, coi đây là nhà của người đã khuất.

Cứ mỗi khi năm hết Tết đến, người ta cần sửa sang, quét dọn nhà cửa cho khang trang đẹp đẽ để đón Tết, thì đối với mộ phần của người thân cũng cần được sửa sang như vậy.

Vì thế, các gia đình thường duy trì tục lệ đi tạ mộ cuối năm. Nghi thức này thường được tiến hành từ 20 đến 30 tháng Chạp theo Lịch âm.

Ý nghĩa cúng tạ mộ cuối năm là nhớ ơn tổ tiên, mời người thân đã khuất về ăn Tết. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường cố gắng trở về cố hương vào dịp này để tạ mộ, sum họp với gia đình.

Đây cũng là cách để con cháu cảm ơn thần linh, thổ địa khu vực có mộ phần. Việc này tương tự như con cháu làm lễ tạ thần linh, thổ địa gia tiên, tiền chủ nơi nhà đang sống dịp cuối năm.

2. Tạ mộ cuối năm 2020 vào ngày nào?

“Sống cái nhà, chết cái mồ”, người Việt ta có câu như vậy, ý rằng lúc sống có được cái nhà che mưa che nắng thì khi chết cũng có cái mồ làm nơi an nghỉ giấc trăm năm. Phần mộ chính là nhà của người đã khuất.

Cuối năm chúng ta sơn sửa nhà cửa, quét dọn sạch sẽ cho nhà mình thơm tho sạch sẽ đón Tết thì cũng phải nhớ đi tạ mộ cuối năm, sang sửa cho phần mộ của người thân được gọn gàng, sạch đẹp.

Vậy nên làm lễ tạ mộ cuối năm vào ngày nào? Người ta không ấn định 1 ngày cụ thể để làm lễ tạ mộ cuối năm, nhưng thường thì lễ tạ mộ sẽ được tiến hành vào những ngày cuối tháng Chạp, tức khoảng ngày 20 đến ngày 30 tháng Chạp.

Làm như vậy là để kịp sửa sang mộ phần cho đẹp trước Tết, cũng là nhân dịp này để mời ông bà tổ tiên, mời người thân về nhà cùng cả gia đình ăn Tết vào trưa ngày 30, khi nhà nhà làm lễ cúng Tất niên.

Tạ mộ cuối năm 2020 Canh Tý vào ngày nào? Theo tuvingaynay.com thì lễ cúng tạ mộ cuối năm 2020 Canh Tý thường được tiến hành từ ngày 1/2/2021 đến ngày 11/2/2021 theo lịch dương.

3. Vì sao có lễ tạ mộ cuối năm?

Đây là phong tục, tục lệ có từ xa xưa, thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của con dân đất Việt. Với người dân nước ta, mộ phần là nơi vô cùng thiêng liêng, không chỉ đặt phần thân thể của người đã khuất mà còn là nơi linh hồn trú ngụ khi đã sang thế giới bên kia.

Lễ tạ mộ được tổ chức vào dịp cuối năm cũng là một dịp để con cháu tưởng nhớ về những người đã khuất, cũng là để tạ ơn thần linh, thổ địa khu vực đặt mộ phần đã chiếu cố, bảo vệ cho người đã khuất trong suốt 1 năm ròng.

Lễ này cũng giống như chúng ta làm lễ tạ thần linh, thổ địa gia tiên ở nhà mình đang sống vậy. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, các cụ ta từ xưa đã dạy như vậy.

Đây là khía cạnh tâm linh trong đời sống văn hóa Việt. Người đã mất ngoài việc tồn tại trong tâm tưởng của người đang sống thì còn tồn tại qua việc thờ cúng trên bàn thờ và ngoài mộ phần.

Người ta cho rằng phần Âm và phần Dương luôn có mối liên kết đặc biệt với nhau. Nếu như phần Âm được chăm sóc tốt và đúng cách thì con cháu sẽ được tổ tiên phù hộ, bởi “Âm siêu, Dương thái”. Nếu mộ phần bị bỏ bê, việc thờ cúng bê trễ thì đời sống của người ở cõi trần cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Con cháu trong nhà vào thời điểm này trong năm dù đi làm ăn xa cũng sẽ cố gắng trở về, cùng cả gia đình tham gia lễ tạ mộ.

4. Quan tâm tới tất cả mộ phần dòng họ

Đi lễ tạ mộ hãy lưu tâm đến tất cả các cụ trong dòng họ, bởi không có các cụ lớn thì sao có các cụ gần để phù hộ cho con cháu làm ăn có tài lộc?

Cũng không nên chỉ thắp hương mỗi nhà mình, mà với “xóm giềng” cạnh các cụ cũng nên “thăm hỏi”. Nếu có những ngôi mộ vô chủ cũng thắp cho “họ” nén hương.

Theo tâm linh thì “phương tiện” để con cháu tưởng nhớ, kết nối với gia tiên là bàn thờ và mộ phần. Bàn thờ và mộ phần tổ tiên được chăm sóc tốt và đúng cách con cháu sẽ được phù hộ, nếu không con cháu có bị ảnh hưởng, bởi “âm siêu, dương thái” – nghĩa là phần âm có nhẹ nhàng siêu thoát thì các cụ mới phù hộ được cho con cháu.

5. Việc chính khi đi tạ mộ cuối năm là gì?

Theo các chuyên gia, khi đi tạ mộ cuối năm, một trong những phần việc chính là dọn dẹp sạch sẽ khu vực mộ phần và lân cận cho phong quang, thoáng đáng.

Là mộ đất có thể đắp lại nấm cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại, cây hoang mọc trùm lên mộ, cũng là cách giảm bớt rắn, chuột đào hang, làm tổ. Đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ tổ tiên, ông bà.

Tiếp đó là việc cúng khấn tổ tiên nơi phần mộ.

Theo sách Táng Kinh, khi đi tạ mộ, cần quan sát phần mộ, nếu thấy có những điều sau thì cần cải tạo càng sớm càng tốt. Điều này chưa có căn cứ khoa học, nhưng có thể làm để củng cố niềm tin và sự thanh thản của con cháu với gia tiên.

Việc cải tạo sớm cụ thể như sau:

– Mộ phần ở nơi trũng, thấp mà vô cớ nứt nẻ, bát hương vỡ nứt.

– Có nước chảy vào phần mộ.

– Nhân khẩu bất an, sự nghiệp thất bại, gia sản hao hụt.

– Trong nhà có nam/ nữ hay gây điều tiếng; nhà có con cái ngỗ nghịch, hay ăn phải đồ độc, mắc bệnh điên cuồng, kiếp hại, hình trường…

6. Sắm lễ tạ mộ cuối năm cần những gì?

Tùy từng phong tục tập quán của từng địa phương mà việc sắm lễ và cúng lễ tạ mộ cuối năm có sự khác biệt. Thông thường, lễ tạ mộ thường có đủ hương hoa, đồ chay mặn như dưới đây.

Lễ tạ cuối năm gồm những gì còn tùy theo phong tục địa phương và gia cảnh của từng nhà, song 1 lễ tạ mộ thông thường sẽ có đủ hương hoa, đồ chay mặn như sau:

  • 10 bông hoa hồng đỏ
  • 3 lễ trầu cau (tức 3 lá trầu, 3 quả cau, nên chọn cau trầu tươi, cau có cành dài và đẹp)
  • 1 đĩa trái cây (thường gồm 5 loại trái cây hoặc có số lượng là lẻ, từ 3-5-7 quả, theo quan niệm lẻ âm – chẵn dương)
  • 1 đĩa xôi
  • 1 con gà trống thiến luộc nguyên con (có nơi là gà trống hay mái đều được, cũng có thể là khẩu thịt lợn luộc)
  • 1 chai rượu
  • 1 hộp chè (hoặc 1 gói chè)
  • 1 bao thuốc lá (hoặc thuốc lào)
  • 2 nến cốc màu đỏ
  • Ngoài ra, gia chủ sẽ cần chuẩn bị thêm đồ vàng mã, cụ thể như sau:
  • Tiền vàng (tùy tâm, thường chia làm 4 đĩa/lễ)
  • 1 cây hoa vàng hoa đỏ
  • 5 con ngựa mã (nên chọn 5 con với màu sắc khác nhau). Trên lưng mỗi con ngựa lại đặt 10 lễ tiền vàng gồm tiền xu, tiền vàng lá, tiền âm phủ.
  • 5 bộ đồ mã (gồm mũ, áo, hia) có kèm ngựa, cờ lệnh, kiếm và roi ngựa. Đây là số lượng thường dùng, nhưng tùy vào số lượng mộ phần thì có sự thay đổi phù hợp. Thêm nữa, nên căn cứ vào giới tính, lứa tuổi của vong hồn mà chọn lựa đồ mã dâng lên cho phù hợp.

7. Văn khấn tạ mộ cuối năm

Lễ tạ mộ cuối năm có nhiều bài văn khấn, dành cho nhiều đối tượng khác nhau. Nếu không hiểu kỹ về “tâm khấn”, thì lời khấn không mấy linh nghiệm.

Dưới đây là bài cúng tạ mộ cuối năm chuẩn văn khấn cổ truyền:

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy ngài Địa tạng vương bồ tát.

– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.

– Con kính lạy ngày Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.

– Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghiã trang này.

– Con kính lạy hương linh cụ:………………………………………………………

Hôm nay là ngày… …….tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.

Tín chủ (chúng) con là:………………………………………………………………

Ngụ tại:………………………………………………………………………………….

Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả,kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:……………kỵ nhật là…….có phần mộ táng tại…………được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.

Âm dương cách trở

Bát nước nén hương

Thành tâm kính lễ

Cúi xin chứng giám

Phù hộ độ trì

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!.

8. Kiêng kỵ khi đi tạ mộ cuối năm

– Ở nghĩa trang có nơi thờ Thần linh, Thổ địa riêng thì nên bày lễ 2 nơi, tùy theo phong tục địa phương mà có điều chỉnh thích ứng. Nhưng tránh dâng cúng những đồ sát sinh trong lễ cúng tâm linh.

– Tạ mộ vào giờ nào tùy vào điều kiện, thời tiết thuận lợi, và sức khỏe cho phép. Nhưng tốt nhất nên chọn ngày tạnh ráo, ấm áp, tránh ngày mưa rét, sấm chớp.

– Tránh đi tạ mộ quá sớm hay quá muộn. Bởi thời điểm này âm khí nặng nề, không tốt cho sức khỏe.

– Nghi lễ tạ mộ không nên làm linh đình, tốn kém để khoe mẽ. Cũng không nặng về hình thức, đốt vàng mã lớn kiểu mê tín.

– Kiêng kỵ việc ăn đồ cúng ở nghĩa trang, vì dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa (chưa kể đến vấn đề tần số tâm linh).

– Kiêng kỵ việc nô đùa, ngồi lên những ngôi mộ vì bị coi là bất kính.

– Kiêng việc ngồi thiền, tập dưỡng sinh, thể dục ở đó vì uế khí dễ xâm nhập vào cơ thể.

– Đi tạ mộ về, nên hơ lửa hoặc tắm nước gừng để thanh lọc các chược khí, âm khí bám vào người và quần áo…

9. Ai nên và không nên đi tạ mộ cuối năm

Ai nên đi làm lễ cúng tạ mộ cuối năm?

Theo lệ thường, lễ cúng tạ mộ thường do cao niên trong gia tộc đảm nhiệm, vì thế họ là những người không thể thiếu trong lễ cúng này. Ở những gia đình mà các cụ già sức khỏe yếu thì sẽ do người nam lớn tuổi, trưởng thành tiến hành.

Vào ngày làm lễ tạ mộ, con cái trong nhà, không phân biệt trai gái, dù là đi làm ăn xa cũng sẽ trở về để làm lễ. Trước kia những công việc này thường chỉ có các Đinh, tức nam giới trong gia đình, họ tộc tham gia nhưng ngày nay thì lệ đó không còn nữa.

Cha mẹ cũng có thể cho con nhỏ đi theo tạ mộ, vừa là để cho con cháu biết dần vị trí mộ phần của người thân nhà mình, vừa là để giáo dục con cháu về lòng hiếu thảo, tinh thần uống nước nhớ nguồn, kính trọng và hiếu đễ với tổ tiên.

Ai không nên đi tạ mộ?

Lễ tạ mộ cuối năm được tiến hành ở mộ phần, nghĩa trang, là nơi khá hoang vắng, âm khí vượng… nên nếu muốn đi tạ mộ thì đầu tiên cần phải xem xét về vấn đề sức khỏe.

Những người đang ốm yếu, mắc bệnh, phụ nữ có thai, phụ nữ trong kì “đèn đỏ”… thường sức khỏe không được tốt bằng người bình thường. Ngay cả người bình thường, nếu cảm thấy sức khỏe không ổn thì cũng nên hạn chế đến những nơi nhiều âm khí, càng nên hạn chế tham gia những hoạt động ở nghĩa trang như làm lễ tạ mộ.

Theo quan niệm dân gian, trẻ nhỏ dưới 10 tuổi yếu bóng vía, hay bị ma quỷ “trêu”, cũng không nên đi cùng người lớn ra nghĩa trang, làm lễ cúng tạ mộ cuối năm.

Những điều kiêng kị này đã được truyền lại từ đời này qua đời khác. Tuy nhiên, những điều này không hoàn toàn là mê tín mà phần nào đó cũng có cơ sở khoa học. Nghĩa trang thường được đặt ở nơi xa khu dân cư, ít người sinh sống, lại là nơi chôn cất nên không khí cũng lạnh hơn nơi ở bình thường, người nào sức đề kháng kém dễ bị nhiễm lạnh.

Thời điểm cuối năm ở miền Bắc là mùa đông, thời tiết khắc nghiệt hơn, nếu không cẩn thận cũng dễ mắc các bệnh thời khí.

Nếu không chú ý đến những điều này, đi cúng tạ mộ về ốm đau, bệnh tật lại tưởng là phạm phải cấm kị, bị thần linh, tổ tiên “quở trách”, bị ma tà “ám”… rồi lại thành miếng mồi ngon cho những chiêu trò mê tín dị đoan.

10. Lễ tạ mộ cuối năm và lễ tảo mộ cuối năm có khác nhau không?

Nghi lễ tạ mộ và tảo mộ là 2 lễ hoàn toàn khác nhau về thời gian thực hiện cũng như ý nghĩa.

– Theo nghĩa đen, “tảo mộ” tức là quét dọn, tu sửa cho ngôi mộ, còn “tạ mộ” thì là làm lễ tạ ơn chư vị thần linh cùng vong linh người đã khuất.

– Về thời gian thực hiện: Lễ tạ mộ cuối năm thường được tiến hành vào thời điểm cuối năm, trong những ngày giáp Tết, thường là từ ngày 20 hoặc 23 đến ngày 30 tháng Chạp. Còn tảo mộ được diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, tức là vào thời điểm đầu năm, hay còn gọi là Tết Thanh Minh.

– Xét về ý nghĩa: Tạ mộ cuối năm là khi các gia đình ra mộ tổ tiên, người thân đã khuất của mình để lễ tạ Thổ thần, đắp đất, sang sửa mộ phần, dâng lễ mời vong linh gia tiên về cùng con cháu sum vầy ngày Tết, đón năm mới sắp sang.

Còn lễ tảo mộ đầu năm thì vào tiết Thanh Minh, khi còn là đầu xuân năm mới, con cháu sẽ ra mộ phần gia tiên, người thân đã khuất để sửa sang mồ mả, đắp đất trồng hoa, nhổ bỏ cỏ dại, quét vôi…

Tuy nhiên, giữa 2 nghi thức này cũng có điểm chung, mang nét đẹp văn hóa tâm linh người Việt. Đó đều là dịp để người sống nhớ ơn người đã khuất, mong cho vong linh người đã khuất được an ổn nơi chín suối, phù hộ cho con cháu đời sau thêm phần hưng vượng.

11. Những điều cần lưu ý khi làm lễ cúng tạ mộ cuối năm

Thời gian làm lễ cúng không quá khắt khe, chính vì thế gia đình có thể tùy thuộc vào điều kiện của gia đình, cũng như xem xét thêm về vấn đề sức khỏe và thời tiết. Tốt nhất nên chọn ngày tạnh ráo, ấm áp để lễ cúng được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ nhất.

Không nên đi tạ mộ vào ngày trời mưa gió, sấm chớp… dễ gây nguy hiểm. Với những gia đình ở miền Bắc, mùa đông khắc nghiệt nên dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, chớ nên làm lễ vào những ngày rét mướt đại hàn.

Khi đi tạ mộ, tránh đi vào lúc quá sớm, khi sương đêm còn chưa tan hết, cũng không nên đi khi trời đã muộn, chiều tối nhập nhoạng và đêm âm khí nặng, đi lại cũng khó khăn, dễ gây nguy hiểm.

Khi làm lễ phải giữ lòng thành kính, không nên cười đùa cợt nhả, không nên nói to nói lớn, bất kính với người đã khuất. Cha mẹ nếu đưa con nhỏ đi theo thì nên để mắt trông coi con trẻ, tránh để trẻ vô tình làm điều bất kính hay chạy nhảy nô đùa lung tung, vấp ngã mà bị thương.

Không nên ngồi lên trên mộ, dễ gây ra hình ảnh phản cảm, bất kính với người đã khuất. Cũng không nên tranh thủ tập thể dục, dưỡng sinh, ngồi thiền ở nơi nghĩa trang, hàn khí xâm nhập vào người dễ gây bệnh tật.

Lễ tạ mộ cuối năm quan trọng ở tấm lòng thành kính, không nên làm lễ linh đình, tốn kém. Con cháu nhớ ơn thần linh, tổ tiên nên làm lễ cúng chứ không phải để khoe mẽ, chớ nên đặt nặng về hình thức, càng không nên đốt nhiều vàng mã, vừa tốn kém mà vừa cổ xúy cho lệ mê tín dị đoan.

Đồ cúng lễ không nên hạ lễ rồi hưởng lộc, ăn đồ cúng ở ngay nghĩa trang. Thực phẩm để ngoài trời thời gian dài, tiếp xúc với môi trường nơi mộ phần không được vệ sinh, ăn vào dễ gây ra các vấn đề về sức khỏe, không tốt cho hệ tiêu hóa.

Sau khi đi tạ mộ về, nên dùng vỏ bưởi, bồ kết đốt lên để hơ qua người cho ấm, cũng là để tránh hơi lạnh bám vào người. Ngoài ra, có thể lấy gừng đun nước tắm, vừa để làm ấm người, vừa để xua đi hàn khí, âm khí nơi mộ phần.

Một điều nữa cần ghi nhớ khi đi làm lễ cúng tạ mộ, đó là luôn nhớ kĩ việc này là để thể hiện lòng hiếu kính, tưởng nhớ người đã khuất. Con cháu phải giữ tâm thành kính, làm những điều thiện lành để hồi hướng công đức cho ông bà, tổ tiên và người thân đã mất. Hãy để tục lệ tốt đẹp này được lưu truyền chứ đừng trở nên biến chất và biến mất.

Theo Tử Vi Ngày Nay/Tổng hợp!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News