Phong Thuỷ

Tháng Cửu độc là gì? Vì sao tháng 5 âm lịch được gọi là tháng Cửu độc?

Tháng Cửu độc là gì? Tại sao tháng 5 âm lịch được gọi là tháng Cửu độc? Vì sao trong tháng này lại kiêng kỵ chuyện chăn gối? Bạn có tin vào những lời răn dạy của ông cha để lại đó hay không?

tháng 5 âm lịch, tháng cửu độc là gì, tháng cửu độc là gì? vì sao tháng 5 âm lịch được gọi là tháng cửu độc?

Theo quan niệm dân gian, tháng 5 âm lịch còn có tên gọi khác là tháng Cửu độc, do trong tháng này có 9 ngày mà thân thể xuất hiện cửu độc giống như độc rắn, rết, bướm, bọ cạp,… khiến cơ thể dễ bị hao tổn nguyên khí.

Cái tên nghe thôi cũng thấy có phần đáng sợ. Theo lời ông cha để lại, trong tháng này có rất nhiều điều phải kiêng kỵ, nhất là chuyện chăn gối càng nên tránh, không nghe lời mà làm bừa thì hậu họa khôn lường, nhẹ thì sức khỏe hư hao, nặng thì mệnh vong mệnh sát.

Vậy quan điểm trên có chính xác hay không? Bạn đã hiểu gì về tháng Cửu độc? Hãy cùng tuvingaynay.com lần về ngọn nguồn của những quan niệm dân gian để lý giải một cách đúng đắn nhất nhé.

A. 9 quan niệm dân gian và kiêng kỵ trong tháng Cửu độc

1. Tháng 5 theo lịch âm có 9 ngày sau được coi là 9 ngày độc (Cửu độc): 5, 6, 7, 15, 16, 17, 25, 26, 27. Đây là những ngày mà dân gian đồn đại là thời điểm mà “Thiên địa giao thái cửu độc nhật”, các loại độc trong trời đất cùng tụ lại.

Ngày 5: đây là Tết Đoan Ngọ cũng là ngày đứng đầu trong 9 ngày độc, dễ gặp yêu vong, tai họa bất ngờ nên uống rượng hùng hoàng, ngải thực vật để tránh tà.

Ngày 6: ngày gặp yêu vong, bất trắc, tai họa, nên ăn chay để tích phúc, giảm hung.

Ngày 7: ngày gặp yêu vong, bất trắc, tai họa

Ngày 15: ngày Rằm trăng tròn, gặp yêu vong, bất trắc, tai họa, lại trúng ngày âm vượng nhất.

Ngày 16: ngày nguyên khí đất trời của vạn vật tạo hóa tổn hao, phạm phải thì trong vòng 3 năm vợ hoặc chồng bỏ mạng.

Ngày 17: ngày gặp yêu vong, bất trắc, tai họa.

Ngày 25: ngày trăng mờ tối, gặp yêu vong, bất trắc, tai họa.

Ngày 26: ngày gặp yêu vong, bất trắc, tai họa.

Ngày 27: ngày gặp yêu vong, bất trắc, tai họa lại có tranh chấp giáng xuống.

Ngoài ra, còn có ngày 14 âm lịch cùng được liệt vào cấm kị. Trong những ngày này, phải khiêm nhường đoan trang, cấm kị sát sinh, hành lạc, nếu không sẽ tổn hao nguyên khí nghiêm trọng. Cụ thể phân chia các cấp độ “Độc” như sau:

Sơ độc nhật

Mùng 5 tháng 5 âm, tức Tết Đoan Ngọ Mùng 6 tháng 5 âm
Mùng 7 tháng 5 âm

Trung độc nhật

Ngày 15 tháng 5 âm Ngày 16 tháng 5 âm
Ngày 17 tháng 5 âm

Mạt độc nhật

Ngày 25 tháng 5 âm Ngày 26 tháng 5 âm
Ngày 27 tháng 5 âm

Thiên địa giao thái nhật

Ngày 14 tháng 5 âm

Ngày Thiên địa giao thái được tính là thời điểm giờ Tý ngày 14 tháng 5 âm lịch, là lúc mà Tứ thiên vương tuần hành.

2. Tháng 5 âm lịch là “tháng độc”. Nam giới phải tiết chế lục dục, ăn uống thanh đạm, không nên ăn đồ chua mà năng ăn đồ có vị đắng để ích gan bổ thận. Nên tĩnh dưỡng, giữ tâm thế an yên, hài hòa.

3. Trong tháng 5 âm lịch, con gái đã đi lấy chồng thì nên về nhà đẻ ở một tháng, nhất là trong các ngày Cửu độc.

4. Dân gian còn gọi tháng 5 âm lịch là “tháng thối nát”, vì thời điểm này những đồ vải vóc, gỗ hay sợi dễ bị ẩm mốc, thối nát.

5. Thời cổ đại, vì cho rằng tháng 5 âm lịch mang nhiều điềm không lành nên gọi là “tháng ác” hay “tháng độc”. Tháng này trời sinh đủ loại kịch độc, trong đó có 5 loài động vật độc nhất là Rắn độc, Bọ cạp, Rết độc, Thằn lằn độc, Cóc độc. Tương truyền, trong ngày Tết Đoan Ngọ, người ta cắt giấy đỏ thành hình 5 con vật này rồi dán lên cửa sổ, làm “Bùa ngũ độc”, xua đuổi chúng tránh xa nơi người ở.

6. Tháng 5 âm lịch, không được cạo trọc đầu, cắt trụi tóc trẻ sơ sinh, bởi trẻ nhỏ trên đỉnh đầu Tín Môn (tức thóp) vẫn chưa hoàn toàn được phong bế.

7. Buổi trưa các ngày nên nghỉ ngơi, tốt nhất là ngủ trưa một lát.

8. Không nên nghỉ qua đêm ở ngoài trời, lộ thiên. Không ngủ trên đất, đá… dễ bị nhiễm lạnh, cảm phong hàn.

9. Quần áo phải giữ sạch sẽ, thường xuyên giặt giũ, nếu không sẽ dễ bị mụn nhọt.

B. Những câu chuyện cổ lý giải về cấm kỵ trong tháng Cửu độc

1. Trong “Hoàng đế nội kinh” có ghi lại câu chuyện như này.

Tuyên Viên hoàng đế và Tố Nữ nói chuyện với nhau. Hoàng đế hỏi Tố Nữ: “Hàng năm cứ đến tháng 5 âm lịch là thời điểm trời đất giao thoa, nam nữ kiêng chuyện chăn gối, ai phạm phải thì trong vòng 3 năm tất bệnh mà chết. Lấy gì ra để biết đó là có thật?”

Tố Nữ đưa ra 3 cách nghiệm chứng như sau:

Cách 1: Lấy một thước vải trước, vắt qua tường bao, sáng hôm sau ra xem, trên vải tất có huyết sắc.

Cách 2: Giờ Tý (23h – 1h) ngày 16 tháng 5 âm lịch là lúc đêm khuya, ra ngoài quan sát sắc trời, nếu thấy có mây ráng đỏ trên bầu trời thì là dị tượng, là điềm có chuyện hung sắp tới.

Cách 3: Người nửa tin nửa ngờ thì trong những ngày ra cho kẻ ăn mày chút bạc lẻ, bảo họ đi tìm kĩ nữ hành lạc, sau đó quan sát người đó, phần lớn đều thấy được hậu họa đáng nguy.

2. Trong “Trọng Hạ Kí” thuộc “Lã Thị Xuân Thu” có ghi: Tháng 5 âm lịch, cấm dục, kị sát.

3. Thời nhà Đường ở Trung Quốc, tháng 5 âm lịch được gọi là “tháng Dục Lan”. Có 2 nguyên nhân, đó là lúc này dược thảo đa phần đều rất vượng, dược khí mạnh nhất. Đem các loại dược thảo ngâm vào trong nước tắm thì có tác dụng rất tốt, chẳng những trị ngứa, phòng bệnh da liễu mà còn tiêu nhiệt giải độc. Ngoài ra còn có thể mang theo mình túi thơm.

Nguyên nhân thứ hai là vì tháng này nhiệt độ tăng cao, các loại khí độc trong không khí rất nhiều, nếu dùng cỏ thơm để tắm gội thường xuyên thì có thể giải nhiệt, tăng thêm sức khỏe.

4. Trong “Hạ Tiểu Kinh” có viết “Ngày này nên dùng dược thảo để tiêu trừ độc khí”.

5. “Đại Đới Lễ” ghi rằng: “Ngày 5 tháng 5 âm lịch, dùng cỏ thơm để tắm thì tốt cho sức khỏe”.

6. “Sử kí – Mạnh Thường Quân liệt truyện” ghi lại nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc – Mạnh Thường Quân. Ông này ra đời vào ngày 5 tháng 5 âm lịch. Phụ thân ông không muốn giữ lại, cho rằng “Trẻ sinh tháng 5 âm lịch lớn lên chỉ có hại cho phụ mẫu.”

7. Trong “Phong tục thông” ghi lại, “Tương truyền những đứa trẻ sinh ngày 5 tháng 5 âm lịch, trai khắc cha, gái khắc mẹ”.

8. Vương Sung, tác giả của “Luận hành” cũng viết rằng: “Không nên sinh con vào tháng 5, tháng Chạp. Trẻ tháng này có mệnh sát phụ mẫu.”

9. Đại tướng thời Đông Tấn, Vương Trấn Ác, sinh vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, chính vì thế mà tổ phụ đặt cho ông cái tên là “Trấn Ác”.

10. Tống Tử Tông Triệu Cát sinh vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, từ nhỏ không sống trong cung cấm mà được nuôi dưỡng bên ngoài. Thời cổ đại cho rằng đó là ngày ác, nên tránh không dưỡng trẻ đó trong nhà.

11. Cổ Thánh Vương cứ mỗi tháng 5 âm lịch lại đem chuông gỗ đi gõ dọc đường phố, nhắc nhớ mọi người tiết dục tránh sát sinh.

C. Lý giải khoa học về tháng Cửu độc

1. Luận về tiết khí, tháng 5 âm lịch là thời điểm mà dương khí cực vượng, tăng tiến tới đỉnh điểm và bắt đầu sinh phát, người ta gọi đây là thời điểm Thiên địa giao thái cũng chính là chỉ điều này. Trong vũ trụ, hai nguồn khí âm dương pha trộn vào nhau không thể phân biệt, loài người lại được coi là mang linh khí của vạn vật, do hai nguồn khí âm dương hợp lại mà thành. Lẽ đương nhiên, khi hai nguồn khí này có sự thay đổi thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể con người và gây ra đủ loại phản ứng cả tiêu cực lẫn tích cực.

2. Trong “Thương Hàn luận” có viết “Biện mạch pháp, vào tiết tháng 5, khi dương khí cực thịnh, tì vị hư lãnh, dương khí nội vi”. Trong các cổ thư về Đông y, tháng 5 âm lịch thực tế được dùng để chỉ rằng: Từ tiết Mang Chủng, tính cả 3 tháng Tị, Ngọ, Mùi, đây là thời điểm mà dương khí trong cơ thể con người bị phát tán ra ngoài, tất nhiên sẽ khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng suy kiệt.

Lúc này, các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể sẽ suy yếu, dễ bị nhiễm hàn, tà khí bên ngoài cũng nhân cơ hội mà xâm nhập. Đặc biệt, đây cũng là thời điểm mà vi khuẩn, vi sinh vật sinh sôi nảy nở, phát tán trong không khí. Tiến hành chuyện phòng the vào thời điểm này sẽ làm tổn hao dương khí con người. Nội khuyết âm khí, ngoại tán dương khí, tà khí bên ngoài vượng phát, việc động phòng xảy ra dễ gây bệnh tật.

3. Trong các ngày cấm kị, mặt trăng, trái đất, mặt trời đều có sự dịch chuyển khác thường, điều này có ảnh hưởng nhất định đến tâm sinh lý con người.

4. Dân gian truyền rằng: “Tháng 5 âm lịch, tháng độc trong năm. Tinh mỏng như nước, giao hợp tất hao tinh. Tháng 11 âm lịch, tinh nồng như keo, giao hợp tất hại thân.”

Trước những lời răn dạy được tổng kết lại qua kinh nghiệm của các bậc cha ông, có lẽ con cháu thời nay, lớn lên trong thời đại khoa học kĩ thuật khó có thể thấy đáng tin.

Tuy nhiên, những thứ thực sự tốt sẽ chẳng bao giờ đến dễ dàng. Người có thành tâm sẽ tìm mọi cách để tìm hiểu được sự thật về cái mà mình có hứng thú. Với những người không công nhận thì có nói nhiều cũng vô ích. Tin hay không tin, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của bạn!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News