Bình Định

Tháp Bánh ít Bình Định có gì? dấu chân độc lạ kiến trúc Việt Nam

Tháp Bánh Ít là một trong những công trình nổi bật nhất của người Chăm cổ trường tồn cho đến ngày nay trên đất Bình Định. Mang những giá trị văn hóa đậm nét trong kiến trúc của người Chăm ở khoảng cuối thế kỉ thứ XI đầu thế kỉ XII, vì vậy đây là địa điểm không thể thiếu trong hành trình của những người yêu lịch sử, muốn khám phá những nền kiến trúc độc đáo, cổ xưa mà không kém phần tinh tế ở Việt Nam.

I. Giới thiệu về Tháp Bánh ít Bình Định

tháp bánh ít bình định có gì? dấu chân độc lạ kiến trúc việt nam

Nhìn trên cao từng tháp nhỏ chụm lại tựa những cái bánh ít

Tháp Bánh Ít nằm trên một ngọn đồi thuộc thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, cách thành phố Quy Nhơn 25km, bao gồm 4 tòa tháp lớn nhỏ khác nhau. Chỉ tầm 100m tính từ độ cao điểm xây dựng các tháp so với mực nước biển. Nếu đứng từ xa nhìn lại bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy các tòa tháp như những chiếc bánh ít được xếp cạnh nhau, chính đây là nét cuốn hút hình thành nên cái tên Bánh Ít. Ngoài tên gọi gần gũi, chân chất ấy thì tòa tháp này còn được nhắc đến với cái tên tháp Bạc. Phong cách kiến trúc của tháp chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định. Từ lâu đây được xem là địa điểm hấp dẫn nhất mỗi khi đến Bình Định.

II.Thông tin về Tháp Bánh Ít 

1. Vị trí, cách đi

Tháp Bánh Ít thuộc xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, trên đỉnh một quả đồi nằm giữa 2 nhánh sông Côn là Tân An và Cầu Gành, bên cạnh quốc lộ 1A, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km.

Bản đồ vị trí Tháp bánh Ít TẠI ĐÂY

Cách di chuyển đến tháp Bánh Ít: Từ quốc lộ 1A, chạy xe theo hướng Bắc Nam, qua khỏi cầu Bà Di là đến được địa phận thôn Đại Lộc, cứ đi tiếp sẽ nhìn thấy một tòa tháp cổ sừng sững trên ngọn đồi nằm phía bên tay trái, giữa nền trời trong xanh, tháp thu hút du khách một cách kỳ lạ, chỉ muốn dừng xe lại tham quan ngay thôi!

tháp bánh ít bình định có gì? dấu chân độc lạ kiến trúc việt nam

Tháp tọa lạc giữa ngọn đồi xanh mướt

2. Giá vé

Với mức giá rất phù hợp với túi tiền mọi người, chỉ 15000 đồng vé/ cho 1 người, nơi đây xứng đáng là nơi đáng để tham quan và check-in mỗi khi bạn đến với Bình Định. Trong khung giờ: 3 giờ đủ sức để các  bạn tham quan hết quần thể di tích này rồi nhé.

III. Tham quan Tháp Bánh Ít Bình Định

1. Quần thể tháp bánh ít

tháp bánh ít bình định có gì? dấu chân độc lạ kiến trúc việt nam

Quần thể kiến trúc tháp Bánh Ít

Quần thể Tháp Bánh Ít còn lại 4 tháp: thánh Chính, tháp Nam, tháp Cổng và tháp Đông, trên đỉnh mỗi tháp đều có tượng thần Siva làm bằng đá.

tháp bánh ít bình định có gì? dấu chân độc lạ kiến trúc việt nam

Tượng thần Siva trong tháp

Tượng thần Siva được chạm khắc vô cùng tinh xảo, với hình ảnh thần Siva tọa trên đài sen, lượng tựa đá. Qua bao thăng trầm lịch sử cùng với sức bào mòn của thời gian bức tượng không còn giữ được hình dạng nguyên vẹn, nhiều chi tiết đã bị sứt mẻ, rơi, vỡ nhưng giá trị văn hóa, tín ngưỡng mà nó đem lại vẫn còn nguyên vẹn. Bên cạnh đó, còn rất nhiều hiện vật giá trị khác vẫn đang được lưu giữ tại đây để bạn có thể thăm quan, chiêm ngưỡng.

Cùng chung nét kiến trúc Chămpa, tháp Bánh Ít cũng có hướng chính quay về phía Đông. Vì thế khi du khách đến ghé thăm có thể đi dọc theo con đường Đông Bắc từ phía cổng để đến ngọn đồi có quần thể tháp, nhiều điều thú vị đang chờ đón phía trước.

tháp bánh ít bình định có gì? dấu chân độc lạ kiến trúc việt nam

Các mặt tháp đều quay về hướng Đông

2. Tháp chính 

Tháp chính lớn nhất trong bốn tháp nằm ở trung tâm ngọn đồi với chiều cao khoảng hơn 20m, được xây dựng theo hình vuông, tháp có 3 tầng càng lên trên càng nhỏ dần và mỗi mặt dài 11m, riêng phần cửa ra vào thì nhô ra thêm 2m.

tháp bánh ít bình định có gì? dấu chân độc lạ kiến trúc việt nam

Tháp chính có phần cổng trước nhô ra 2m

Tựa như các tháp Chăm – pa khác tháp chính cũng có 1 cửa chính ở phía Đông và 3 cửa giả ở quay về các hướng khác.

Vòm cửa chính được tạc hình mũi giáo hai lớp cao nhọn với các hoa văn hình xoắn nối kết nhau. Chính giữa vòm là bức phù điêu mặt Kala đang trong tư thế ngoạm rắn Naga. Diềm mái thì được chạm khắc hình ảnh khỉ thần HaNuMan trong tư thế đang múa còn các cửa giả thì được trang trí bởi các bức phù điêu Gajasimha (mình người đầu voi) rất tinh tế, độc đáo.

tháp bánh ít bình định có gì? dấu chân độc lạ kiến trúc việt nam

Vòm cổng sinh động

Thân tháp chính hoành tráng với năm cột dọc và rãnh kép tạo cho bề mặt tường vững chãi, thanh thoát, kết hợp hài hòa với các bức phù điêu họa tiết hoa lá, cây cối, con vật hay người đang nhảy múa khiến cho những bức tường  tháp tưởng chừng như thô tháp, nặng nề trở nên sống động và nhiều màu sắc, uyển chuyển hơn. Các tầng mái được kết hợp  hệ thống cột vững chãi , cửa giả còn cùng những bức trang trí hoa văn tinh xảo . Tầng một ở phía Nam được khắc hình sư tử, phía Tây và Đông trang trí bò thần Nadin, phía Bắc thể hiện mặt Kala nhìn thẳng, bên trong tầng còn có những tượng thờ bằng đá.

3. Tháp mái 

Nhìn về phía Nam so với tháp chính, tháp mái với chiều dài 12m, rộng 5m và chiều cao khiêm tốn hơn chỉ tầm 10m. Đặc biệt, phần mái của tháp được làm cong cong phần giữa, vuốt lên ở hai đầu tựa hình thuyền, cũng giống với mái nhà rông của người Tây Nguyên hoặc yên ngựa nên chẳng biết tự bao giờ người dân ở đây đã quen gọi nó là tháp yên ngựa.

tháp bánh ít bình định có gì? dấu chân độc lạ kiến trúc việt nam

Phần mái lạ giống yên ngựa

Cửa chính của tháp mái cũng hướng về phía Đông, vào sâu bên trong dễ dàng thấy có những cửa phụ đi phía Bắc và Nam.  Quan sát kỹ,mỗi mặt của thân tháp đều được thiết kế các cột dọc song song hình chữ nhật khỏe khoắn điểm xuyết những phù điêu uốn lượn mềm mại hình người, hình thú, chim muông và hoa văn hoa lá… làm cho du khách không khỏi tò mò, muốn khám phá nhiều hơn nữa. Chắc hẳn các bạn không ngờ rằng,ngọn tháp trở nên độc nhất vô nhị trong các tòa tháp Chăm ở Bình Định chính do phần đế tháp độc đáo của nó, phần đế tháp rộng hơn phần thân, được xây vuông vắn với những hình người, hình thú ở dưới chân tháp tựa như đang ưỡn người, khuỳnh chân, vươn tay, đồng lòng dùng sức nâng bổng cả tòa tháp lên.

4. Tháp lửa

Nằm ở phía Đông Nam với 4 cửa ngoảnh về 4 hướng để lấy linh khí, tinh hoa của đất trời, tháp lửa cao khoảng 10m. Phần đỉnh tháp được thu nhỏ dần theo từng tầng, mỗi tầng đều có một hàng cột theo lối thắt giữa, phình 2 đầu, nhìn từ xa như những quả bầu nậm màu gạch cũ phủ đầy rêu phong, màu phai dần theo năm tháng rất thu hút.

tháp bánh ít bình định có gì? dấu chân độc lạ kiến trúc việt nam

Tháp lửa có sức cuốn hút kỳ lạ

Tháp lửa có tên gọi khác là tháp.Tháp Bia – nhà che bia là kiến trúc thường có mặt trong bố cục đền – tháp lớn ở một vùng. Trong tháo này thường có bia ký ghi lại công trạng của các vị vua và các vị thần linh được thờ ở không gian thiêng này. Rất tiếc là tấm bia trong ngôi tháp này hiện nay không còn.

5. Tháp cổng  

Nếu bạn đưa mắt nhìn từ tháp chính về hướng Đông, chắc chắn sẽ bị cuốn hút bởi kiến trúc Gopura của tháp cổng với mái vòm cửa hình mũi giáo và nhiều lớp liên tiếp, xếp chồng lên nhau vút lên trời cao. Tháp cổng được trang trí khá đơn giản nhưng lại trông vô cùng khỏe khoắn, vững chãi với 2 cửa Đông Tây thông nhau trở thành nơi đầu tiên chào đón du khách tham quan.

Chiều cao đứng thứ hai trong 4 tháp với chiều cao 13m, xây trên bình đồ hình vuông, mỗi chiều khoảng 7m, chất liệu hoàn toàn bằng gạch đá ong. Nhờ sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Bình Định và nét Champa độc đáo thời xưa, tháp cổng không những thu hút du khách mà còn tạo nên ấn tượng riêng cho chính nơi đây.

Thích thú hơn rằng, do tháp được đặt ở vị trí đắc địa, bao quanh là hàng cây mát  xanh, cảnh vật kỳ thú, có cây trái thơm ngọt, sắc màu rực rỡ trên đồi núi tĩnh lặng, nên đứng những tòa tháp hàng ngàn tuổi với những phù điêu sinh động, bạn vẫn cảm nhận được sự thoang thoảng, êm đềm mà cảnh vật nơi đây mang tới.

tháp bánh ít bình định có gì? dấu chân độc lạ kiến trúc việt nam

Kiến trúc trong tháp

Bật mí cho các bạn là, tháp Bánh Ít Bình Định không còn là nơi thờ tự như hồi xưa nhưng thỉnh thoảng bạn vẫn có thể bắt gặp một số người dân địa phương lên đây để thắp nhang cầu nguyện.

IV. Kinh nghiệm và lưu ý khi đến Tháp Bánh Ít Bình Định

Tháp Bánh Ít Quy Nhơn đang dần trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn tại Bình Định. Tuy nhiên, có rất nhiều bạn trẻ đang thiếu ý thức với kho tàng vô giá của ông cha ta để lại, hy vọng các bạn trẻ sẽ biết giữ gìn và trân trọng những công trình lịch sử cổ xưa của quê hương mình nhiều hơn nữa, để không phải nhìn thấy những bức tường bị phủ đầy những dòng chữ nguệch ngoạc hay những bãi rác mất thẩm mỹ, ô nhiễm môi trường như thế nữa…

tháp bánh ít bình định có gì? dấu chân độc lạ kiến trúc việt nam

Không nên viết vẽ lên di tích

1. Thời gian lý tưởng để đến với Tháp Bánh Ít?

Từ tháng 4 đến tháng 7 là thời gian phù hợp nhất, vì lúc này là mùa khô rất thuận tiện cho việc đi lại và chụp ảnh.

Và không nên đi vào tháng 9 đến tháng 12 vì đây là mùa mưa, bão rất khó khăn cho việc tham quan.

2. Lưu ý những vật dụng cần thiết 

Vì là thời gian thích hợp để đi du lịch là mùa nóng nên các bạn cần chú ý mang theo những dụng cụ bảo vệ cho da nhé:

  • Ô, mũ, nón, áo dài tay
  • Kem chống nắng, chống muỗi, thuốc dị ứng… vì ở đây bao quanh là cây xanh mà
  • Thuốc đau đầu, đau bụng
  • Đặc biệt, giấy tờ CMND cần thiết…

Tháp Bánh Ít Bình Định hứa hẹn với những bạn yêu nét cổ kính, yêu thiên nhiên những điều thú vị ở trước. Đến với Tháp Bánh Ít các bạn không những được chiêm ngưỡng những kiệt tác xưa mà còn được tìm hiểu sâu về văn hóa Việt Nam gần đây. Không lỗ đâu nào, khi ra về các bạn còn sở hữu cho mình những list ảnh đẹp, chất mà không ai sánh bằng. Thật thú vị phải không nào!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News