Thời Trang

Thời trang thổ cẩm - ứng dụng bản sắc tinh hoa văn hóa Việt

Thời trang thổ cẩm là gì? Cùng Coolmate tìm hiểu về cách ứng dụng bản sắc tinh hoa văn hóa Việt của thổ cẩm trong thời trang nhé.

Chắc hẳn các bạn đã từng bắt gặp qua nhiều món đồ và phụ kiện làm từ một loại vải có nhiều hoa văn độc đáo và màu sắc sặc sỡ rồi đúng không? Đó chính là vải thổ cẩm – một loại chất liệu được xem là tinh hoa của người Việt Nam với 54 sắc tộc anh em. Ứng dụng của thời trang thổ cẩm hiện nay như thế nào? Cùng chúng mình tìm hiểu về tính ứng dụng của loại vải truyền thống đặc biệt này của người Việt mình nhé. 

thời trang thổ cẩm - ứng dụng bản sắc tinh hoa văn hóa việt

Thời trang thổ cẩm – ứng dụng bản sắc tinh hoa văn hóa Việt

{{{productpreview}}} 60e7d857833a4f503769032a {{{/productpreview}}}

Thổ cẩm là một loại vải dệt của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Vải thổ cẩm được dệt thủ công thành các hình họa tiết độc đáo, nhiều màu sắc, được nhuộm từ các phương pháp thiên nhiên. Các họa tiết trên vải thổ cẩm thường nổi lên trên bề mặt giống như các hoa văn thêu thường thấy. 

Vải thổ cẩm thường sử dụng chất liệu từ bông, hoặc vải lanh. Màu nhuộm sử dụng chất liệu từ thiên nhiên như lá chàm, bông cải tím, vỏ cây, củ nghệ,… Mỗi họa tiết và màu sắc phản ánh đời sống văn hóa và tinh thần của từng dân tộc khác nhau. Nên đây cũng được xem là một trong những di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số Việt Nam đối với ngành nghề dệt may truyền thống của dân tộc. 

thời trang thổ cẩm - ứng dụng bản sắc tinh hoa văn hóa việt

Thời trang thổ cẩm là di sản văn hóa của dân tộc thiểu số Việt Nam 

Mỗi dân tộc ít người tại Việt Nam sẽ có những đặc trưng về cách dệt, cách phối màu, bố cục và họa tiết khác nhau. Cùng khám phá một vài đặc trưng về thời trang thổ cẩm của các dân tộc anh em mình như thế nào nhé. 

  • Dân tộc H’mông: người H’mông sẽ có cách dệt các họa tiết hình học như hình thoi, hình tam giác, hình chữ thập,…
  • Dân tộc Tày: nếu bạn thấy các loại vải thời trang thổ cẩm có hoa văn hình thoi màu sẫm trên nền trắng thì đó là đặc trưng trong cách dệt may của người Tày
  • Dân tộc Khmer: cách dệt vải của người Khmer chính là tạo trực tiếp các họa tiết lên vải khi dệt
  • Dân tộc Dao: người Dao đa phần sẽ nhuộm vải thổ cẩm bằng màu đỏ sáng
  • Dân tộc Nùng: các sản phẩm của người Nùng thường có màu sắc sặc sỡ, phần tay áo và đuôi áo thường khác với phần thân áo
  • Dân tộc Chăm: vải thổ cẩm của người Chăm được dệt hình học trên nền vải màu sẫm hoặc màu đỏ
  • Dân tộc Bana: người Bana sử dụng màu đen, đỏ và trắng làm các màu sắc đặc trưng cho các sản phẩm thời trang thổ cẩm của mình
  • Dân tộc Thái: người Thái thường sử dụng những màu trắng, đỏ, xanh lá, tím, vàng,… và tạo nên những họa tiết đối xứng nhau để phản ánh về vũ trụ, triết lí âm dương,…

thời trang thổ cẩm - ứng dụng bản sắc tinh hoa văn hóa việt

Họa tiết thời trang thổ cẩm của dân tộc H’mông 

Như đã đề cập ở trên, mỗi họa tiết hay màu sắc sử dụng trên từng sản phẩm thổ cẩm đều phản ánh đời sống và tinh thần của từng dân tộc. Do đó, ở mỗi sản phẩm thời trang thổ cẩm sẽ mang lại những sức hút khác nhau. 

Những người thợ dệt sẽ tạo nên từng mảnh vải thổ cẩm bằng phương pháp chắp sợi để tạo nên các hoa văn khác nhau. Việc sắp xếp màu sắc và bố cục cực kì quan trọng. Vải thổ cẩm thường sử dụng những nền màu chủ yếu như trắng, đen, xanh lá, đỏ và vàng. Những màu sắc này được phối màu một cách tinh tế và hợp lí tạo nên những mảnh thổ cẩm ấn tượng. 

thời trang thổ cẩm - ứng dụng bản sắc tinh hoa văn hóa việt

Các họa tiết và hoa văn đặc trưng của từng dân tộc và vùng miền 

Những họa tiết hình học, họa tiết hoa văn, răng cưa, kỉ hà,… trong các kĩ thuật dệt may thổ cẩm của các dân tộc cũng tạo nên điểm nhấn đặc biệt trong thời trang. Chính những họa tiết và cách bố trí màu sắc ấn tượng của vải thổ cẩm đã thu hút sự chú ý của các nhà thiết kế thời trang đình đám như Lý Quí Khánh, Sĩ Tiến, Minh Hạnh,… Họ đã mang các yếu tố thổ cẩm vào các bộ sưu tập thời trang và mang ra thế giới để giới thiệu với bạn bè quốc tế. 

thời trang thổ cẩm - ứng dụng bản sắc tinh hoa văn hóa việt

Họa tiết thời trang thổ cẩm trên các sàn diễn thời trang 

Vải thổ cẩm tuy có màu sắc sặc sỡ, nhưng chính những yếu tố về màu sắc đặc biệt đó đã làm nên tinh hoa trong làng thời trang Việt và tạo nên di sản của ngành dệt may Việt Nam. 

Theo truyền thống của các dân tộc, việc dệt may các loại thời trang thổ cẩm này sẽ do những người phụ nữ trong gia đình thực hiện, giữ gìn và lưu truyền. Các cô gái khi đến tuổi vị thành niên đã được hướng dẫn để tước sợi, nhuộm màu, may vá và tạo nên những món trang phục cho gia đình, cũng như may chăn, ga, mền, gối và mang theo làm của hồi môn khi lập gia đình. 

thời trang thổ cẩm - ứng dụng bản sắc tinh hoa văn hóa việt

Dệt thổ cẩm là một hình thức làm nghề thủ công trong ngành may mặc 

Ngày nay, việc ứng dụng vải thổ cẩm vào cắt may các sản phẩm váy, áo vẫn được các nhà thiết kế thời trang phát triển theo xu hướng thời đại. Khi xã hội ngày càng phát triển, thì nhu cầu khẳng định bản thân cũng vì thế mà cao hơn nhiều lần. Mỗi tấm vải thổ cẩm được dệt từ những bàn tay khác nhau, nên vì thế mà nó cũng trở nên độc bản và là các bản giới hạn. Do đó, nếu muốn tìm những sản phẩm mang dấu ấn riêng thì thời trang thổ cẩm chắc chắn là một lựa chọn không nên bỏ qua. 

Ngoài ra, thổ cẩm cũng được sản xuất và nhuộm sạch hoàn toàn từ thiên nhiên. Điều này lại phù hợp với xu hướng phát triển thời trang bền vững của thế giới từ những nguồn nguyên liệu tái tạo, an toàn và thân thiện với môi trường. 

thời trang thổ cẩm - ứng dụng bản sắc tinh hoa văn hóa việt

Thời trang thổ cẩm rất phù hợp với xu hướng phát triển của ngành thời trang thế giới 

Ngoài trang phục để mặc trên người, loại vải thổ cẩm này còn được dùng để tạo nên các quà tặng lưu niệm như ví, túi xách, balo, khăn,… tại những địa điểm du lịch. Nếu có dịp ghé chợ Đà Lạt, chợ phiên Bắc Hà, chợ Sapa,… các bạn sẽ bắt gặp rất nhiều loại quà lưu niệm có họa tiết thổ cẩm thế này. 

Trong buổi triển lãm Expo – sự kiện được tổ chức 5 năm một lần, tại Dubai hồi cuối năm 2021, nhà thiết kế Lý Quí Khánh đã cho trình diễn bộ sưu tập “Hái mơ” gồm 30 mẫu thiết kế được lấy cảm hứng từ chất liệu vải thổ cẩm của 30 dân tộc khác nhau. Mỗi bộ trang phục được đầu tư công sức và sự sáng tạo để tạo nên những mẫu thiết kế vừa hiện đại, vừa “Tây” mà vẫn mang truyền thống và bản sắc của dân tộc Việt Nam. 

thời trang thổ cẩm - ứng dụng bản sắc tinh hoa văn hóa việt

Các mẫu thiết kế của Lý Quí Khánh tại Expo 2021 

Ngoài muốn đổi mới chất liệu sáng tạo, nhà thiết kế Lý Quí Khánh cũng muốn giới thiệu thời trang truyền thống của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Bên cạnh sử dụng thổ cẩm, nhà thiết kế họ Lý còn phối hợp thêm các chất liệu như nhung, lụa để nâng tầm thời trang, mà vẫn giữ nguyên các yếu tố họa tiết và giá trị nguyên bản của hoa văn thời trang thổ cẩm. 

thời trang thổ cẩm - ứng dụng bản sắc tinh hoa văn hóa việt

Các mẫu thời trang thổ cẩm được kết hợp một cách tinh tế và tạo nên dấu ấn thời trang riêng 

Hay mới đây, nhà thiết kế Cao Minh Tiến cũng mong muốn tạo nên những sự mới mẻ và đặc sắc cho thời trang dân tộc, nên anh đã chọn chất liệu thổ cẩm cho những thiết kế áo dài mới nhất của mình. 

thời trang thổ cẩm - ứng dụng bản sắc tinh hoa văn hóa việt

Các mẫu thiết kế của NTK Cao Minh Tiến sử dụng chất liệu thời trang thổ cẩm dân tộc 

thời trang thổ cẩm - ứng dụng bản sắc tinh hoa văn hóa việt

Sự kết hợp độc đáo và ấn tượng của thời trang thổ cẩm trên những thiết kế hiện đại 

Lời kết 

Với những ưu điểm của họa tiết thổ cẩm, cùng với tinh thần và bản sắc của văn hóa dân tộc trong mỗi mảnh vải mà thời trang thổ cẩm mang lại, đây chắc là tinh hoa và di sản của ngành may mặc Việt Nam cần được kế thừa, duy trì và phát huy cho nhiều thế hệ sau này. Đừng quên theo dõi CoolBlog để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và xu hướng thời trang mới nhất nhé!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News