Nhà Đất

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con hiện nay được quy định như thế nào, cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì? Cùng BĐS Homedy tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Điều kiện thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con

Để có thể thực hiện giao dịch liên quan đến đất đai như chuyển nhượng, mua bán, cho tặng,… cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mảnh đất giao dịch đó không tranh chấp,  đất vẫn còn thời hạn sử dụng và quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

Trình tự, thủ tục làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con

thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con

thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con

Bước 1: Lập hợp đồng chuyển nhượng

Trước khi làm thủ tục công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng, bố mẹ cần chuẩn bị các loại giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con gồm có:

    Bản sao giấy chứng minh nhân dân, CCCD hoặc Hộ chiếu của bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng

    Giấy tờ chứng minh quan hệ bố mẹ và con cái giữa các bên nhận chuyển nhượng và nhượng quyền: Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ khẩu…

    Phiếu yêu cầu công chứng (có sẵn mẫu tại các tổ chức công chứng);

    Dự thảo bản hợp đồng cho, tặng, chuyển nhượng (nếu có);

    Sổ đỏ/sổ hồng

    Văn bản thỏa thuận phân chia di sản;

Bước 2: Thủ tục sang tên sổ đỏ/sổ hồng

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con sẽ được tiến hành tại UBND cấp quận/huyện nơi có nhà đất.

thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con sẽ được tiến hành tại UBND cấp quận/huyện nơi có nhà đất.

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Sau khi hồ sơ được thẩm định là đã đầy đủ và hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai tại UBND cấp huyện sẽ chuyển hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con cho cơ quan thuế để các bên chuyển nhượng hoàn tất các nghĩa vụ về thuế.

Mặc dù thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con thuộc trường hợp miễn thuế TNCN và lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, bên nhận chuyển nhượng sẽ vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế, lệ phí.

Trên thực tế việc khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ thường thực hiện cùng với thời điểm nộp hồ sơ đăng ký biến động. Hay nói cách khác, chúng ta cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định để sẽ nộp cùng nhau.

Bước 4: Nhận sổ đỏ đã sang tên chuyển nhượng

Sau khi các bên chuyển nhượng nhà đất hoàn tất đã thực hiện việc nộp lệ phí trước bạ thuế thu nhập cá nhân thì nộp hồ sơ trở lại Văn phòng đăng ký đất đai để nhận bản chính sổ đỏ đã được đăng bộ sang tên.

Quy định về thời hạn sang tên sổ đỏ, sau khi công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con thì trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày chuyển nhượng, tặng cho phải tiến hành sang tên Sổ đỏ, nếu không sẽ bị phạt tiền.

Cụ thể, theo quy định trong Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn thực hiện thủ tục sang tên như sau:

    Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ được tiếp nhận

    Thời hạn trên không tính các ngày cuối tuần, ngày nghỉ lễ, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; thời gian xem xét xử lý trường hợp vi phạm pháp luật và thời gian trưng cầu giám định.

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con: Nên tặng cho hay để thừa kế?

Đây cũng là băn khoăn của rất nhiều gia đình trước khi tìm hiểu thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con. Để có thể trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần nắm được ưu – nhược điểm của từng hình thức.

thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con

Ưu điểm của cho/tặng quyền sử dụng đất so với thừa kế

    Quyền sử dụng đất là tài sản riêng hoặc chung của bố mẹ nên bố mẹ có quyền tặng cho quyền sử dụng đất của mình cho bất kỳ người con nào mà không bị pháp luật hạn chế hay ngăn cấm.

    Cho, tặng quyền sử dụng đất so với thừa kế thường ít xảy ra tranh chấp hơn vì quyền tặng cho ai, diện tích bao nhiêu, khi nào tặng cho,… là quyền do cha mẹ quyết định.

    Có thể tiến hành cho/tặng bất kỳ lúc nào, việc sang tên chuyển nhượng diễn ra bất cứ khi nào muốn còn việc sang tên cho tài sản thừa kế chỉ có hiệu lực sau khi cha mẹ qua đời nên có thể phát sinh một số rủi ro không thể biết và lường trước được

Ưu điểm của thừa kế so với cho/tặng quyền sử dụng đất 

    Nếu cha mẹ không có sự ưu tiên, tự sắp xếp thì việc chia thừa kế theo pháp luật đảm bảo tính công bằng, không gây mất đoàn kết

    Nếu như việc cho/tặng không đi kèm điều kiện như phải chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ,… thì để thừa kế theo di chúc có ưu điểm là nếu con không thực hiện đúng nghĩa vụ, đúng bổn phận thì cha mẹ có quyền thay đổi nội dung: người thừa kế, diện tích hưởng,…

Hy vọng bài viết trên của Homedy đã giúp bạn nắm rõ về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con và các quy định liên quan!

Quỳnh Thư

Theo Homedy Blog Tư vấn

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News