Phong Thuỷ

Thủ tục cúng khai trương cửa hàng, công ty để kinh doanh hồng phát

Biết được thủ tục cúng khai trương cửa hàng, công ty cần những gì, văn cúng rao sao, trình tự cúng thế nào… để giúp công việc thuận buồm xuôi gió, tiền bạc phấp phới không với cũng tới tay.

thủ tục cúng khai trương, văn khấn khai trương, xem ngày khai trương, thủ tục cúng khai trương cửa hàng, công ty để kinh doanh hồng phát

Cúng khai trương cửa hàng (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp, công ty hay cá nhân nhỏ lẻ có các hoạt động kinh doanh, buôn bán.

Buổi lễ này đánh dấu một bước chuyển mình mới của người làm kinh doanh và thể hiện kỳ vọng của chủ doanh nghiệp, nhà hàng… vào một khởi đầu kinh doanh thuận lợi, phát đạt và thịnh vượng hơn.

Dưới đây, tuvingaynay.com xin cung cấp đến bạn đọc những thông tin chi tiết về cúng lễ khai trương cửa hàng, công ty, mời các bạn theo dõi!

1. Lễ khai trương là gì?

Lễ khai trương là nghi lễ đặc biệt đánh dấu sự ra đời của một cơ sở kinh doanh (cửa hàng, công ty, văn phòng…) hoặc giới thiệu thương hiệu mới cho mọi người.

Theo nghĩa đen, “khai” tức là mở đầu, “trương” là phát triển lớn mạnh. “Khai trương” mang hàm ý là những việc mở đầu, sự bắt đầu của công việc kinh doanh, buôn bán ngày càng thành công, phát đạt.

Xuất phát từ ý nghĩa này nên nhiều người rất chú trọng khi lễ khai trương và coi đây là nghi thức không thể thiếu khi bắt đầu bất cứ công việc kinh doanh, buôn bán mới nào.

2. Tại sao phải làm cúng khai trương?

Thuyết tâm linh có quan niệm “Đất có Thổ công, sông có Hà bá”, tất cả nhà cửa, cửa hàng hay văn phòng đều nằm trên đất do các vị Thổ Thần tại đây cai quản. Vì thế khi chuyển hoặc khai trương cửa hàng, văn phòng, công ty… đều phải làm lễ xin phép Thổ Thần.

Khi buôn bán kinh doanh trên đất của thần, muốn được thuận lợi cần cúng kiến để được phù hộ cho việc làm ăn được thịnh vượng, thuận buồm xuôi gió. Như vậy, khi mở cửa kinh doanh thì cần phải làm một cái lễ gọi là cúng lễ khai trương để báo cáo với thần linh về sự tồn tại của công ty kinh doanh và cúi xin thần linh che chở, phù hộ cho công việc gặp nhiều may mắn.

Bên cạnh năng lực của người làm chủ, việc kinh doanh có thuận lợi hay không phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố may mắn. Để công việc luôn thuận lợi thì cần đến sự góp mặt đầy đủ của ba yếu tố đó là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.

Người xưa có câu “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” với hàm ý muốn nói rằng con người dù có giỏi tính toán đến đâu thì kết quả thành công hay thất bại cũng một phần do ý trời định đoạt.

Lại thêm quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt” nên văn hóa khai trương, mở hàng đầu năm mới đã trở thành thông lệ quen thuộc xưa nay với những người theo nghiệp kinh doanh, buôn bán và được chuẩn bị rất tươm tất.

Lễ cúng này cũng thể hiện mong muốn việc làm ăn buôn bán hay các giao dịch kinh doanh sẽ diễn ra thuận buồm xuôi gió, may mắn và phát đạt đồng thời xua đi những muộn phiền, đen đủi.

3. Sắm Lễ – Bày Lễ

Sắm Lễ: Hương, hoa, nước trà, quả, thực.

  • Hương: Các loại hương đốt có hương thơm. Nếu có sự cản trở về việc thắp hương, thì không cần thắp hương, bày lễ cúng nhất tâm là được.
  • Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).
  • Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.
  • Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả,… Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để vong linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị. (Tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ)
  • Thực: Hiến cúng Phật bày lễ bánh chưng, xôi hoặc một bát cơm (nếu có mâm cơm chay, thì bày để cúng), bánh kẹo, sữa tươi, các loại nước trắng nước ngọt. (Không bia rượu)

Cách bày lễ

  • Tại nơi làm việc hoặc cửa hàng không có bàn thờ Phật thì không sắm lễ cúng Phật, nhưng vẫn đọc phần cúng Phật, khi đọc thì hướng tâm tới Phật, nguyện dâng tất cả lễ đã sắm để cúng Phật, rồi thừa lộc Phật, vẫn hiến cúng được cho chư Thiên, chư Thần và các vong linh tại nơi đất.
  • Nếu chỉ có bàn thờ Phật, thì chúng ta sau khi cúng Phật, hướng tâm tới chư Thiên, chư Thần Linh và các vong linh để hiến cúng.
  • Cúng thí thực và phóng sinh rất tốt cho việc khai trương hoặc mở hàng.
  • Khi cúng khấn, có thể dùng hoặc không dùng chuông mõ đều được. Tùy hoàn cảnh, có thể quỳ, ngồi hoặc đứng lễ và chắp tay để vái.

Tâm khi cúng lễ

Dùng ba tâm kính Phật, trọng Thần, thương tưởng các vong linh. Biết ơn Phật đã ban bố chỉ dạy pháp diệt khổ cho chúng sinh. Biết ơn và tôn trọng các vị chư Thiên, Thiện Thần đã ủng hộ cho mình làm các việc thiện. Thương tưởng các vong linh: Họ còn bị đoạ lạc và mình làm việc trên chỗ cũng thuộc sở hữu của họ.

4. Nghi lễ cúng khai trương

Nguyện Hương

Nguyện đem lòng thành kính Gửi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo Thề trọn đời giữ đạo Theo tự tính làm lành Cùng pháp giới chúng sinh Cầu Phật từ gia hộ Tâm Bồ Đề kiên cố Chí tu đạo vững bền Xa biển khổ nguồn mê Chóng quay về bờ giác Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)

Văn Khấn
(Quỳ gối, chắp tay bạch)

Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh! Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho con. Con xin thỉnh chư Thiên, chư Thần Linh quang giáng về đây chứng giám lòng thành và ủng hộ cho con.

Đệ tử con tên là:… Pháp danh:… Hiện đang ở tại: … Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Đệ tử con tác lễ khai xuân (khai trương) nơi làm việc (tên cửa hàng, tên công ty…)… ở tại… công việc của con là… Con xin được nương oai lực Tam Bảo chúng con xin thỉnh mời và hiến cúng cho tất cả các vong linh có duyên tại nơi đất thuộc nơi làm việc (tên cửa hàng, tên công ty, văn phòng…)… và các vong linh oan gia trái chủ, đang cản trở công việc của con, do kiếp xưa con đã vô tình hoặc cố tình hại họ, nay con biết nhân quả nên thành tâm sám hối và nhất tâm thỉnh mời họ về đây dự pháp nghe kinh, thọ tài ẩm thực hiến cúng của chúng con.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (xá)

Lễ Tán Phật
(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)

Đại từ đại bi thương chúng sinh, Đại hỷ đại xả cứu hàm thức, Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm.
Chúng con chí tâm thành đảnh lễ. (1 chuông)

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ) Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Chính Pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ)

Tán Pháp
(Ngồi; khai chuông mõ)

Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn, Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp. Nay con nghe thấy vâng gìn giữ, Nguyện hiểu nghĩa chân đức Thế Tôn.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (3 lần. 3 chuông)

Bài Kinh: Châu Báu

1. Phàm ở tại đời này, Có sanh linh tụ hội, Hoặc trên cõi đất này, Hoặc chính giữa hư không, Mong rằng mọi sanh linh, Được đẹp ý vui lòng, Vậy hãy nên cẩn thận,
Lắng nghe lời dạy này.

2. Do vậy các sanh linh, Tất cả hãy chú tâm, Khởi lên lòng từ mẫn, Đối với thảy mọi loài, Ban ngày và ban đêm, Họ đem vật cúng dường, Do vậy không phóng dật,
Hãy giúp hộ trì họ.

3. Phàm có tài sản gì, Đời này hay đời sau, Hay ở tại Thiên giới, Có châu báu thù thắng, Không gì sánh bằng được, Với Như Lai Thiện Thệ, Như vậy, nơi Đức Phật, Là châu báu thù diệu, Mong với sự thật này,
Được sống chân hạnh phúc.

4. Đoạn diệt và ly tham, Bất tử và thù diệu. Phật Thích-ca Mâu-ni, Chứng Pháp ấy trong thiền, Không gì sánh bằng được, Với Pháp thù diệu ấy. Như vậy, nơi Chánh Pháp, Là châu báu thù diệu, Mong với sự thật này,
Được sống chân hạnh phúc.

5. Phật, Thế Tôn thù thắng, Nói lên lời tán thán, Pháp thù diệu trong sạch Liên tục không gián đoạn, Không gì sánh bằng được, Pháp thiền vi diệu ấy, Như vậy, nơi Chánh Pháp, Là châu báu thù diệu, Mong với sự thật này,
Được sống chân hạnh phúc.

6. Tám vị bốn đôi này, Được bậc thiện tán thán, Chúng đệ tử Thiện Thệ, Xứng đáng được cúng dường. Bố thí các vị ấy, Được kết quả to lớn. Như vậy, nơi Tăng chúng, Là châu báu thù diệu Mong với sự thật này,
Được sống chân hạnh phúc.

7. Các vị lòng ít dục, Với ý thật kiên trì, Khéo liên hệ mật thiết, Lời dạy Gotama! Họ đạt được quả vị, Họ thể nhập bất tử, Họ chứng đắc dễ dàng, Hưởng thọ sự tịch tịnh. Như vậy, nơi Tăng chúng, Là châu báu thù diệu. Mong với sự thật này,
Được sống chân hạnh phúc.

8. Như cây cột trụ đá Khéo y tựa lòng đất, Dầu có gió bốn phương, Cũng không thể giao động. Ta nói bậc Chân nhân, Giống như thí dụ này, Vị thể nhập với tuệ, Thấy được những Thánh đế, Như vậy, nơi Tăng chúng Là châu báu thù diệu. Mong với sự thật này,
Được sống chân hạnh phúc.

9. Những vị khéo giải thích, Những sự thật Thánh đế, Những vị khéo thuyết giảng, Với trí tuệ thâm sâu. Dầu họ có hết sức, Phóng dật không chế ngự, Họ cũng không đến nỗi, Sanh hữu lần thứ tám, Như vậy, nơi Tăng chúng, Là châu báu thù diệu, Mong với sự thật này,
Được sống chân hạnh phúc.

10. Vị ấy nhờ đầy đủ, Với chánh kiến sáng suốt, Do vậy, có ba Pháp, Được hoàn toàn từ bỏ, Thân kiến và nghi hoặc, Giới cấm thủ cũng không. Đối với bốn đọa xứ, Hoàn toàn được giải thoát. Vị ấy không thể làm, Sáu điều ác căn bản Như vậy, nơi Tăng chúng, Là châu báu thù diệu. Mong với sự thật này,
Được sống chân hạnh phúc.

11. Dầu vị ấy có làm, Điều ác gì đi nữa, Với thân hay với lời, Kể cả với tâm ý, Vị ấy không có thể, Che đậy việc làm ấy, Việc ấy được nói rằng, Không thể thấy ác đạo. Như vậy, nơi Tăng chúng, Là châu báu thù diệu. Mong với sự thật này,
Được sống chân hạnh phúc.

12. Đẹp là những cây rừng, Có bông hoa đầu ngọn, Trong tháng hạ nóng bức, Những ngày hạ đầu tiên, Pháp thù thắng thuyết giảng, Được ví dụ như vậy. Pháp đưa đến Niết bàn, Pháp hạnh phúc tối thượng, Như vậy, nơi Đức Phật, Là châu báu thù diệu, Mong với sự thật này,
Được sống chân hạnh phúc.

13. Cao thượng, biết cao thượng, Cho đem lại cao thượng, Bậc Vô thượng thuyết giảng, Pháp cao thượng thù thắng, Như vậy, nơi đức Phật, Là châu báu thù diệu, Mong với sự thật này,
Được sống chân hạnh phúc.

14. Nghiệp cũ đã đoạn tận, Nghiệp mới không tạo nên, Với tâm tư từ bỏ, Trong sanh hữu tương lai, Các hột giống đoạn tận, Ước muốn không tăng trưởng, Bậc trí chứng Niết-bàn, Ví như ngọn đèn này, Như vậy, nơi Tăng chúng, Là châu báu thù diệu. Mong với sự thật này,
Được sống chân hạnh phúc.

15. Phàm ở tại đời này, Có sanh linh tụ hội, Hoặc trên cõi đất này, Hoặc chính giữa hư không, Hãy đảnh lễ Đức Phật, Đã như thực đến đây, Được loài Trời, loài Người, Đảnh lễ và cúng dường, Mong rằng với hạnh này,
Mọi loài được hạnh phúc.

16. Có sanh linh tụ hội, Hoặc trên cõi đất này, Hoặc chính giữa hư không. Hãy đảnh lễ Chánh Pháp, Đã như thực đến đây, Được loài Trời, loài Người, Đảnh lễ và cúng dường, Mong rằng với hạnh này,
Mọi loài được hạnh phúc.

17. Phàm ở tại đời này, Có sanh linh tụ hội, Hoặc trên cõi đất này, Hoặc chính giữa hư không, Hãy đảnh lễ chúng Tăng, Đã như thực đến đây, Được loài Trời, loài Người, Đảnh lễ và cúng dường, Mong rằng với hạnh này, Mọi loài được hạnh phúc.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 vái)

(Chắp tay, chủ sám đọc)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh, chư Hộ Pháp, chư Thiên, chư Thần Linh chứng giám, chư vong linh hoan hỷ. Trong bài kinh “Châu Báu”, Đức Phật dạy tất cả chúng sinh, khi nhận sự bố thí, thì nên phát tâm hộ trì người bố thí, công đức hộ trì đền ơn đó được ví như châu báu thù diệu sẽ đem đến hạnh phúc cả cho người bố thí và chúng nhận vật thí. Trong bài kinh Đức Phật còn dạy: Đảnh lễ cúng dường chư Phật, đảnh lễ cúng dường giáo Pháp, đảnh lễ cúng dường chư Tăng tu hành phạm hạnh, đoạn trừ tham ái, sẽ được phúc lành lớn, được ví là châu báu thù diệu. Con xin vâng làm theo lời Đức Phật dạy, thành tâm sắm lễ dâng lên cúng dường:

  • Thượng: Con xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh.
  • Trung: Con xin cúng dâng lên chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh.
  • Hạ: Con xin cúng dường cho chư Thiên, chư Thần Linh tại nơi đây.
  • Sau: Chúng con xin được nương oai lực Tam Bảo, chúng con hiến cúng cho tất cả các vong linh mà con đã thỉnh mời. Nguyện cho các vong linh, được nương sự bố thí, trong đàn lễ hiến cúng này, mà được thọ thực no đủ. (1 chuông. 1 lễ)

(Đọc Biến thực, Biến thủy)

  • Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đát tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (7 lần. 1 chuông)
  • Biến thủy chân ngôn: Nam mô tô rô bà ra, đát tha nga đá ra, đát điệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần. 1 chuông)
  • Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần. 3 chuông)

Chúng con cũng nguyện cầu cho tất cả các chúng chư Thiên, chư Thần Linh, chư vong linh mà chúng con hiến cúng, được kết duyên pháp lữ với chúng con, hiện tại phát tâm hộ trì cho con các công việc tại đây của con được thuận duyên phát triển và đời đời kiếp kiếp trợ duyên cho nhau tu hành cho tới ngày thành Phật.

Chúng con cũng xin hồi hướng phúc lành đến cho gia đình chúng con (tên cả nhà, địa chỉ, nguyện gì đọc nấy)… và cùng nhau tinh tấn tu hành theo Chính Pháp của Phật, cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)

Tam Tự Quy

(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)

  • Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sinh, hiểu thấu đạo lớn, phát tâm Vô Thượng. (1 chuông. 1 lễ)
  • Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 chuông. 1 lễ)
  • Tự quy y Tăng, nguyện cho chúng sinh, quản lý đại chúng, hết thảy không ngại. (3 chuông. 1 lễ)

Hồi Hướng

Nguyện đem công đức này Hướng về khắp tất cả Đệ tử và chúng sinh
Đều trọn thành Phật đạo.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News