Tâm linh

Tìm Hiểu Đồng Nhà Trần - Tín Ngưỡng Thờ Nhà Trần

Hưng Đạo Đại Vương (Trần Quốc Tuấn) hay dân gian vẫn gọi với cái tên quen thuộc mà tôn kính “Đức Thánh Trần” một vĩ nhân người Việt , một nhà quân sự đại tài của nhân loại, một vị thánh trong lòng nhân dân, một vị Thánh đứng đầu của một dòng tín ngưỡng Việt Nam ta gọi là Đồng Pháp Nhà Trần.

tìm hiểu đồng nhà trần - tín ngưỡng thờ nhà trần

Nói đền đồng Nhà Trần, một dòng đồng Thánh của nước Việt ta. Thường đồng Nhà Trần phải do các vị Thánh Nhà Trần chọn lựa và đánh dấu hay ban ấn son hoặc chỉ định nhắc qua các ứng báo…

( Thường là hay được mơ như đi bắt quỷ trừ tà làm pháp sự hay theo hầu các vị Thánh được thờ trong dòng tín ngưỡng nhà Trần hoặc đi độ âm độ vong….)hoặc là con cháu của những dòng tộc từng có người Theo đức Thánh thời sinh tiền hay từng thờ phụng Hầu Thánh hoặc pháp sư dòng Nhà Trần được các cụ gia tiên chọn lựa để chỉ định truyền thừa theo huyết tộc rồi cũng có người vừa là đồng Tứ phủ lại vừa là đồng Nhà Trần gọi là đồng “Kiêm chi đôi nước”.

Thế Nào Là Dòng Đồng Nhà Trần

Vậy thế nào là dòng đồng Nhà Trần? Và Thế nào là Tín ngưỡng thờ Nhà Trần?

Đầu Tiên phải nói đến hai từ “Nhà Trần”:

Nhà có nghĩa là gia đình, chúng ta cũng thường nói là nhà ông A, nhà ông B nhà ông nọ nhà bà kia… Ý từ nhà trong tín ngưỡng Nhà Trần đây nó vậy chứ không phải chỉ cả triều đại Nhà Trần mấy trăm năm.

Như ta biết tất cả các vị Thánh thờ trong tín ngưỡng Nhà Trần là thuộc một gia đình. Đứng đầu là Đức Thánh Trần, trên đó là các vị Vương phụ, Vương Mẫu, rồi kế đến là Tứ vị vương tử: Hưng Vũ đại Vương, Hưng Hiến đại Vương, Hưng Nhượng đại Vương, Hưng Trí đại Vương, Vương Cô Đệ Nhất Quyền Thanh công chúa, Vương Cô Đệ Nhị Đại Hoàng công chúa, rồi đến Đức Trung Quân đại vương Phạm Điện Súy, đến Lục bộ Thánh ông: Tướng quân Dã Tượng, Quốc công Yết Kiêu, Tương quân Huyền Quang (Huyền Du), Tướng quân Cao Mang, Tướng quân Nghĩa Xuyên (Đại vương An Nghĩa – Nguyễn Chế Nghĩa).

Rồi đến Vương cô khoán nữ tử Thái Bình công chúa, Ngoại nữ tôn Tịnh Huệ công chúa (Cô bé Cửa Suốt), Hoài Văn Hầu tướng quân (Cậu bé Cửa Đông); Ngũ hổ đại tướng và huyền xà đại quan.

(Có nơi thì thêm cả thầy văn thầy võ năm tào bắc đẩu….)

Tại sao gọi là Nhà Trần ?

Vì tất cả những vị Thánh được thờ trên đều xuất thân từ 1 gia đình bao gồm ông cha con cháu và gia thần gia tướng gia nô môn khách của nhà đức Thánh . (Dù có làm quan to hay được triều đình phong vương như lục bộ Thánh ông cũng vẫn là môn khách gia nô gia thần của nhà Đức Thánh).

Là nhà Trần ( ý là gia đình của đức Thánh Trần Hưng Đạo ) chứ không phải là cả triều đình nhà trần mấy trăm năm .

Khi Đức Đại Vương về trời, các vị Đại Vương, Vương tử và lục bộ Thánh ông còn lại… theo tryền thống cũng nhận các gia tướng gia binh và gia nô dưới danh nghĩa truyền thống Nhà Trần, từ đó kéo dài dòng đồng này đến ngày nay dù cho giặc Minh hủy diệt nhưng vẫn trường tồn .

Vậy nên những con đồng sau này thờ phụng và tu tập đạo pháp theo dòng đồng của Nhà Trần (dòng đồng với bản sắc bách Việt cổ xưa ) đều nguyện mình là gia tướng, gia binh, gia nô của Nhà Trần.

Đức Thánh Trần là một vị nhân Thần, sống văn thư võ lược đạo pháp và chiến công hiển hách…. ,khi thác được muôn dân thờ phụng là một vị Thánh nhân của dân tộc: ” Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần”

Đặc biệt về phần âm dương bắt đầu từ thời Lê, toàn dân mặc định và nhất là những nhà vua phong kiến đều ra sắc phong cho Đức Thánh Trần là Hồng Huân Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Hiển Thánh Chúa tể Linh Thần Nam Việt cai quản thiên địa Thủy Bộ chư binh Nam Việt….

Ta phải biết, khi các vị vua của phong kiến cũ và toàn dân đều sắc phong và công nhận Nhà Thánh cai quản toàn bộ các loại Thiên binh, Thủy binh, Địa binh … chư binh về phần âm của Nam Việt chứ không phải ai khác có nghĩa là trên toàn cõi Nam Việt này ngài là người đứng đầu cai quản phụ trách toàn bộ các loại binh của thế giới bên kia, kể cả thiên binh chứ không phải một vị Thần tiên của ngoại đạo phương Bắc.

Quyền hành của ngài đứng đầu về phần âm về mặt bình quyền.

Trong các sắc phong xưa không thấy đề Nhà Trần cai quản binh sơn nhạc (vì lẽ này nhiều khi người ta cứ đánh đồng Nhà Trần với tam phủ nhưng Nhà Trần là Nhà Trần, Tam phủ là Tam phủ và cũng do chính sách đồng hoá của phương Bắc để cho đạo giáo … muốn đồng hoá tâm linh Việt nên luôn muốn Nhà Trần trong tam phủ của Đạo Giáo).

Cai binh cũng là cai trật tự âm phần, bảo vệ quốc gia xã tắc về âm phần. Vậy nên kết hợp cả trên lẫn dưới mới có câu: Dòng đồng Nhà Trần là lính Thánh hoặc lính gia nô Nhà Trần.

Thực ra Nhà Trần hay Tứ phủ đều là những vị chính Thần có sắc phong của các vị vua đại diện toàn cõi Nam Việt, là một thể thống nhất. Chỉ là bên Nhà Trần chuyên phụ trách quản binh thôi.

Người theo dòng đồng Nhà Trần: Khi đã được ứng báo là người có nghiệp đạo và căn duyên bên Nhà Trần thường thì nhờ bề trên một là bố hay chú bác hoặc các người trong họ đi trước thửa lễ đội lệnh nhập đạo và ban khăn ấn cũng như sắc lính và tên pháp tự riêng của đồng Nhà Trần. Còn người mà trong nhà không có ai theo hầu hay thờ phụng cửa Nhà Trần, kiếp này ân duyên mới được theo vào dòng đồng pháp Nhà Trần thì cũng đi tìm thầy và làm những thủ tục trên để được nhà Thánh chấp nhận vào sổ lính.

Kế đó là tu tập và học đạo. Nếu người mới đời này mới được ân duyên nhập đồng mà nhà không có nơi thờ tự thì thường cũng sau ba năm đã thông thuộc đạo pháp là phải lập tĩnh đường (điện thờ Nhà Trần).

Riêng đồng Nhà Trần đều phải có lập tĩnh đường để khao luyện quan tướng và binh Nhà Trần cũng như là để thờ tự (trừ khi đồng thầy cho phép theo tĩnh điện của dòng làm nơi theo tu hành đạo thì không phải lập điện tĩnh riêng).

Đồng Nhà Trần thường gọi là Thanh đồng.

Nhà Trần có hai dòng pháp:

– Một là dòng phù lục

– Hai là dòng đồng đồ đằng dấu mặn.

Bao gồm cả đồng kiêm chi đôi nước: đồng Tứ phủ có tên trong sổ lính Nhà Trần.

Như vậy, người căn kiêm chi đôi nước là những người lính của cửa đình Thần Nam Việt, là người đại diện tổng hợp nhất cho tâm linh việt cửa đình thần Việt.

Nếu là thanh đồng Nhà Trần đã ra hành đạo phải tính thông nho y lý số với một trình độ nhất định.

Một số cơ cánh còn yêu cầu con đồng tính thông cả đạo Phật .

Cả hai dòng lính Thanh đồng Nhà Trần khi ra hành đạo tu theo dòng này khi bắc ghế hội đồng hay kiều bóng Thánh thượng đồng làm việc thường vất vả nhiều hơn dòng đồng tứ phủ.

Người lính ghế Nhà Trần theo dòng đồ đằng dấu mặn thì hành pháp khác với dòng phù lục.

Người theo đồ đằng dấu mặn làm pháp sự hay trấn trạch sát quỷ trừ tà thường mang theo bùa ngũ hành quan tướng để sai ” thờ làm Thánh khiến làm tôi vừa là công cụ vừa là hộ mệnh” (hạ ban).

Làm lễ trấn trạch nặng về gia trì và phân định âm dương hết cách mới trấn áp khi kiều bóng Thánh thượng đồng vẫn dùng các pháp khí như xiên lình bằng các loại đao và kích cùng móc sắt hay chảo dầu sôi lưỡi cầy nung hoặc nuốt lửa …..

Trấn trạch cùng thường dùng lưỡi cầy hay kim quy huyền vũ, trừ tà cắt trùng cũng thường chém trấn bằng cọc tre chuối hình nộm bện hay dùng một số động vật như máu gà trống trắng đen, máu chó, cóc sống, ốc nhồi, gai bồ kết….

Trị bệnh âm hay đuổi vong tà hay dùng rượu nước tàn nhang … huyết lưỡi khi thượng đồng lấy dấu mặn, chỉ ngũ sắc, roi dâu, chiếu công đồng, cờ tĩnh đường …và một số loại thuốc nam … tóm lại là những phép nguyên thủy.

Còn người theo dòng phù lục thì tinh thông các loại sắc lệnh thiên địa … , hội nguyên bùa chú luyện khí luyện võ gia trì lập vị hấp thiên cương thu địa khí….Trừ tà trị bệnh cắt trùng hay chữa bệnh chủ yếu bằng bùa chú, có bài bản khoa giáo học hành dầy công.

Và thường có lệnh khiển binh (bằng gỗ hay ngọc).

Và dùng khăn ấn làm dây thần thông

Lưu ý các sắc lệnh bùa chú (Không giống với Hội Nguyên Khải và châu phê của đồng Tứ phủ) có hai loại:

– 1 là thư hương: Đốt hương hay lửa thư những sắc lệnh để trừ tà giải vong trị bệnh giải trùng giải ngải, giải trài yếm ma trêu quỷ ám ….

– 2 phù hoạ: Hoạ bằng thần sa chu sa kim sa và hoàng sa trộn với máu khi thượng đồng lấy dấu mặn để hoạ bùa (đốt cho uống, cho đeo để trấn để yểm…)

Thậm chí lấy cả máu tử tù bị hành hình để hoạ một số loại bùa sát quỷ …. Như trên…

Và đặc biệt là ít nhất phải khao bình một ngày một lần .

Cũng có thầy đồng học và luyện cả hai dòng đồng pháp Nhà Trần tổng hợp các loại.

Cả hai dòng đồng pháp Nhà Trần đều phải tinh thông lệnh ngũ hành và bộ kết thằng thủ và kết thằng chỉ ngũ sắc.

Thường đồng Pháp Nhà Trần đa phần đều tính thông và kết nối được với phần âm, và đa phần có khả năng giao tiếp với thế giới tâm linh.

Xưa các cụ hầu Nhà Trần với hình thức hầu đồng trong điện Đức Thánh Trần nếu hầu làm việc thường được hầu với một giá duy nhât để tróc tà và trừ Phạm Nhan gây hậu sản là chủ yếu.

(Tính đặc thù của bảo vệ âm phần quản binh Nhà Trần nó vậy)

Còn nếu hầu tiệp hay còn gọi là hội đồng thượng từ loan giá thì thường hầu tất từ trên xuống dưới thường là 16 giá các vị Thánh Nhà Trần trở lên (thường kèm theo gia trì khí huyết hay lấy dấu mặn để hoạ bùa cũng là truyền pháp và luyện đồng và đặc biệt không cho người ngoài dòng đồng xem và lối hầu cũng khác. Nguyên khoản xiên lình lên đai mặt hổ phù không có Thánh thượng đồng thì chết trên xập … các pháp khí để hầu cũng khác bao gồm kích, đao ngắn, mã tấu, kiếm, vồ, chùy, cung… nói chung là bát ban vũ khí.

Chỉ có dòng đồng Huế Kiêm chi miền Trung thời nhà Nguyễn sau này là hầu kẹp đàn cả Nhà Trần lẫn Tứ phủ trung một canh hầu và miền Nam sau này cũng học theo.

Rồi đến những năm 90 thì ngoài Bắc cũng học theo lối miền Trung và miền Nam cũng hầu Nhà Trần và tứ phủ cùng canh ” hầu vui …..”.

Thực ra Nhà Trần là quản binh mà binh lính thì ít khi ngự vui nên cũng chả có cái gọi là hầu vui trong dòng đồng Nhà Trần.

Mà đặc biệt hầu Nhà Trần nghiêm cấm môi son má phấn như hiện nay.

Và cũng đặc thù Nhà Trần quản về bình quyền, tối kỵ nhất là phản Thầy phản đạo. Ai đã đội lệnh Nhà Trần mà phản thầy phản đạo thì rồi sẽ đến lúc chết không ai cứu được.Theo luật nhà binh thì coi như đảo ngũ hay phản bội ….

Luật thép Nhà Trần: Thầy đội lệnh vào khăn ấn là chỉ huy, khi phản lại thì khăn ấn (khăn thần thông miền Trung gọi là dây thần thông sẽ biến thành khăn treo cổ.

Nói vậy chứ nếu gặp thầy vô đạo nhà Thánh sẽ xét một hai trước sau căn nguyên.

Nay tôi xin đưa cho các bạn trình tự một vấn hầu Nhà Trần ngày xưa để các bạn tiện việc tham khảo.

Thường chỉ hầu trừ tà ma trục vong cắt đoạn đối khám âm dương…và trị các bệnh phụ nữ, hậu sản mà chúng ta gọi là bệnh Phạm Nhan.

Trước tiên, khi vào một vấn hầu đồng Nhà Trần thường phải bày đàn cúng thỉnh.

Trình tự khóa lễ thỉnh như sau:

– Cúng phát tấu nghi

– Thỉnh Phật thỉnh Tam phủ

– Tuyên kinh

– Cúng thỉnh Trần Triều

– Trịch sai văn Trần Triều

– Khao các quan khao binh (cúng hạ ban)

– Khao thỉnh chúng sanh

Xong rồi mới bắt đầu vào hầu mà chỉ hầu một giá duy nhất, các thanh đồng cũng không mặc quần áo trang phục rườm rà như hiện nay mà thường mặc quần thâm áo điều.

Riêng đức Đại vương Hưng Trí và Đức ông Nguyễn Chế Nghĩa hay thầy văn thì quần trắng , áo the khăn xếp.

Đồ vàng mã chỉ gồm có tiền vàng thiếc (vàng đại Nhà Trần).

Nếu tiến mã trong đàn trừ tà: Chỉ có ngựa đỏ với vàng hay thuyền đỏ hoặc mũ áo. (Chỉ một thứ mã biếu cho Thánh đã giáng bóng thượng đồng).

Thượng đồng lên đai ” đấy thần thông”

Xiên lình mặt hổ phù lấy dấu và đối khám âm dương …. Khảo tróc đe lẹt ra uy…. Như đi trên lưỡi cầy nung hoặc ngậm dầu sôi …. trừ tà trị bệnh…..

Chỉ có ngày tiệp hầu Hội đồng Thượng Từ loan giá thì mới tiến vài ba thứ nhưng cũng không như hiện nay với đủ thứ ngựa mã thuyền thoi, voi rồng. Quân lính…. ( mà tà gọi là trả mã Nhà Trần ..)

Và hầu thì thường chỉ có đánh trống sai kèm thanh la hay não bạt có thêm chuông mõ nếu nhiều người.

Hát văn thỉnh Thánh thượng đồng lối dọc hoặc sai chứ không có đàn ca sáo nhị thập lục đủ loại như bây giờ.

Mà trước thường các dòng đồng Nhà Trần thầy hát trò bắc ghế, trò hát thày bắc ghế, đồng anh hát cho đồng em và ngược lại chứ không bao giờ thuê cung văn.

Bây giờ các thanh đồng hầu Nhà Trần thường phải có đủ cung văn đàn, ca, sáo nhị…

Một canh hầu làm việc đối với thanh đồng Trần Triều chỉ có một giá hầu duy nhất mà khi thỉnh chung trong bài thỉnh vị Thánh nào thượng đồng sẽ làm việc đa phần là trị bệnh trừ tà.

Còn khi canh hầu Thượng từ hội đồng loan giá thì phức tạp hơn nhiều:

Người thầy ăn chay ít nhất phải 7 ngày thường thì 36 ngày

Không sinh hoạt vợ chồng trước 7 ngày

Không được động nộ và khẩu nghiệp cũng như hàng tỷ thứ kiêng khem như không đi chân trần, phải đội mũ nón, không rửa bát quét nhà giặt quần áo, không cho gà cho lợn ăn … những việc đó phải để người khác làm. Đặc biệt là trong canh Hội đồng Thượng từ loan giá có hầu đức Thánh Trần và hầu vương cô đệ nhất nên kiêng khem nhiều thứ lắm.

Lễ vật dâng cúng phải trên chay dưới mặn.

(Vương Cô quyền Thanh là Hoàng Hậu lại tu Phật theo chồng ăn chay trên Yên Tử ) nên lễ thường là xôi oản và chè.

Và tam sinh (tam sinh là ba loại thịt của ba con vật được đẻ ra ba cách khác nhau: 1 bào sinh 2 noãn sinh 3 thai sinh, chứ không phải con ngan đanh đá hay kêu quang quác như bây giờ đâu. mà ngan gà thì vẫn là noãn sinh (sinh ra từ trứng) mà xưa kia thường là thịt gà lợn dê nếu có rượu pha với tiết dê càng tốt).

Sau khi cúng lễ xong đóng cửa điện và hầu.

Cấm người ngoài vào xem !

Thôi viết vài dòng để mọi người như tôi đã từng theo các cụ hầu Nhà Trần và học đạo hồi ức chút chứ giờ ít người còn giữ hết đạo và lễ xưa.

Đến tôi bây giờ sau nhiều lần xin và được nhà Thánh chấp thuận, cũng hầu kẹp đàn Nhà Trần 1 giá kèm vào cảnh hầu Tứ phủ khi cần Thỉnh Thánh.

CHÚ THÍCH: Về Lục bộ đức ông Nhà Trần

Còn gọi là Lục Bộ Đức Ông hay Lục Bộ Thánh Tướng Nhà Trần, các Ngài là gia thần môn khách gia nô của Vương ông, không có huyết thống nhà Vương.

Phạm Điện Súy Phạm Ngũ Lão:

Ngài là một tướng trong nhà Trần, gia thần và cũng là con rể của Hưng Đạo Vương (trong văn sớ gọi là Vương tế)

Hưng Đạo vương cùng tùy tòng đi qua đường, thấy Ngài đang ngồi đan sọt. Quân đến dẹp đường, Ngài vẫn ngồi thản nhiên như không có ai, quân lấy giáo đâm vào đùi mà không nhúc nhích, thấy thế Vương ông lại hỏi, Ngài mới thưa đang nghĩ tới một câu kinh thư nên không để ý. Vương ông thấy vậy cho lên kiệu về kinh và trở thành môn khách của Vương ông.

Chiến công của Ngài trong cuộc chiến chống Nguyên Mông được Nhà Trần và sử sách đời sau ghi lại

Vương cô đệ nhị được Vương ông gả cho Ngài nên người đời sau gọi Ngài là Đức ông Phò mã.

Ngày 1 tháng 11 năm 1320, Ngài mất thọ 66 tuổi, vua phong Thượng đẳng thần, dân làng lập đền thờ tại Phù Ủng. Ngài còn được thờ trong các đền thờ Vương ông.

Khi hầu Ngài ngự áo màu đỏ, đội xếp thắt nét đỏ, múa chấp kích hoặc long đao, Ngài thường tiễn đàn nhà Trần.

Tả vệ úy Yết Kiêu Đại tướng:

Ngài là tùy tướng của Hưng Đạo Vương, tên thật là Phạm Hữu Thế, quê làng Hạ Bì, Gia Phúc (Gia Lộc, Hải Dương). Khi Ngài mất, vua cho lập đền thờ Ngài ở quê Ngài. Lễ Ngài ngày 15 tháng 8.

Khi hầu thường dùng chùy hoặc vồ chuông thầy chùy

Hữu vệ úy Dã Tượng Đại tướng:

Là thân tín trung thành của Vương ông, ông giỏi huấn luyện voi và lập nhiều chiến công trong cuộc chiến chống Nguyên Mông. Ông và Yết Kiêu có công lớn bắt Toa Đô.

Hầu dùng long thương bảng hoặc vồ chuông

Dã Tượng là gia nô của Vương ông, nên nơi thờ Vương ông đều có phối thờ Ngài.

Tiên Phong ấn nghĩa vương thì thường hầu đao và kiếm cùng cung

Tiền, hậu vệ úy Cao Mãng Đỗ Hành Đại Tướng và huyền Du hộ tướng:

Khi hầu thì cờ kiếm đao kích đủ cả.

Ba Ngài cũng là gia thần của Vương ông, là một bốn nhân vật mà người đời gọi là Ngũ Hổ Tướng Trần triều.

Kể cả trong khi hầu những thủ tục để lên đai hay xiên lình của từng giá cũng có nguyên tắc lên đai hầu bao nhiêu lình lên đai trung thượng hay đai hạ cũng có luật cả .

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News