Phong Thuỷ

Trong 7 ngày vắng Táo quân, gia chủ nên làm gì để gặp may mắn?

Ngày 23 tháng Chạp, Táo quân lên chầu trời, tới 30 Tết mới quay về dân gian coi sóc việc bếp núc. Trong 7 ngày vắng Táo quân, gia chủ nên làm những việc gì để để đón may mắn vào nhà?

ông công ông táo, phong tục đón tết, phong tục ngày tết, phong tục việt nam, trong 7 ngày vắng táo quân, gia chủ nên làm gì để gặp may mắn?

Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp (Âm lịch) các gia đình thường làm cơm cúng, tiễn đưa Táo quân về trời. Tục lệ này đã có từ xa xưa dựa theo những truyền thuyết được dân gian lưu truyền. Táo Quân có nguồn gốc từ 3 vị thần: Thần Đất, thần Nhà và thần Bếp.

Các Táo lên thiên đình vào 23 tháng Chạp hàng năm, tới đêm Giao thừa mới trở về hạ giới tiếp tục nhiệm vụ của mình. Trong 7 ngày vắng Táo quân, gia chủ nên làm gì để gặp may mắn?

1. Sự tích ông Công ông táo

Sự tích ông Công ông Táo kể rằng ngày xưa có hai vợ chồng rất nghèo khổ, người chồng tên là Trọng Cao, người vợ tên là Thị Nhi. Hai người lấy nhau đã lâu mà không có con, chính vì vậy cuộc sống hai vợ chồng thường xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi.

Một ngày nọ, vì quá tức giận mà Trọng Cao đánh vợ mình. Giận chồng, Thị Nhi bỏ nhà ra đi và bị một người đàn ông có tên Phạm Lang dùng lời ngon ngọt để quyến rũ, hai người sống như vợ chồng. Một thời gian sau, Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mãi không về, liền nóng ruột đi tìm khắp nơi nhưng không có tung tích gì. Ông quyết định bỏ nhà, bỏ công ăn việc làm để đi hành khất tìm vợ.

Một hôm vì quá đói và mệt, Trọng Cao gõ cửa một nhà giàu để xin ăn thì được bà chủ – chính là Thị Nhi mang cơm ra cho. Hai người bàng hoàng khi nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ lại ùa về. Thế nhưng, Phạm Lang lại sắp đi làm đồng về, Thị Nhi bèn bảo Trọng Cao trốn vào trong đống rơm ở góc vườn. Vì quá mệt mỏi nên Trọng Cao ngủ thiếp đi không biết gì.

Thật không may, Phạm Lang về nhà mục đích là để lấy tro mang ra bón ruộng, nên ông bèn châm lửa đốt đống rơm mà Trọng Cao đang say ngủ trong đó. Nhìn thấy người chồng cũ của mình bị chết cháy, Thị Nhi bèn lao vào lửa để chết theo. Phạm Lang vì thương vợ nên cũng lao mình vào đám cháy để cùng chết.

Thượng đế (ông Trời) thấy ba người có nghĩa mới phong cho làm Táo Quân, và phân chia mỗi người một việc:

-Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp.

-Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.

-Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.

2. Ý nghĩa tục cúng ông Công ông Táo

Trong tín ngưỡng dân gian, Táo quân là vị thần theo sát cuộc sống của mọi người với vai trò là “tay chân” của Ngọc Hoàng đến với muôn nhà.

Thường ngày, ông Công ông Táo ghi lại những công tội, tốt xấu của mọi người để đến ngày trở về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, làm cơ sở để thưởng cho cái tốt và phạt cái xấu.

Do đó, để được Táo quân phù trợ, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất trọng thể. Tục cúng Táo quân cũng từ đó mà ra.

Bên cạnh đó, 1 năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp âm lịch.

Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình bước vào năm mới. Như vậy, hệ thống lễ Tết làm thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.

Cúng Táo quân chính là để chu trình này được diễn ra suôn sẻ, để mọi thành viên trong gia đình luôn mạnh khỏe, hòa thuận, học hành hay làm ăn tấn tới.

3. Ngày nào ông Công ông Táo quay trở lại dương gian?

Sau khi làm lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp về chầu trời bằng cá chép, thì ngày 30 tháng Chạp, Táo quân sẽ quay lại trần gian.

Trường hợp, nếu tháng Chạp năm nào đó có 29 ngày, Táo quân tự cân đối thời gian để về trước đêm giao thừa, tiếp tục công việc coi sóc bếp núc, các việc trong nhà để 23 tháng Chạp năm sau tiếp tục lên chầu trời.

Ngày 30 tháng Chạp, trước đêm giao thừa, ông Công ông Táo sẽ quay lại dương gian vào đêm giao thừa để đón năm mới cùng gia đình, vừa tiếp tục công việc của mình vào năm mới này.

Vì vậy, vào đêm giao thừa, nhiều gia đình thường tổ chức mâm cơm thịnh soạn để đón giao thừa, vừa đón ông Công ông Táo về với gia đình mong các vị thần phù hộ độ chì cho gia đình một năm mới sung túc, an lành, hạnh phúc.

4. Trong 7 ngày vắng Táo quân, gia chủ nên làm gì để gặp may mắn?

Hậu ông Công ông Táo, trong 7 ngày ông Công ông Táo lên chầu trời, thông thường các gia chủ sẽ tiến hành những việc như sau:

– Bao sái, dọn dẹp bàn thờ

Vì tin rằng, những ngày này thần linh đi vắng nên đây là dịp để các gia đình dọn dẹp ban thờ sau một năm, cũng là chuẩn bị ban thờ Tết.

Thông thường, trong lễ cúng ông Công ông Táo, tiễn Táo quân, chủ nhà cũng xin phép việc sửa sang bàn thờ đón Tết. Một số gia đình cẩn thận hơn, ngoài lễ tiễn Táo quân, khi dọn dẹp ban thờ lại thắp hương với hoa quả, nhang đèn để xin phép thần linh.

Việc đầu tiên, cần chọn người trong gia đình có tính tỉ mỉ, cẩn thận, thường là người chủ sự gia đình hạ bát hương xuống để làm công việc bao sái ban thờ. Khi hạ bát hương, cần để bát hương ở nơi sạch sẽ, tránh bị va chạm, cẩn thận hơn trải hoặc phủ vải đỏ cho bát hương khi bao sái.

Trong một năm, ban thờ có thể bị bụi, bẩn. Các gia đình có thể tháo ban thờ để lau rửa hoặc dùng khăn sạch, nước sạch để làm công tác vệ sinh.

Kết thúc công việc lau rửa, có thể dùng nước nóng hòa tinh dầu ngọc am, quế… hoặc đơn giản hơn là đun nước gừng để lau rửa lại một lần cuối. Tương tự với ảnh thờ, đồ thờ.

– Dâng lễ mời các Táo về an vị ngày cuối năm và cúng Tất niên

Lúc này, ban thờ đã sạch sẽ, khang trang để chào đón Thần linh, các gia đình cần làm lễ an vị Táo quân, an vị Thần linh. Thông thường, lễ cúng này được làm vào trưa ngày 30 Tết.

Tuy nhiên, các gia đình về quê, đi xa trong ngày này có thể cúng sớm hơn. Có thể cúng lễ Tất niên gộp vào lễ thỉnh an vị Táo quân vào buổi trưa hoặc chiều ngày 30 Tết.

– Dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa để đón nguồn năng lượng mới

Sau khi chu tất mọi việc trong bếp, cả nhà sẽ cùng nhau dọn dẹp và lau chùi nhà cửa. Đây không chỉ là việc vệ sinh thông thường mà còn mang nặng ý nghĩa tâm linh. Người xưa tin rằng cuối năm dọn dẹp cửa nhà là cách để loại trừ năng lượng cũ và khí xấu để đón nguồn năng lượng và sinh khí mới.

Khi dọn dẹp, nên lưu ý lau chùi và nạp năng lượng mới cho các vật phẩm phong thủy từ bộ ba Phúc, Lộc, Thọ cho đến các con Tỳ Hưu, Thiềm Thừ hay đá quý nếu trưng bày trong nhà.

Cách nạp năng lượng cho các đồ phong thủy như sau: 11 giờ trưa ngày tất niên nên đốt 3 ngọn nến trước ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ và các vật phẩm phong thủy khác. Việc này có ý nghĩa mang lại năng lượng cho các vị thần khi năm mới tới.

– Cùng quây quần bên bữa cơm tất niên đầm ấm

Ngày tất niên được chọn lấy một ngày bất kỳ trong 7 ngày nhà vắng các Táo. Nhưng thông thường, các gia đình có thói quen tổ chức vào ngày cuối cùng của năm cũ. Theo lệ, bữa cơm tất niên đòi hỏi các thành viên trong gia đình tề tựu đủ đầy, không vắng mặt một ai.

Tuy nhiên, vì hoàn cảnh hiện tại, nhiều người không thể về bên gia đình trong mâm cơm họp mặt cuối năm này. Nhưng ít nhất họ sẽ được báo ngày làm lễ để cùng hướng về gia đình.

Khi dự tiệc tất niên, từ người lớn đến trẻ nhỏ trong nhà đều ăn mặc chỉnh tề, trang trọng. Nếu là phụ nữ phải đeo cả trang sức lộng lẫy và luôn tươi cười như một điềm báo may mắn lại đến với cả nhà trong năm mới.

May mắn tới càng nhiều vào lúc giao thời giữa năm cũ và năm mới, nên tất cả mọi người trong gia đình dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho nhau.

– Mб»џ cб»­a Д‘б»ѓ Д‘Гіn sinh khГ­ vГ o nhГ

Đêm 30 Tết, tất cả cửa chính và các cửa nhà phải được mở trước Giao thừa, đèn nến bật hết để cả nhà tràn ngập ánh sáng, đón nguồn dương khí dồi dào để đón rước may mắn. Thời khắc Giao thừa được xem là giờ linh thiêng của đất trời. Nếu hoa mai, hoa cúc, hoa đào… trồng trong nhà nở đúng vào thời điểm này được xem là một điềm may mắn lớn cho gia chủ trong năm mới.

Khi thời khắc giao thừa đến, con cái sẽ chúc bố mẹ những lời chúc tốt đẹp và cùng nhau lên chùa hái lộc đầu năm. Ở nhiều nơi, người làm ăn buôn bán còn chọn đêm Giao thừa để xuất hành với mong ước gặp nhiều thuận lợi trong năm mới.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News