- Vải cashmere là gì?
- 1. Nguồn gốc cải cashmere
- 2. Phân loại vải cashmere
- Quy trình sản xuất vải cashmere
- 1. Thu hoạch lông dê cashmere
- 2. Làm sạch lông
- 3. Chải thô và quay sợi
- 4. Nhuộm và dệt vải
- Ưu nhược điểm của vải cashmere
- Ứng dụng vải cashmere trong thời trang
- Tác động của vải cashmere tới môi trường
- Một số thương hiệu thời trang ứng dụng vải cashmere
- 1. Hermes
- 2. Dior
- 3. Burberry
- 4. Canifa
- 5. Uniqlo
Vải len Cashmere vốn được biết đến là một trong những loại vải cao cấp, được dùng cho nhiều nhân vật tầm cỡ khi xưa. Vải len cashmere hiện nay được sử dụng và ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp thời trang. Vậy vải cashmere có gì đặc biệt và ứng dụng ra sao? Cùng chúng mình khám phá ngay trong bài viết này nha!
Vải cashmere là gì?
1. Nguồn gốc cải cashmere

Vải cashmere dệt từ sợi vải lông dê Cashmere ở vùng sa mạc. Nguồn: internet
Vải cashmere vốn là một loại vải len được dệt từ lông của dê Cashmere. Cái tên vải Cashmere cũng được đặt tên theo như vậy. Đây là một loại dê sống ở sa mạc Gobi và Trung Á.
Len cashmere có bề mặt mềm và mịn hơn nhiều so với các loại len thường thấy, đây là loại vải được ứng dụng may trang phục hay phụ kiện vào mùa đông. Một số tài liệu cho thấy vải cashmere đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Dê cashmere được nuôi tại Mông Cổ và Kashmir Ấn Độ. Tiếp đó, vải được chuyển tới Trung Đông và xa hơn là các nước Châu Âu.
Tại Pháp, vải Cashmere phát triển khá mạnh mẽ và trở nên phổ biến khi các thương gia đưa nó lan rộng châu Âu. Tới thế kỷ XIX, vải cashmere trở thành mặt hàng được sản xuất chính tại các nước Châu Âu và đem lại nhiều lợi ích kinh tế và những vùng nuôi dê cũng trở nên phát triển kinh tế. Xuất xứ từ Trung Á nhưng hiện nơi sản xuất vải cashmere lớn nhất lại là Trung Quốc.
2. Phân loại vải cashmere

Phân loại vải Cashmere. Nguồn: internet
Vải len cashmere hiện được chia làm 3 loại chính:
Len cashmere: loại len được dệt từ lông dê cashmere, bề mặt vải mềm và mịn, thích hợp may các loại áo len mùa đông để giữ nhiệt tốt.
Len Pashmina: Là loại vải được dệt từ lông một loại dê có họ gần với dê cashmere, nên sản phẩm cũng có kha khá nét tương đồng và có thể thay thế len Cashmere.
Cashmere theo hạng: Với tính chất vải mềm tới thô, vải cashmere được chia ra các dạng A, B, C tùy theo chất lượng.
Quy trình sản xuất vải cashmere
Quy trình sản xuất vải cashmere gồm 4 bước chính:
1. Thu hoạch lông dê cashmere

Thu hoạch lông dê. Nguồn: internet
Dê cashmere sẽ phát triển tốt nhất vào mùa đông, lúc này lớp lông sẽ dài hơn và giúp cơ thể thích ứng với cái lạnh. Do đó mỗi mùa xuân là lúc thu hoạch lông dê tốt nhất. Mùa xuân lông dê sẽ tự rụng và thay lông, nên lúc nào lông sẽ được gom lại và mang đi sản xuất.
Ngoài ra, còn có cách thu hoạch lông dê bằng cách chải lông với lược hoặc cạo bằng máy, miễn là không hại tới lớp da và đủ để vẫn bảo vệ chúng trong quá trình sinh sống.
2. Làm sạch lông

Lông cần được làm sạch và phân loại. Nguồn: internet
Sau khi thu hoạch được phần lông dê, lông dê sẽ được đưa đi xử lý để làm sạch bụi bẩn, rác hay các tạp chất dính sót lại trên lông vì vốn dĩ dê được nuôi ở sa mạc nhiều bụi bẩn. Phần lông dê được tách làm 2 phần là sợi thô và sợi mịn. Phần sợi mịn sẽ được sản xuất làm vải cashmere chất lượng cao, dùng cho hàng cao cấp. Còn lại phần thô sẽ được xếp vào Cashmere các hạng để phân loại tùy theo chất lượng.
3. Chải thô và quay sợi

Sợi lông được đem chải thô và quay thành sợi vải. Nguồn: internet
Chải thô là hình từng chải từng sợi len riêng biệt thành đường thẳng, sau khi chải, nhóm sợi len này sẽ được chia thành các nhóm sợi để chuẩn bị cho việc quay sợi. Các sợi chải thô sẽ được đưa vào máy kéo sợi chuyên và máy sẽ có bộ phận riêng thực hiện xoắn sợi len đã chải thành các sợi vải. Việt dệt dày hay mỏng cũng phụ thuộc vào độ dày của lông dê.
4. Nhuộm và dệt vải

Nhuộm và dệt cho ra vải thành phẩm. Nguồn: internet
Với các sợi cashmere thông thường, sợi vải sẽ được đem đi nhuộm màu trước khi vào công đoạn dệt. Trước khi nhuộm, các sợi vải đã dệt sẽ được làm sạch thêm một lần nữa. Công đoạn này giúp cho màu nhuộm dễ bám hơn và lâu bị phai màu sau khi nhuộm. Sau khi đã nhuộm xong, các sợi vải sẽ được đem tới máy dệt để dệt thành vải thành phẩm.
Ưu nhược điểm của vải cashmere

Ưu nhược điểm của vải cashmere. Nguồn: internet
Ưu điểm của vải cashmere:
Giữ nhiệt tốt: vải cashmere dệt từ lông nên có khả năng giữ nhiệt tốt. Dê cashmere sống ở nơi có nhiệt độ thấp nên việc dệt vải từ lông của những con vật sống trong khí hậu lạnh khắc nghiệt sẽ có khả năng giữ nhiệt tốt hơn nhiều lần so với các loại len sợi thông thường. Đây là ưu điểm nổi bật nhất của vải cashmere.
Bề mặt mềm mịn: Không như những loại len khác, len cashmere tạo ra các sản phẩm với bề mặt mịn, mềm mại và cho người dùng cảm giác êm ái, thoải mái. Nhất là vào mùa đông không cần sử dụng trang phục cồng kềnh mà vẫn giữ ấm tốt.
Siêu nhẹ: Len cashmere khiến người mặc có cảm giác mỏng nhẹ, sợi len siêu nhẹ giúp bộ trang phục gói gọn trong khối lượng nhẹ, thoải mái khi mặc.
Nhược điểm:
Giá thành cao: Số lượng lông dê chuẩn thu được không nhiều, nguồn cung gần như thiếu nên chi phí bị độn lên cao. Loại dê được nuôi ở vùng Himalaya mới có lông chất lượng nên số lượng cũng bị giới hạn. Do đó giá thành vải cashmere cũng đắt đỏ vì chi phí sản xuất không hề rẻ.
Hút nước: Vải cashmere mỏng nhẹ nên hút và thấm nước rất nhanh, trọng lượng sau khi thấm nước tăng nhiều lần khiến việc vệ sinh khó khăn hơn. Ngoài ra, khi phơi trang phục Cashmere đang ướt không đúng cách sẽ khiến vải bị dão, chảy xệ.
Độ co giãn thấp: Vải cashmere có độ co giãn trung bình nên khi may các bộ trang phục thường lớn hơn kích thước cơ thể, giúp việc di chuyển và hoạt động thoải mái hơn. Đó cũng là lý do bạn không thể chọn các bộ trang phục cashmere dáng ôm sát vì sẽ khó vận động.
Ứng dụng vải cashmere trong thời trang
Vải cashmere chủ yếu được ứng dụng may mặc trong thời trang mùa đông với các loại quần áo giữ nhiệt, giúp bảo vệ con người trong cái giá rét. Những thế kỷ trước, len cashmere chỉ được dùng cho các nhân vật thuộc giới quý tộc, với các loại váy đầm cầu kỳ, tinh xảo và phức tạp, chất lượng cao.

Cashmere ứng dụng trong áo khoác thu đông với tính giữ nhiệt tốt. Nguồn: internet
Ngày nay, vải cashmere đã được sử dụng rộng rãi hơn với nhiều loại trang phục và phụ kiện được ứng dụng sáng tạo. Trong đó, quần áo giữ nhiệt, áo len hay các loại áo khoác được người dùng ưa chuộng bởi vừa đẹp, mềm mịn, lại có khả năng giữ ấm rất tốt vào mùa lạnh. Có thể nói, vải cashmere được ứng dụng nhiều nhất trong may áo len giữ nhiệt.

Cashmere còn được ứng dụng trong đồ lót, đồ ngủ cao cấp. Nguồn: internet
Ngoài ra, nhờ sự mịn màng và khối lượng nhẹ, vải cashmere cao cấp còn được ứng dụng để may đồ lót. Bên cạnh đó, các loại phụ kiện khác như khăn quàng cổ, mũ, găng tay, tất (vớ) cũng được sản xuất. Tuy nhiên, những món đồ này có mức giá không hề “hạt dẻ” tí nào vì cashmere vốn có giá thành cao. Thế nhưng người tiêu dùng vẫn rất quan tâm và ưa chuộng vải cashmere vì an toàn cho làn da khi sử dụng.
Một số thương hiệu cao cấp cũng sử dụng cashmere làm vỏ chăn gối, đệm, thảm… với mục đích mang lại sự êm ái nhất cho người dùng.
Tác động của vải cashmere tới môi trường
Không riêng gì vải cashmere mà vải cotton hay một số loại vải sợi tự nhiên trước đó cũng đã từng được “cảnh báo” về tác động trực tiếp với môi trường. Vẫn biết những loại vải này làm từ tự nhiên, mang tính organic thì sẽ thân thiện và tốt với làn da của người dùng, thế nhưng để tạo ra những tấm vải này thì môi trường và tự nhiên đã chịu không ít biến động.

Ô nhiễm môi trường do xả thải chất nhuộm. Nguồn: internet
Đơn cử như để sản xuất được vải cashmere, sẽ cần một lượng lớn lông dê cashmere. Mà việc thay lông mỗi năm của dê cashmere không nhiều, sản lượng hiếm cung cấp cho cả thế giới. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, việc xử lý lông làm sạch lông và nhuộm màu cần dùng tới nhiều hóa chất. Việc này vô tình ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường, đặc biệt là nguồn nước.
Một số thương hiệu thời trang ứng dụng vải cashmere
1. Hermes
Hermes chính là cái tên đình đám khiến người ta nghĩ ngay tới những chiếc túi handmade da cá sấu có giá trị cao ngất ngưởng hoặc một số chiếc limited gần như vô giá. Nhưng ít ai để ý tằng, Hermes đã tồn tại hơn 183 năm trên thị trường thời trang, với nhiều phân khúc và mẫu mã các items khiến tín đồ thời trang mê mệt.

Mẫu áo dạ cashmere cao cấp từ Hermes phối da cừu. Nguồn: internet
Một trong số đó là quần áo, khăn, mũ chất liệu cashmere cao cấp. Đây cũng là chất liệu mang tính làm nên tên tuổi cho thương hiệu lâu đời này. Chất liệu cashmere ngày xưa được dùng làm êm yên ngựa cho giới quý tộc. Nhưng sau đó được ứng dụng cho quần áo. Đây là chất liệu bền bỉ, thích hợp làm các dáng áo khoác dài, áo len mùa đông hay khăn choàng, mũ và gần như chiếm tới 80% các bộ sưu tập thu đông nhà Hermes trong một thời gian khác dài.
2. Dior
Christian Dior cũng là một trong những “ông lớn” ngành thời trang, với tone màu trắng đen quyền lực quen thuộc. Dior ứng dụng vải cashmere trong may mặc trang phục và nổi bật là bộ sưu tập các dáng khăn quàng, khăn choàng thu đông cao cấp.

Áo khoác cashmere đắt đỏ nhà Dior. Nguồn: internet
Họa tiết Dior nổi bật đặc trưng cùng với chất liệu cashmere mềm mịn nhưng dày dặn và giữ ấm tốt trở thành xu hướng, được nhiều tín đồ thời trang yêu thích.
3. Burberry
Họa tiết chú ngựa hay kẻ sọc quen thuộc của Burberry cũng rất quen mặt với những ai yêu thích hàng hiệu. Chất liệu cashmere cũng được Burberry ứng dụng trong các bộ sưu tập khăn choàng, áo len mùa thu đông và nhiều lần xuất hiện trên sàn diễn của hãng.

Bộ sưu tập áo khoác cashmere Thu Đông 2015 của Burberry. Nguồn: internet
4. Canifa

Đồ gia đình chất liệu cashmere tại Canifa. Nguồn: internet
Canifa là nhãn hàng thời trang cho gia đình có mặt nhiều cơ sở tại Việt Nam – là thương hiệu yêu thích của nhiều gia đình nhờ chất lượng tốt cũng như mẫu mã đa dạng. Mặc dù ứng dụng mẫu mã chủ yếu dạng trơn basic với đa màu sắc, nhưng Canifa vẫn là sự lựa chọn của nhiều gia đình về chất lượng và giá cả.
Cashmere được Canifa ứng dụng trong các mẫu áo len thu đông cao cấp, hoặc áo quần giữ nhiệt cho cả người lớn và trẻ em. Chất liệu mềm mỏng, giữ ấm tốt được thương hiệu này tận dụng mỗi năm trong các bộ sưu tập thu đông.
5. Uniqlo

Áo len cashmere từ Uniqlo cao cấp. Nguồn: internet
Tương tự như Canifa, Uniqlo có mặt trên nhiều quốc gia, xuất hiện trong nhiều trung tâm thương mại lớn của Việt Nam với nhiều mã sản phẩm chất lượng. Mặc dù mức giá không rẻ, nhưng bù lại chất lượng các sản phẩm của Uniqlo thì rất tốt.
Uniqlo nổi tiếng với các dòng áo quần giữ nhiệt vào mùa đông, mỏng nhẹ, co dãn hay giữ nhiệt cực tốt. Chất liệu cashmere cũng được thương hiệu này ứng dụng trong trang phục thu đông, các loại khăn quàng, quần áo giữ nhiệt cao cấp.
Tổng kết
Vải cashmere là một loại vải len cao cấp đã và đang được ứng dụng tốt trong ngành công nghiệp thời trang. Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn bỏ túi thêm nhiều kiến thức hữu hiệu về vải cashmere và ứng dụng trong thời trang.
Đừng quên theo dõi Cool Blog để cập nhật những xu hướng mới nhất của thời trang nhé!
chúng mình – Nơi mua sắm tin cậy của nam giới!