Phật học

Vãng sanh là gì? Làm sao biết người chết được vãng sanh?

Vãng sanh là gì? Làm thế nào để biết được người lâm chung chắc chắn vãng sanh? Điều kiện để được vãng sanh cực lạc là gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

đới nghiệp vãng sanh, lời phật dạy, vãng sanh cực lạc, vãng sanh là gì, vãng sanh là gì? làm sao biết người chết được vãng sanh?

1. Vãng sanh là gì?

Vãng sanh có nghĩa là:

(徃生): sau khi mạng chung sanh vào thế giới khác; thông thường từ này được dùng thay thế cho từ “chết”. Nếu nói về nghĩa rộng, vãng sanh có nghĩa là thọ sanh vào Ba Cõi, Sáu Đường cũng như Tịnh Độ của chư Phật; nhưng sau khi thuyết Di Đà Tịnh Độ (彌陀淨土) trở nên thịnh hành, từ này chủ yếu ám chỉ thọ sanh về thế giới Cực Lạc (s: Sukhāvatī, 極樂). Vãng sanh được chia làm 3 loại:

(1) Cực Lạc Vãng Sanh (極樂徃生), căn cứ vào thuyết của Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經), Quán Vô Lượng Thọ Kinh (觀無量壽經) và A Di Đà Kinh (阿彌陀經); tức là xa lìa thế giới Ta Bà (s, p: sahā, 娑婆), đi về cõi Cực Lạc Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà ở phương Tây, hóa sanh trong hoa sen của cõi đó.

(2) Thập Phương Vãng Sanh (十方徃生), căn cứ vào thuyết của Thập Phương Tùy Nguyện Vãng Sanh Kinh (十方隨願徃生經), tức vãng sanh về các cõi Tịnh Độ khác ngoài thế giới của đức Phật A Di Đà.

(3) Đâu Suất Vãng Sanh (兜率徃生), y cứ vào thuyết của Di Lặc Thượng Sanh Kinh (彌勒上生經) cũng như Di Lặc Hạ Sanh Kinh (彌勒下生經); có nghĩa rằng Bồ Tát Di Lặc (s: Maitreya, p: Metteyya, 彌勒) hiện đang trú tại Nội Viện Đâu Suất (s: Tuṣita, p: Tusita, 兜率), đến 16 ức 7 ngàn vạn năm sau, Ngài sẽ giáng sanh xuống cõi Ta Bà để hóa độ chúng sanh. Người tu pháp môn này sẽ được vãng sanh về cung trời Đâu Suất, tương lai sẽ cùng Bồ Tát Di Lặc xuống thế giới Ta Bà. Phần nhiều hành giả Pháp Tướng Tông (法相宗) đều tu theo pháp môn này.

Ngoài ra, còn có các tín ngưỡng vãng sanh khác như người phụng thờ đức Phật Dược Sư (s: Bhaiṣajyaguru, 藥師) thì sẽ được vãng sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly (淨瑠璃) của Ngài; người phụng thờ Bồ Tát Quán Thế Âm (s: Avalokiteśvara, 觀世音) thì được vãng sanh về cõi Bổ Đà Lạc Ca (s: Potalaka, 補陀洛迦); người tín phụng đức Phật Thích Ca (s: Śākya, p: Sakya, 釋迦) thì được sanh về Linh Thứu Sơn (靈鷲山); người tín phụng Hoa Nghiêm Kinh (s: Buddhāvataṃsaka-nāma-mahāvaipulya-sūtra, 華嚴經) thì được vãng sanh về Hoa Tạng Giới (華藏界); tuy nhiên, các tín ngưỡng này rất ít, nên vẫn chưa hình thành tư trào.

Như đã nêu trên, Cực Lạc Vãng Sanh và Đâu Suất Vãng Sanh là hai dòng tư tưởng chủ lưu của Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, v.v. Đối với Tam Luân Tông, Thiên Thai Tông, Hoa Nghiêm Tông, Thiền Tông, v.v., Cực Lạc Vãng Sanh là phương pháp tự lực thành đạo.

Riêng đối với Tịnh Độ Tông, tư tưởng này nương vào sự cứu độ của đức giáo chủ Di Đà làm con đường thành Phật, nên được gọi là Tha Lực Tín Ngưỡng. Còn Đâu Suất Vãng Sanh là tư tưởng thích hợp đối với Pháp Tướng Tông, được xem như là pháp môn phương tiện tu đạo.

Tại Nhật Bản, trong Tây Sơn Tịnh Độ Tông (西山淨土宗) có lưu hành 2 thuyết về vãng sanh là Tức Tiện Vãng Sanh (卽便徃生) và Đương Đắc Vãng Sanh (當得徃生). Tịnh Độ Chơn Tông thì chủ trương thuyết Hóa Sanh (化生) vãng sanh về Chân Thật Báo Độ (眞實報土), và Thai Sanh (胎生) vãng sanh về Phương Tiện Hóa Độ (方便化土), v.v.

Một số tác phẩm của Trung Quốc về tư tưởng vãng sanh như An Lạc Tập (安樂集, 2 quyển) của Đạo Xước (道綽, 562-645) nhà Đường, Vãng Sanh Luận Chú (徃生論註, còn gọi là Tịnh Độ Luận Chú [淨土論註], 2 quyển) của Đàm Loan (曇鸞, 476-?) thời Bắc Ngụy, v.v.

Về phía Nhật Bản, cũng có khá nhiều thư tịch liên quan đến tư tưởng này như Vãng Sanh Thập Nhân (徃生拾因, 1 quyển) của Vĩnh Quán (永觀); Vãng Sanh Yếu Tập (徃生要集) của Nguyên Tín (源信); Nhật Bản Vãng Sanh Cực Lạc Ký (日本徃生極樂記) của Khánh Tư Bảo Dận (慶滋保胤); Tục Bản Triều Vãng Sanh Truyện (續本朝徃生傳) của Đại Giang Khuông Phòng (大江匡房); Thập Di Vãng Sanh Truyện (拾遺徃生傳), Hậu Thập Di Vãng Sanh Truyện (後拾遺徃生傳) của Tam Thiện Vi Khang (三善爲康); Tam Ngoại Vãng Sanh Truyện (三外徃生傳) của Liên Thiền (蓮禪); Bản Triều Tân Tu Vãng Sanh Truyện (本朝新修徃生傳) của Đằng Nguyên Tông Hữu (藤原宗友); Cao Dã Sơn Vãng Sanh Truyện (高野山徃生傳) của Như Tịch (如寂), v.v.

Thần chú trì tụng để được vãng sanh về cõi Tịnh Độ là Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đà La Ni (拔一切業障根本得生淨土陀羅尼), còn gọi là Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn (徃生決定眞言) hay Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú (徃生淨土神呪).

Trong Tịnh Độ Chứng Tâm Tập (淨土證心集) của Vạn Liên Pháp Sư (卍蓮法師) nhà Thanh có câu: “Tam Giáo đồng nguyên, thống Nho Thích Đạo, câu kham niệm Phật, nhất tâm quy mạng, cụ Tín Nguyện Hạnh, tận khả vãng sanh (三敎同源、統儒釋道、俱堪念佛、一心歸命、具信願行、盡可徃生, Ba Giáo cùng gốc, cả Nho Thích Đạo, đều chung Niệm Phật; một lòng quy mạng, đủ Tín Nguyện Hạnh, thảy được vãng sanh).”

đới nghiệp vãng sanh, lời phật dạy, vãng sanh cực lạc, vãng sanh là gì, vãng sanh là gì? làm sao biết người chết được vãng sanh?

2. Làm thế nào để biết được người lâm chung chắc chắn vãng sanh?

Để chắc chắn nhất là tự thân người đó nói ra, A Di Đà Phật đến rồi, Tây Phương Nam Thánh đến rồi, đến đón tôi rồi, giờ tôi phải đi theo Ngài, tạm biệt mọi người nhé! như vậy là không có chút gì là giả. Đó mới thực sự là vãng sanh. Người này đã tiêu nghiệp chướng nên lúc ra đi thần thức rõ ràng, sáng suốt, không có chút gì là đau khổ cả.

Vậy thì còn có một hạng người khi ra đi thần trí rất sáng suốt, tuy thân thể rất suy yếu, nói không ra lời nhưng được mọi người trợ niệm Phật cho họ, họ tươi cười ra vẻ vui thích, lúc ra đi miệng họ cũng mấp máy. Người bình thường như chúng ta thì không biết, cứ cho rằng họ niệm Phật cùng chúng ta; trên thực tế họ nói là họ thấy Phật rồi, Phật đến tiếp dẫn họ, họ theo Phật đi rồi, nhưng họ không nói ra được. Việc này bạn phải quán sát cho thật kỹ để có thể phán đoán, coi họ có phải thật sự vãng sanh không? Nói tóm lại khi họ rất lạc quan, rất an lành tự tại, ngay tại khoảng sát na đó ra đi, còn nếu như lúc ra đi dáng vẻ buồn thiu rất đau khổ thì cũng rất khó nói đó. Thông thường mà nói là không thể được.

Bình thường niệm A Di Đà Phật đến lúc lâm chung, nếu xuất hiện vị Phật khác đến tiếp dẫn, chúng ta có nên theo các ngài không?

Nếu chúng ta niệm A Di Đà Phật nhất định là Phật A Di Đà đến tiếp dẫn, còn khi lâm chung đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến tiếp dẫn, Phật Dược Sư đến tiếp dẫn là không đúng rồi. Vậy chúng ta nên biết nhất định không phải là thật.

Vậy nếu gặp phải tình trạng này chúng ta phải làm sao đây? Mặc kệ là được rồi, tốt nhất đừng để ý đến, cố ý mặc kệ nó thì trong chốc lát cái tin đó sẽ mất, nhất định phải đợi Đức Phật A Di Đà. Nếu A Di Đà Phật đến mình có nhận biết được không? Nhận được, nhất định là nhận biết. Cho nên khi lâm chung, khi chúng ta tiễn vãng sanh, người vãng sanh sẽ nói “A Di Đà Phật đến rồi”, thật sự không có giả chút nào.

Vì vậy trong lúc trợ niệm điều quan trọng nhất chính là chú ý đến vấn đề này, nhất định không để cho người vãng sanh có tạp niệm, có huyễn tưởng. Bất luận là họ thấy cảnh giới gì, nghe tiếng nói nào cũng thẩy đều mặc kệ.

Nếu như họ nói là gặp ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát, gặp Phật Dược Sư mình cần nhắc nhở để họ đừng để ý, hết thảy cứ mặc kệ, niệm A Di Đà Phật, Đức Phật A Di Đà sẽ đến tiếp dẫn mình mới đi theo nếu không phải là Phật A Di Đà thì không được đi vì yêu ma quỷ quái sẽ biến thành chư Bồ Tát khác đến để dụ dỗ bạn. Thần Hộ Pháp không có can thiệp vào việc này.

Nếu bạn biến thành Phật A Di Đà hay Quán Thế Âm Bồ Tát để lừa họ thì thần hộ pháp mới can thiệp vào. Tại sao? Vì đây là Bổn Tôn, bạn biến hiện ra nhiều người khác thì đó là giả chân, giả chân không phải là Bổn Tôn, Thần Hộ Pháp đây có thể tha thứ cho bạn, còn nếu quả thật bạn biến thành Bổn Tôn thì Thần Hộ Pháp sẽ can thiệp. Bạn sẽ không dám đi.

Có rất nhiều người niệm Phật, niệm cả một đời, nhưng sau cùng đến thời khắc quyết định thì họ lại bị mê, lại phạm sai lầm, thật là đáng tiếc! Những thứ này đều là ma cảnh, là ma chướng, đều là cảnh giới hư uyển, do nghiệp lực của mình biến hiện ra. Lúc này thấy được Đức Phật A Di Đà, thấy được Tây Phương Tam Thánh, thấy được thế giới Tây Phương Cực Lạc, y chánh trang nghiêm thì như vậy mới là tương ưng, là chánh niệm.

3. Điều kiện vãng sanh là gì?

Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Đức Phật dạy: “Này Diệu Nguyệt cư sĩ, thế nào là niệm Phật chân chính? Muốn niệm Phật đúng pháp và tự biết mình chắc chắn vãng sanh, thì người niệm Phật phải phát khởi Mười Thứ Tâm Thù Thắng sau đây: thứ nhất là Tín Tâm, thứ hai là Thâm Trọng Tâm, thứ ba là Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm, thứ tư là Xả Ly Tâm, thứ năm là An Ổn Tâm, thứ sáu là Đà La Ni Tâm, thứ bảy là Hộ Giới Tâm, thứ tám là Ba La Mật Tâm, thứ chín là Bình Đẳng Tâm, thứ mười là Phổ Hiền Tâm.”

Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Đức Phật dạy: “Nếu có chúng sanh nguyện sanh Cực Lạc thế giới phát ba thứ tâm liền được vãng sanh.

Những gì là ba tâm?

Một là Chí Thành Tâm. Hai là Thâm Tâm. Ba là Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm. Còn có ba hạng chúng sanh sẽ được vãng sanh.

Những gì là ba hạng?

Một là từ tâm bất sát, đủ các giới hạnh.

Hai là đọc tụng kinh điển Phương Ðẳng Ðại Thừa.

Ba là tu hành Lục Niệm, hồi hướng phát nguyện, nguyện sanh Cực Lạc. Người muốn sanh nước Cực Lạc nên tu ba phước:

Một là hiếu nuôi cha mẹ, kính thờ bậc Sư Trưởng, có tâm nhơn từ chẳng giết hại và tu tập mười nghiệp lành.

Hai là thọ trì Tam Quy Y, đầy đủ các cấm giới và chẳng phạm oai nghi.

Ba là phát tâm Bồ Ðề, sâu tin nhơn quả, đọc tụng Kinh điển Ðại Thừa và khuyên dạy sách tiến người tu hành.”

Kinh A Di Đà Đức Phật dạy: “Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói Đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của Đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, một lòng không tạp loạn. Thời người đó đến lúc lâm chung, Đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà.”

Trích nguồn: Phatgiao.org.vn!


Chú Vãng sanh là gì?

Chú Vãng sanh có tên gọi đầy đủ là “Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh độ Đà la ni”, còn gọi là “A Di Đà Phật Căn Bổn Bí Mật Thần Chú”, thông thường gọi là Vãng Sinh Chú.

Được lấy từ ”Vô Lượng Thọ Kinh” (Cầu Na Bạt Đà La đời nhà Tống dịch) cùng với “Phật thuyết A Di Đà Căn Bổn Bí Mật Thần Chú Kinh” (Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch đời Ngụy Tấn).

– Bạt nhất thiết nghiệp chướng: Bạt nghĩa gốc là đánh tan đi, trong cụm này tạm hiểu là nhổ bỏ đi, gỡ bỏ ra. Tức là đọc chú có thể đánh tan đi tất cả những nghiệp chướng chúng ta vì vô minh mà tạo nên.

Chúng ta đang phải lưu chuyển trong tái sinh và luân hồi trong lục đạo là vì nghiệp chướng nặng nề do tham, sân, si mà ra cho dù là do lầm lỡ hoặc cố tình. Sau một thời gian, nghiệp chướng này sẽ trở thành hậu quả xấu và gây ra trở ngại xấu cho hiện tại cũng như tương lai. Những sai trái mà ta gây ra cứ thế mà từ từ tăng trưởng, hình thành sự thọ khổ của chúng sinh, tuần hoàn không dừng, không có thời gian chấm dứt.

Những chướng ngại gọi là quả báo ấy luôn khiến chúng ta phải khổ sở, không thể vui vẻ, không thể phát triển. Vì vậy, nói “bạt nhất thiết nghiệp chướng” nghĩa là khi đọc chú này sẽ giúp những chướng ngại này mất đi.

– Đắc sinh tịnh độ: Ở đây “đắc sinh tịnh độ” có thể hiểu theo hai nghĩa:

+ Nghĩa đầu tiên được hiểu là ngay lập tức, ngay bây giờ, tức là chúng ta trì chú khi vẫn ở còn ở cõi người, chưa lên vùng cực lạc nhưng vẫn có thể cảm nhận được sự nhẹ nhàng, an lạc trong tâm. Sự tịnh độ đó là tịnh độ được thực hiện ngay bây giờ.

+ Nghĩa thứ hai của đắc sinh tịnh độ là ta khi ta không còn sống ở cõi trần nữa ta sẽ được lên miền cực lạc.

– Đà La Ni là tiếng Phạn, dịch thành là thần chú, có nghĩa là “tổng trì”. “Tổng” là gom thâu tất cả pháp, “Trì” là vô lượng nghĩa. Có nghĩa là thần chú tuy chỉ có vài chữ, nhưng có thể bao gồm hết thảy ý nghĩa của Phật Pháp, cho nên Thần chú có công đức vô lượng.

Vì vậy, bất cứ khi nào, dù ta già hay đang trẻ, chúng ta nên trì tụng chú cũng có thể tịnh độ trong sự an tĩnh của lương tâm, phiền não không cho sinh khởi thì khi nhắm mắt xuôi tay, ta sẽ được tới miền cực lạc, tới thế giới của Đức Phật.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News