Phong Thuỷ

Vì sao chúng ta phải tặng quà trong ngày lễ Giáng sinh cho nhau?

Không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của việc tặng quà Giáng sinh trong ngày lễ Noel vì chúng ta thường làm theo thói quen và truyền thống mà thôi.

lễ giáng sinh, ngày lễ noel, phong tục thế giới, ý nghĩa ngày lễ giáng sinh, vì sao chúng ta phải tặng quà trong ngày lễ giáng sinh cho nhau?

Những ký ức đẹp của trẻ nhỏ thường gắn liền với những món quà được nhận từ ông già Noel. Theo truyền thuyết xưa, ông già Noel thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông Giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc bít tất.

Những món quà không đơn thuần mang ý nghĩa vật chất mà chủ yếu là món quà về ý nghĩa tinh thần. Trong những bức thư bí mật gửi cho ông già Noel, các bé đã gửi gắm những ước mong thầm kín với niềm tin rằng lời nhắn gửi của chúng sẽ được thấu hiểu.

Việc tặng quà Giáng sinh theo thời gian đã trở thành một trong những truyền thống của ngày lễ này. Món quà Giáng sinh dường như trở thành biểu tượng của một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm trên khắp thế giới – ngày Chúa Jesus ra đời. Thế nhưng, bạn đã bao giờ thắc mắc ý nghĩa của việc tặng quà Giáng sinh trong dịp này?

Nguồn gốc món quà giáng sinh

Quay lại lịch sử của món quà Giáng sinh, khi Chúa Jesus cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba vị vua từ phía Đông (nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria) đã đến để bày tỏ sự thành kính. Họ mang đến 3 món quà quý giá là vàng, trầm hương và mộc dược.

Ý nghĩa quà tặng như sau: Vàng có ý nói Chúa Giêsu là vua, nhũ hương để tuyên xưng Giêsu là Thiên Chúa và mộc dược tiên báo cuộc khổ nạn và sự chết của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại. Đây là ba màu sắc tượng trưng cho Giáng sinh và theo thời gian, từ cách trang trí đến thời trang, đều lấy cảm hứng từ gam màu này.

Ba vị vua có rất nhiều của cải, nhưng thậm chí cả những người nghèo cũng dâng lên Chúa tất cả những gì họ có để bày tỏ lòng tôn kính đối với cậu bé thần thánh. Những người chăn cừu mang tặng Chúa trái cây và các đồ chơi xinh xắn do chính tay họ làm.

Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25/12 (lễ chính ngày) nhưng thường được mừng từ tối ngày 24/12 (lễ vọng – thường được mọi người quan tâm hơn) bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm.

Đối với một số người, tặng quà cho nhau trong ngày Giáng sinh có ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Bởi Chúa Jesus đã chịu đóng đinh lên cây thập tự giá và hy sinh cho nhân loại. Việc tặng quà xem như mô phỏng cho hành động nho nhỏ của bạn dành cho người khác mà không cần được đáp trả. Việc tặng quà Giáng sinh còn là biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn.

Đã có không ít phụ huynh thắc mắc: “Khi nào thì nên nói thật với bọn trẻ rằng không có ông già Noel trên đời”. Câu trả lời có lẽ là “Không cần nói gì cả!”. Bởi khi lớn lên, mỗi đứa trẻ sẽ tự tìm cho mình một lời giải thích phù hợp.

Có rất nhiều lựa chọn để chúng ta có thể tìm được món quà món khiến trẻ bất ngờ trong mùa Giáng Sinh. Song cũng cần lưu ý tới những điều như nên chọn những món đồ phù hợp với lứa tuổi, giới tính cũng như sở thích của trẻ. Bởi nếu món đồ không phù hợp, trẻ chỉ thích thú được khoảng thời gian ngắn.

Đối với trẻ con, món quà trị giá bao nhiêu không quan trọng bằng cách chúng nhận được quà. Không phải chỉ trong dịp lễ tết mà trong cuộc sống thường ngày, những nỗ lực nho nhỏ của trẻ được ghi nhận cùng một món quà ý nghĩa sẽ thực sự là niềm hạnh phúc với chúng.


Nguồn gốc ngày lễ Giáng Sinh

Xưa kia, lễ Giáng sinh chỉ là ngày hội lớn trong văn hóa phương Tây chứ không hề phổ biến ở Việt Nam. Đây là 1 ngày lễ lớn với ý nghĩa vô cùng quan trọng với những người theo đạo Công giáo.

Lễ Giáng sinh còn được gọi với cái tên khác là lễ Thiên Chúa giáng sinh, lễ Noel hay Christmas. Hiểu theo nghĩa đen, đây là ngày mà các tín đồ Thiên Chúa tổ chức kỉ niệm Chúa Giê-su ra đời.

Theo truyền thuyết, Chúa Giê-su được sinh ra vào khoảng giữa năm 7 và năm 2 TCN ở Bethlehem thuộc xứ Judea nước Do Thái (thuộc Palestine bây giờ). Vào thời điểm đó, Do Thái thuộc đế quốc La Mã.

Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25/12 nhưng thường được tổ chức từ tối ngày 24/12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm.

Trong thời kì Ki tô giáo sơ khai (vào khoảng 2 – 3 thế kỉ đầu công nguyên), lễ Giáng sinh được tổ chức chung với lễ Hiển linh. Theo ghi chép cổ xưa, từ năm 200, thánh Clementê thành Alexandria (150 – 215) đã nhắc đến ngày lễ này, khi đó được cử hành vào ngày 20 tháng 5.

Tuy nhiên, Giáo hội Latinh lại tổ chức lễ Giáng sinh vào thời điểm khác, ngày 25 tháng 12. Tuy nhiên, theo Lịch Do Thái, thời điểm bắt đầu 1 ngày mới phải tính từ lúc hoàng hôn, khi mặt trời buông xuống chứ không phải từ nửa đêm. Do đó, lễ Noel thường được tổ chức từ tối ngày 24 tháng 12.

Lễ Giáng sinh chính thức tổ chức vào ngày 25 tháng 12 được gọi là Lễ Chính, còn lễ hội bắt đầu từ đêm ngày 24 tháng 12 được gọi là Lễ Vọng. Thường thì mọi người sẽ bắt đầu ăn mừng ngày lễ này từ thời điểm lễ Vọng.

Tuy thời điểm tổ chức Noel ở hầu hết các nước là như vậy, nhưng với một số giáo hội Chính Thống giáo Đông phương như ở Nga hay Gruzia thì lễ Giáng sinh lại được tổ chức vào thời điểm khác. Ở đây, người ta sử dụng lịch Julius để xác định thời điểm Noel nên nó sẽ ứng với ngày mùng 7 tháng 1 theo lịch Gregory.

Theo một nguồn khác thì nguồn gốc ngày lễ Giáng sinh được giải thích 1 cách lắt léo và thú vị hơn. Tuy vẫn là ngày lễ kỉ niệm Đức Chúa giáng sinh, song sở dĩ chọn ngày 25 tháng 12 là có lý do khá đặc biệt.

Vốn dĩ các tín đồ Ki tô hữu sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, bởi theo quan niệm của họ thì đó là thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Trong suốt 3 thế kỉ đầu, họ không hề tổ chức lễ Noel, mãi tới thế kỉ thứ 4 họ mới bắt đầu có ý định tổ chức lễ này.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chính quyền La Mã không công nhận Ki tô giáo là tôn giáo hợp pháp, thường xuyên bắt bớ tín đồ đạo này nên việc tổ chức lễ Đức Chúa giáng sinh được chọn lựa vô cùng cẩn thận.

Cuối cùng, họ chọn ngày 25 tháng 12, thời điểm mà người La Mã tổ chức ăn mừng lễ “Thần Mặt trời” (Feast of The SolInvictus) đem ánh sáng đến cho trần gian để không bị chính quyền phát hiện ra bí mật của mình.

Lễ Giáng sinh cứ thế được tổ chức âm thầm cho đến năm 312, khi mà hoàng đế La Mã Constantine I từ bỏ đa thần giáo và đi theo Kitô giáo. Cũng kể từ đó, ngày lễ Giáng sinh được tổ chức chính thức mà không phải âm thầm núp bóng lễ mừng Thần Mặt trời nữa. Tới năm 354, Giáo hoàng Libêro công bố ngày 25 tháng 12 trở thành ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh.

Tới đầu thế kỉ 18, các học giả lại đưa ra những lời giải thích khác về nguồn gốc ngày lễ Giáng sinh được tổ chức vào ngày 25 tháng 12. Isaac Newton cho rằng sở dĩ Giáng sinh được tổ chức vào thời điểm này vì người ta đã lựa chọn ngày Đông chí ở Bắc bán cầu, khi đó được đánh dấu là ngày 25 tháng 12.

Tới năm 1743, nhà khoa học người Đức Paul Ernst Jablonski đưa ra giả thuyết ngày Giáng sinh 25 tháng 12 được xác định để khớp vào ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra, không chỉ Kitô giáo mà nhiều tôn giáo và nền văn hóa khác cũng tổ chức những ngày lễ ăn mừng vào cuối tháng 12.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News