Reviews

9 Phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm Ngữ văn 12

Các tác phẩm được học trong chương trình ngữ văn 12 vô cùng quan trọng, bởi nó thường xuất hiện trong nhiều đề thi đặc biệt là kì thi quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người - kì thi THPT Quốc gia. Để phân tích sâu sắc, và viết văn hay, khía cạnh đầu tiên mỗi bạn cần nắm được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật mà tác giả đã khéo léo lồng ghép vào tác phẩm. Dưới đây, Tikibook xin tổng hợp những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong tất cả các tác phẩm văn 12. Mời các bạn tham khảo:

Tác phẩm: Hồn Trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vũ

Giá trị nội dung

  • Gửi gắm thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Nếu thiếu một trong hai yếu tố ấy, cuộc sống của con người không còn giá trị gì nữa.
  • Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch ảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
  • Tuy vậy, con người ta cũng không nên chỉ chăm lo tới đời sống tâm hồn mà bỏ qua những nhu cầu của thể xác. Bởi đó là những nhu cầu bản năng, đã tồn tại vốn dĩ bên trong chúng ta. Con người ta cần phải dung hòa hai điều ấy.

Giá trị nghệ thuật

  • Xây dựng tình huống truyện kịch đầy căng thẳng đạt đến cao trào rồi giải quyết mẫu thuẫn một cách logic, hợp lí, thỏa đáng.
  • Xây dựng đối thoại, độc thoại sắc nét, không chỉ giúp nhân vật bộc lộ bản chất, suy nghĩ của cá nhân mình mà còn giúp cho người đọc, người xem suy ngẫm về những triết lí được gửi gắm trong mỗi câu thoại của các nhân vật.
  • Có kết hợp giữa những vấn đề thời sự và vấn đề muôn thuở: Đó là lối sống giả dối của con người hiện đại, giữa những dục vọng thấp hèn với những khát khao cao cả….

9 phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm ngữ văn 12

Tác phẩm: Hồn Trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vũ
9 phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm ngữ văn 12

Tác phẩm: Hồn Trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vũ

Tác phẩm: Tây tiến – Quang Dũng

  • Bài thơ đã tái hiện được vẻ hùng vĩ, hoang dại, nguyên sơ nhưng cũng không kém phần thơ mộng của núi rừng Tây Bắc. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với đơn vị Tây Tiến: Nhớ những chặng đường hành quân với bao gian khổ , thiếu thốn, hi sinh mất mát mà vẫn có nhiều kỉ niệm đẹp, thú vị, ấm áp; nhớ những đồng đội Tây Tiến anh hùng…
  • Khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa và vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên miền Tây tổ quốc.
  • Ta thấy tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó máu thịt với đoàn binh Tây Tiến của tác giả Quang Dũng => Chất lãng mạn bi tráng là vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính cách mạng trong thơ Quang Dũng
  • Dòng cảm xúc thiết tha, mãnh liệt. Ngôn ngữ giàu chất tạo hình và giàu tính nhạc với âm điệu, nhịp thơ biến hóa linh hoạt.
  • Sự kết hợp hài hòa giữa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn.
  • Từ Hán Việt gợi lên âm hưởng cổ kính; những kết hợp từ độc đáo; những từ ngữ in đậm dấu ấn đời lính tạo nên tính chân thực, cụ thể, vừa sinh động vừa hấp dẫn.
  • Giọng thơ thay đổi theo dòng cảm xúc, khi tha thiết bồi hồi với nỗi nhớ vời vợi, khi bừng lên với đêm hội núi rừng, khi lắng lại trong kỉ niệm bâng khuâng, khi trang nghiêm, bi hùng gắn với hình ảnh những đồng đội một thời chiến đấu và hi sinh.

9 phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm ngữ văn 12

Tác phẩm: Tây tiến – Quang Dũng
9 phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm ngữ văn 12

Tác phẩm: Tây tiến – Quang Dũng

Tác phẩm: Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh

  • Dựng nên một hàng rào vững chắc cho những lập luận, lí lẽ của mình bằng việc tạo ra cơ sở pháp lí cho nền độc lập của Việt Nam nói riêng và các nước, các dân tộc khác nói chung
  • Tố cáo tội ác của thực dân Pháp trên mảnh đất của dân tộc Việt Nam, hoàn toàn đối lập với giọng điệu xảo trá mà thực dân Pháp đã rao giảng với thế giới. Đồng thời cũng khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
  • Tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.
  • Tác phẩm là áng văn chính luận mẫu mực, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh
  • Lập luận: chặt chẽ, sắc bén, thống nhất quan điểm chính trị từ đầu đến cuối bản tuyên ngôn độc lập.
  • Lí lẽ: xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, dựa vào lẽ phải đã được nhân dân thế giới công nhận và từ các cuộc đấu tranh vì chính nghĩa trong lịch sử nhân loại.
  • Dẫn chứng: xác thực, với những bằng chứng đanh thép, số liệu chính xác được lấy từ sự thực lịch sử
  • Ngôn ngữ: hùng hồn, chan chứa tình cảm, cách xưng hô của Bác tạo được sự gần gũi với nhân dân cả nước trong giờ phút thiêng liêng của dân tộc.
  • Giọng điệu nghị luận rất đanh thép, cứng rắn và giàu tính luận chiến.
  • Hình ảnh được sử dụng rất đa dạng, giàu sức gợi hình, giàu cảm xúc.

9 phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm ngữ văn 12

Tác phẩm: Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh
9 phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm ngữ văn 12

Tác phẩm: Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh

Tác phẩm: Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài

  • Giá trị hiện thực:
    • Chế độ thực dân phong kiến với những hủ tục, thần tục lạc hậu và cường quyền có sức mạnh tuyệt đối chi phối cuộc đời, số phận của con người nơi này.
    • Số phận khổ đau, bất hạnh của những người lao động nghèo khổ như Mị, như A Phủ được xây dựng, khắc họa rõ nét.
  • Giá trị nhân đạo
    • Tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người dân vào bước đường cùng, khiến họ trở thành một cỗ máy, thành nô lệ.
    • Niềm cảm thông, đau xót của Tô Hoài khi chứng kiến khát vọng, nhân quyền của con người bị chà đạp. Mị và A Phủ phải sống cuộc đời của những kẻ nô lệ, cuộc sống không bằng con trâu, con ngựa, bị đối xử một cách tàn bạo, bị bóc lột một cách dã man.
    • Ca ngợi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của con người ngay cả trong hoàn cánh khắc nghiệt nhất. Mị dù “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” nhưng vẫn muốn được đi chơi trong đêm tình mùa xuân, vẫn khao khát có hạnh phúc gia đình, khao khát được giải phóng khỏi ngục thất cuộc đời mình. Còn A Phủ, dù bị bắt làm nô lệ cho nhà Thống lí nhưng vẫn không hề đánh mất đi sự tự do vốn có của mình. A Phủ vẫn sống một cách phóng khoáng, yêu đời và khao khát sống một cách mãnh liệt.
    • Con đường giải thoát cho nhân vật mà Tô Hoài đưa ra trong tác phẩm chính là đi theo cách mạng mà trong đoạn kết của câu chuyện, A Phủ và Mị đã trốn tới Phiềng Sa và đi theo ánh sáng của cách mạng để giải thoát cho cuộc đời tăm tối của họ.
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật : Khắc họa nhân vật sinh động, có cá tính rõ nét. Hai nhân vật Mị và A Phủ có số phận giống nhau nhưng tính cách khác nhau đã được tác giả thể hiện bằng bút pháp thích hợp.
  • Ngòi bút tả cảnh đặc sắc mang đậm màu sắc, dấu ấn của vùng núi Tây Bắc: Cảnh sắc thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, cảnh xử kiện,…
  • Nghệ thuật trần thuật rất thành công với giọng kể trầm lắng dầy cảm thông, yêu mến; nhịp kể chậm xúc động có khi hòa vào dòng tâm tư của nhân vật, vừa bộc lộ nội tâm của nhân vật vừa tạo được sự đồng cảm.
  • Ngôn ngữ sinh động được chọn lọc, sáng tạo giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ.

9 phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm ngữ văn 12

Tác phẩm: Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
9 phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm ngữ văn 12

Tác phẩm: Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài

Tác phẩm: Vợ nhặt – Kim Lân

  • Giá trị hiện thực
    • Tình cảnh thê thảm của người nông dân VIệt Nam trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nạn đói năm ấy đã trở thành một thời kì đen tối trong lịch sử của dân tộc ta bởi hơn 2 triệu đồng bào đã bị cướp đi sinh mạng.
    • Đó là hệ quả của những chính sách hà khắc, vô nhân tính của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật: Đằng thì bắt đóng thuế, đằng thì bắt nhổ lúa trồng đay. Dân ta lâm vào cảnh một cổ hai tròng áp bức do sự đê hèn, đốn mạt của thực dân Pháp.
  • Giá trị nhân đạo
    • Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít và khẳng định tội ác mà chúng đã gây ra cho mảnh đất, con người Việt Nam.
    • Niềm cảm thương, chia sẻ của tác giả trước những đau đớn, mất mát mà người nông dân nghèo đang phải đối mặt.
    • Ca ngợi sức sống mãnh liệt, khao khát được yêu thương, được sống hạnh phúc với gia đình nhỏ và niềm tin tưởng vào một tương lai tươi sáng đang chờ đợi họ mặc cho cái chết đang đeo đuổi và có thể đến với họ bất cứ lúc nào.
    • Cách mạng chính là con đường đưa họ thoát khỏi cuộc sống khốn cùng này mà đến gần hơn với hi vọng, cuộc sống tốt đẹp với hình ảnh lá cờ đỏ phấp phới trong suy nghĩ của Tràng ở cuối truyện.
  • Cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, đầy éo le nhưng nhờ thế mà các nhân vật của Kim Lân xuất hiện mà bộc lộ hết những phẩm chất tốt đẹp của mình.
  • Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, không kịch tính nhưng sự sắp xếp các chi tiết gây được sự hứng thú, tò mò cho người đọc.
  • Bút pháp miêu tả tâm lí, thế giới nội tâm nhân vật tinh tế.
  • Ngôn ngữ gần gũi, giản dị, mộc mạc mang đậm dấu ấn của vùng nông thôn Bắc Bộ – một trong những đặc trưng trong phong cách sáng tác của Kim Lân.

9 phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm ngữ văn 12

Tác phẩm: Vợ nhặt – Kim Lân
9 phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm ngữ văn 12

Tác phẩm: Vợ nhặt – Kim Lân

Tác phẩm: Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành

  • Câu chuyện thứ nhất là câu chuyện về sự giác ngộ lí tưởng cách mạng và cuộc nổi dậy từ tự phát đến tự giác của dân làng Xô Man, với triết lí cách mạng được cụ Mết – trưởng bản, đúc kết “Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo”.
  • Câu chuyện thứ hai là câu chuyện về cuộc đời của Tnú – một người con của núi rừng Tây Nguyên, của bản làng Xô Man. Tnú lớn lên trong không khí cả làng làm cách mạng nên con người ấy nhanh chóng bén duyên. Cuộc đời của Tnú là cuộc đời của biết bao nhiêu con người, cũng là hình ảnh biểu trưng cho cả đất nước Việt Nam đau thương mà quật cường đứng dậy trong cuộc đọ sức cam go với đế quốc Mĩ.
  • Câu chuyện được kể theo hình thức truyện lồng truyện, truyện của một đời người của Tnú lại được kể trong một đêm qua lời kể của cụ Mết
  • Xây dựng được không khí sử thi hào hùng, tráng lệ qua lối kể khan của cụ Mết ở nhà ưng tạo nên sự gắn kết giữa quá khứ, hiện tại và truyền thuyết.
  • Xây dựng được những hình tượng đặc sắc mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, đó là hình tượng của cây xà nu; hình tượng những thế hệ xà nu – những thế hệ của bản làng Xô Man, của mảnh đất Tây Nguyên; hình tượng người anh hùng Tnú.
  • Ngôn ngữ đặc sắc, mang đậm chất Tây Nguyên.

9 phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm ngữ văn 12

Tác phẩm: Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành
9 phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm ngữ văn 12

Tác phẩm: Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành

Tác phẩm: Sóng – Xuân Quỳnh

  • Dựa vào việc quan sát, chiêm nghiệm về những con sóng trước biển cả mênh mông, Xuân Quỳnh đã phát hiện ra những cung bậc đa dạng, phức tạp của cảm xúc trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.
  • Niềm khao khát về tình yêu, hạnh phúc của một người phụ nữ vừa truyền thống, vừa hiện đại trong tình yêu.
  • Thể thơ năm chữ tạo âm điệu sâu lắng, dạt dào, như âm điệu của những con sóng biển và cũng là sóng lòng của người phụ nữ khi yêu.
  • Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng khoáng và cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng.
  • Giọng thơ vừa thiết tha, đằm thắm, vừa mãnh liệt sôi nổi, vừa hồn nhiên, nữ tính.
  • Xây dựng hình ảnh ẩn dụ – với hình tượng sóng, vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ.
  • Bài thơ sử dụng các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, đối lập – tương phản,…

9 phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm ngữ văn 12

Tác phẩm: Sóng – Xuân Quỳnh
9 phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm ngữ văn 12

Tác phẩm: Sóng – Xuân Quỳnh

Tác phẩm: Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm

  • Đất Nước được cảm nhận ở nhiều phương diện: từ văn hóa – lịch sử, địa lí – thời gian đến không gian của đất nước. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên trách nhiệm của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ với đất nước mình.
  • Cái nhìn mới mẻ về đất nước với tư tưởng cốt lõi là tư tưởng đất nước của nhân dân. Đất nước là sự hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân chính là người đã làm ra đất nước.
  • Tác giả lựa chọn thể thơ tự do, phóng khoáng không bị bó buộc về số chữ trong một câu, số câu trong một bài vừa tạo ra nét độc đáo về hình thức cho bài thơ, vừa là cơ hội để dòng chảy của cảm xúc được phát triển một cách tự nhiên.
  • Sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian với đa dạng các thể loại: từ phong tục – tập quán sinh hoạt của nhân dân đến các thể loại của văn học dân gian như cadao – dân ca, truyện cổ tích, truyền thuyết, sự tích,…Điều đặc biệt là tác giả sử dụng một cách sáng tạo, không trích dẫn nguyên văn mà chỉ trích một vài từ nhưng người đọc cũng có thể hiểu về thi liệu dân gian ấy.
  • Giọng thơ trữ tình – chính luận, là sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người.

9 phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm ngữ văn 12

Tác phẩm: Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm
9 phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm ngữ văn 12

Tác phẩm: Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm

Tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu

  • Từ câu chuyện về một bức ảnh nghê thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều chứ không thể đánh giá con người, sự vật qua vẻ bề ngoài của nó.
  • Đồng thời, câu chuyện trong bức ảnh nghệ thuật cũng đặt ra một vấn đề về nghệ thuật cho người nghệ sĩ. Đó là không nên nhìn cuộc sống qua lăng kính màu hồng mà cần phải lăn xả vào hiện thực để nhìn nhận nó một cách đúng đắn. Phải rút ngắn khoảng cách giữa cuộc sống và nghệ thuật, trả nghệ thuật về đúng với ý nghĩa thực của nó.
  • Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo: Tác giả đã dựng nên tình huống nghịch lí giữa hình ảnh của con thuyền khi ở ngoài xa với con thuyền lúc đến gần để tạo ra tình huống nhận thức cho nhân vật của mình, cũng là cho người đọc.
  • Cách khắc họa nhân vật, cốt truyện hấp dẫn kết hợp với ngôn ngữ sử dụng rất linh hoạt, sáng tạo góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm
  • Giọng điệu: chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở phù hợp với tình huống nhận thức. Đồng thời cũng làm nên nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.

9 phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm ngữ văn 12

Tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu
9 phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm ngữ văn 12

Tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu

Trên đây là những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm nằm trong chương trình văn học 12. Hi vọng bài viết này của Tikibook giúp các bạn tổng hợp kiến thức, học nhanh hơn, nhớ lâu hơn, và làm bài hiệu quả hơn.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News