Khám Phá

Khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía Bắc

Bản sắc văn hóa và nghệ thuật của dân tộc thiểu số là nhưng điều không thể bỏ lỡ khi du lịch đến vùng Tây Bắc, Đông Bắc. Bạn sẽ bị choáng ngợp trước những lối sống và kiến trúc từ đơn sơ đến phức tạp. Các khu vực dân tộc thiểu số vùng biên giới phía Bắc sẽ là một điểm đến văn hóa đáng nhớ nhất trong cuộc chinh phục vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc. Cùng TripNOW tìm hiểu và tham khảo những nét văn hóa, kiến trúc dân tộc vùng núi phía Bắc nhé.

Kiến trúc dân tộc vùng núi phía bắc – Người Mông

Địa bàn sinh sống: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang

Loại hình: Nhà sàn

Vật liệu chính để làm nhà: Đất, gỗ, mái ngói hoặc mái lá.

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Ngôi nhà người Mông nhìn từ bên ngoài (Ảnh sưu tầm)

Địa bàn sinh sống của người Mông chủ yếu trên vùng núi đá cao, khí hậu lạnh quanh năm nên ảnh hưởng rất nhiều đến kiến trúc nhà ở của người Mông. Nhà thường được xây dựa lưng vào sườn núi, hướng mặt ra khoảng không rộng rãi.

Tường đất của người Mông được định hình bằng khuôn gỗ có chiều dài 1,5m, rộng 0,45m – 0,5m. Đặc điểm của tường đất rất vững chắc, không bị mối, mọt, không bị gió lùa qua khe cửa. Cửa của ngôi nhà làm bằng gỗ, luôn được kéo vào trong.

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc
khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Nhà của người Mông được làm chủ yếu từ đất (Ảnh sưu tầm)

Kết cấu nhà: 3 gian 2 cửa (1 cửa chính, 1 cửa phụ) và 2 cửa sổ nhỏ. Các gian nhà được bố trí một các hợp lý. Gian bên trái dùng để đặt bếp nấu nướng và buồng ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải dùng để đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa có diện tích rộng nhất và cũng là nơi trang trọng nhất của ngôi nhà dùng để bàn thờ tổ tiên.

Khoảng sân vườn của người Mông được bao bọc bởi bức tường đá cao ngang tầm mắt. Những viên đá được nhặt và xếp khéo léo với nhau, không hề có chất kết dính. Phải mất vài tháng người Mông mới hoàn thành được tường quanh nhà.

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc
khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Những bức tường đá bao quanh nhà là nét đặc trưng kiến trúc của người Mông (Ảnh sưu tầm)

Người Mông không xây nhà gần nhau mà luôn có khoảng cách rộng. Trong vườn nhà, trước cổng thường trồng một vài cây Đào, Mận, hoa Ban… như một yếu tố phong thủy, nét đặc trưng để chào đón mùa Xuân về.

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc
khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Người Mông rất thích trồng hoa trong vườn nhà (Ảnh sưu tầm)

Kiến trúc dân tộc vùng núi phía bắc – Người Hà Nhì

Địa bàn sinh sống: Bát Xát (Lào Cai), Mường Tè (Lai Châu), một số huyện ở Điện Biên.

Loại hình: Nhà sàn

Nguyên liệu chính làm nhà: Đất, sỏi, đá, cỏ khô

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Ngôi nhà người Hà Nhì nhìn từ bên ngoài (Ảnh sưu tầm)

Nhà của người Hà Nhì được xây dựng dựa lưng vào sườn núi, hướng mặt về phía Đông. Người Hà Nhì quan niệm đây là hướng tốt nhất để xây nhà, mùa Đông ấm áp, mùa Hè mát mẻ, ánh sáng tự nhiên vào nhà được nhiều nhất.

Nhà của người Hà Nhì được làm móng bằng những phiến đá lớn. Tường bằng đất trộn lẫn đá dăm, sỏi nhỏ. Tường dày từ 45 – 50cm nên rất kiên cố. Để cố định khung xương cho căn nhà, người Hà Nhì dựng cột, xà ngang, khung mái bằng gỗ rất chắc chắn. Mỗi ngôi nhà làm nhanh cũng mất 4 – 5 tháng, lâu thì cả năm mới xong. Tuy nhiên nhà sử dụng hàng trăm năm cũng không có vấn đề gì.

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc
khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Giống người Mông, người Hà Nhì cũng dùng nhà trình tường đất (Ảnh sưu tầm)

Nhà của người Hà Nhì có diện tích từ 65 – 80m2, khá rộng rãi. Nhà có hiên trước. Mái được lợp bằng cỏ khô bó chặt và xếp theo hàng với nhau. Nhà thường có ba gian, không có cửa sổ. Cửa chính chỉ có 1 và lệch về một bên.

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Người Tày thích sống thành từng cụm gần gũi, thân thiết với nhau (Ảnh sưu tầm)

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Nhà của người Hà Nhì, trông xa như những làng nấm khổng lồ (Ảnh sưu tầm)

Bên trong ngôi nhà của người Hà Nhì khá rộng rãi và được sắp xếp hợp lý. Các gian phòng được bố trí từ Đông sang Tây bắt đầu từ phòng ngủ của bố mẹ,  khu vực hành lang là giường ngủ của khách, con trai chưa vợ. Phía Tây là buồng của con gái, con dâu. Gian bếp chính giữa là nơi quan trọng nhất, cũng là nơi gia đình ngồi ăn cơm, trò chuyện, tiếp khách. Người Hà Nhì không có tục thắp hương. Tuy nhiên, nơi thờ cúng lại rất trang nghiêm, không ai được vi phạm.

Kiến trúc dân tộc vùng núi phía Bắc – người Tày

Địa bàn sinh sống: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên.

Loại hình: Nhà sàn

Vật liệu chính làm nhà: Đá, gỗ quý (Lim, nghiến, dổi, sến, táu, dẻ, xạ cài, sau sau đỏ)

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Nhà sàn là kiến trúc đặc trưng của người Tày (Ảnh sưu tầm)

Người Tày xây nhà cùng nhau, tập trung trên khu đất bằng phẳng từ 8 – 30 nhà gần nhau thành 1 xóm.

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc
khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày tồn tại bốn kiểu khác nhau gồm: nhà Lều, nhà Quan ma, nhà Cai tư Nhà Con thong.

Nhà sàn có chiều cao từ 7 – 8m. Bậc lên nhà cũng là bậc lẻ ( 5 hoặc 7). Các trụ  trống cho nhà sàn được làm bằng thân gỗ cao, to, chắc khỏe, không mối mọt. Mỗi nhà sàn thường có 36 cột, trong đó có 8 cột chính và các cột phụ, nâng đỡ. Hệ thống cột, kèo, xà nhà rất chắc chắn. Các chi tiết được khớp nối với nhau bằng các khớp mộng, đinh gỗ, rất hiếm khi dùng đinh sắt.

Nhà thường xây 3 gian, hình chữ nhật thuôn dài, 2 bên vách đầu hồi làm bằng đá, còn lại là gỗ ván. Mái nhà theo kiểu 2 mái cân xứng theo thuyết âm dương, mái lợp bằng ngói nung.

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc
khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Nhà sàn của Người Thái nhìn từ bên ngoài (Ảnh sưu tầm)

Bên dưới nhà sàn là nơi buộc gia súc, để trữ củi khô hay dụng cụ đi nương, rẫy. Bên trên nhà được chia làm 3 gian chính: Gian giữa là nơi đặt bàn thờ, tiếp khách. Bếp của người Tày cũng đặt luôn ở đây, cả gia đình có thể quây quần bên bếp lửa trong những ngày Đông để sưởi ấm. Phía trên bếp lửa được treo các loại ngũ cốc, lương thực, các loại thịt gác bếp, hun khói.  2 Gian còn lại là buồng ngủ của các thành viên trong gia đình.

Kiến trúc người Thái

Địa bàn sinh sống: Lai châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình

Loại hình: Nhà sàn

Vật liệu chính làm nhà: gỗ, tre, trúc, vầu, mái ngói

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc
khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Nhà sàn của người Thái (Ảnh sưu tầm)

Người Thái nổi tiếng với kiến trúc nhà sàn đặc trưng. Khác với nhà sàn của người Tày, người Mường, nhà sàn của người Thái mang nét đơn sơ, giản dị hơn nhiều.

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Người Tày chọn khu đất trống, bằng phẳng, thoáng đãng để làm nhà (Ảnh sưu tầm)

Người Thái quan niệm rất rõ ràng về các con số. Họ đặc biệt thích các số lẻ. Vì vậy dù là làm nhà theo gian, số bậc thang, cột, kèo đều theo số lẻ hết. Nhà của người Thái từ 5 – 7 gian. Nhà có 2 loại bậc thang lên sàn ở 2 đầu hồi.  7 bậc cho đàn ông đi, 9 bậc cho phụ nữ đi.

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Nhà người Thái có cầu thang cho nam và nữ đi riêng biệt (Ảnh sưu tầm)

Người Thái phân chia làm Thái Trắng và Thái Đen. Nhà sàn người Thái Đen có mái đầu hồi khum khum tạo dáng như hình con rùa. Nhà người Thái Trắng mái đầu hồi phẳng.

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Nhà của người Thái Đen (Ảnh sưu tầm)

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Nhà của người Thái Trắng (Ảnh sưu tầm)

4 phía tường nhà, lan can cầu thang đều được người Thái chạm khắc các họa tiết rất đẹp mắt, uốn lượn mô phỏng các hình hoa, sóng nước…

Giữa 2 hàng cột chính chạy song song trong nhà là khoảng không gian rộng dành cho sinh hoạt chung. Sau đó 2 bên sẽ là các phòng ngủ dành cho các thành viên. Người Thái thường sống chung trong các gia đình nhiều thế hệ nên các phòng ngủ cũng nhiều hơn. Phía bên dưới sàn là nơi để nông sản, dụng cụ, phương tiện, củi và cột gia súc.

Hiện nay trong nhà của người Thái đã có sự xuất hiện của những nội thất hiện đại như tủ, bàn ghế của người kinh, nhà vệ sinh thiết kế giống người kinh hơn. Trong nhà nhiều tiện nghi hiện đại. Tuy nhiên người dân vẫn giữ được cơ bản hồn cốt, nét đẹp kiến trúc đặc trưng của dân tộc.

Kiến trúc người Mường

Địa bàn sinh sống: Hòa Bình, Phú Thọ, Ninh Bình, Yên Bái

Loại hình: Nhà sàn

Vật liệu chính làm nhà: Gỗ (gỗ trai, chò chỉ, nghiến, sến, táu, dổi, de, đinh, lát..), tre, vầu, nứa, mái bằng ngói đất nung.

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc
khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Ngôi nhà sàn độc đáo của người Mường (Ảnh sưu tầm)

Kiến trúc nhà sàn của người Mường là nét độc đáo không giống với bất cứ dân tộc dùng nhà sàn để ở khác.

Địa bàn sống của người Mường giờ đây xen lẫn với người Kinh rất nhiều.Nhiều nhà giàu có điều kiện xây nhà khang trang. Chính vì vậy kiến trúc nhà sàn của người Mường cũng bề thế, hoành tráng hơn trước.

Nhà sàn cổ của người Mường luôn được xây dựng dựa lưng vào núi, khu đất cao, tạo thế vững chắc cho căn nhà.

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Người Mường rất quan trọng việc đặt hướng nhà (Ảnh sưu tầm)

Nhà của người Mường có số gian tùy vào nhu cầu sử dụng và kinh tế của gia đình. Nhà càng nhiều gian thì chứng tỏ gia đình đó càng khá giả. Bậc thang lên nhà thường được làm theo số lẻ. Một cầu thang phía trước để đi lại chính. Một cầu thang phía sau gần khu bếp núc, giếng nước để tiện sinh hoạt. Nhà của người Mường rất mát mẻ, cửa sổ mở rất nhiều, mỗi gian lại có từ 1 – 2 cửa sổ.

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc
khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Ngôi nhà người Mường nhìn từ ngoài vào (Ảnh sưu tầm)

Không gian bên trong nhà sàn được phân ra ba mặt chính. Mặt trên cùng là gác để đựng lương thực, đồ dùng gia đình. Sàn nhà là nơi sinh hoạt nghỉ ngơi. Phía dưới gầm sàn thường để nhốt gia súc, dụng cụ lao động, xe cộ, lương thực, hoa màu. Cũng giống như các dân tộc khác, người Mường rất coi trọng khu bếp và đặt nó chính giữ nhà. Bếp của họ cũng hiếm khi tắt lửa.

Nhà sàn của người Mường tùy thuộc vào mức độ giàu có chiều dài từ 20 – 100 m, nhà từ 5 – 9 gian.

Kiến trúc người Dao

Địa bàn sinh sống: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình

Loại hình: Nhà nửa sàn nửa đất

Nguyên liệu làm nhà: Đất, gỗ, tre, nứa.

Người Dao gắn liền với phương thức canh tác nương rẫy, du canh du cư. Hiện nay người dân đã sống ổn định hơn nhưng họ vẫn thích việc tách các hộ riêng biệt. Có những xóm chỉ có 5 – 7 nhà, nhưng mỗi nhà cách nhau 3- 4 km.

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Bản làng của người Dao rất thưa thớt và cách xa nhau (Ảnh sưu tầm)

Nhà của người Dao có kiến trúc khác biệt hẳn với các dân tộc khác, kiểu nhà vừa sàn vừa đất, chủ yếu là nhà ngoãm nên kết cấu khá đơn giản.

Mỗi nhà thường có 12 cột 4 vì ngoãm (vì, kèo), 2 mái. Toàn bộ khung xương dựng nhà, cột, kèo đều làm bằng gỗ, tre già. Các tấm vách được đan từ tre, nứa sau đó ghép lại với nhau, cố định vững chắc.

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc
khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Ngôi nhà nửa sàn nửa đất của người Dao (Ảnh sưu tầm)

Sàn của người Dao không cao như nhà sàn của các dân tộc khác. Họ chỉ nuôi chủ yếu là lợn, gà và để ít nông cụ tại đây. Nếu có gia súc lớn hơn sẽ nuôi chỗ khác. Không gian trong nhà được chia theo cả chiều ngang và chiều dọc. Người Dao sẽ quây riêng một góc ở nhà sàn để làm nơi thờ cúng, không chung với bất cứ gian nào. Các gian còn lại được chia thành các buồng ngủ, khu bếp.

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Nhà của người Dao (Ảnh sưu tầm)

Người Dao không có thói quen xây tường rào hay cổng. Họ thích để nhà giữa mênh mông núi rừng. Ngoài ra, người Dao cũng rất thích đào ao, nuôi cá nếu có diện tích đủ rộng.

Kiến trúc người Giáy

Địa bàn sinh sống: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu

Loại nhà: Nhà sàn

Vật liệu làm nhà: Tre, nứa, gỗ các loại

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Ngôi nhà truyền thống của người Giáy (Ảnh sưu tầm)

Người Giáy vốn là nhánh tách ra từ dân tộc Tày và Thái. Về cơ bản kiến trúc nhà của họ khá giống 2 dân tộc anh em. Tuy nhiên nhìn vào nhà của người Giáy ta vẫn thấy nhiều nét đặc trưng riêng.

Người Giáy rất quan trọng việc chọn hướng nhà và hướng đất. Họ tham khảo rất kỹ các thầy mo rồi mới quyết định.

Người Giáy thích làm nhà dưới thung lũng, dựa lưng vào núi, gần các con sông suối. Theo họ như vậy vận khí ngôi nhà sẽ rất tốt, đồng thời dễ dàng cho canh tác và lấy nước sinh hoạt.

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Bản làng người Giáy tại thung lũng Sapa (Ảnh sưu tầm)

Chiều cao từ nền đất đến sàn khoảng 1,8m. Nhà có 3 gian, rộng từ 8 – 10m. Các gian nhà được kê gác giống như gác xép của người Kinh để ngủ. Gian chính giữa là nơi tiếp khách và để ban thờ. Khu bếp là nơi tập hợp mọi đồ đạc sinh hoạt, lương thực. Nếu có khách đến chơi, nơi này sẽ được dọn dẹp trở thành chỗ ngủ.

Nhà của người Giáy thường có 3 cửa: cửa chính để ra vào, cửa bếp và cửa đi lối buồng ở phía sau.

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Ngôi nhà của người Giáy nhìn từ ngoài vào (Ảnh sưu tầm)

Kiến trúc người Nùng

Địa bàn sinh sống: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang

Loại nhà: Nhà đất, nhà sàn

Vật liệu chính làm nhà: Đất, các loại gỗ, mái ngói

Ở các địa phương khác nhau, người Nùng xây nhà khác nhau. Ở Lạng Sơn, người Nùng sống trong những ngôi nhà tường trình làm bằng đất. Tuy nhiên ở các địa phương khác người Nùng lại sống trong nhà sàn.

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Nhà sàn của người Nùng (Ảnh sưu tầm)

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Nhà sàn của người Nùng (Ảnh sưu tầm)

Vị trí dựng nhà của người Nùng thường là nơi sườn đồi. Đặc biệt họ rất thích các khu vực có nhiều cây cối để tạo thế vững chắc, đất không bị trôi hay sạt lở.

Nhà sàn được làm hoàn toàn bằng gỗ, tre nứa. Nhà tường trình làm bằng đất. Cả 2 loại nhà đều lợp ngói gạch nung. Người Nùng cũng rất coi trọng các con số, bởi vậy họ tin số lẻ là dành cho người sống. Số gian nhà, bậc thang đều là số lẻ 3 – 5 – 7. Nhà sàn người Nùng có phần mái cầu kỳ  hơn các dân tộc khác.

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Ngôi nhà sàn đặc trưng của người Nùng (Ảnh sưu tầm)

Dưới sàn là nơi chăn nuôi gia súc. Các gian trên tầng sàn được ngăn bằng các vách gỗ. Nam và nữ sử dụng các khu riêng biệt.

Ngoài nhà sàn và nhà tường trình, người Nùng còn xây cả nhà gạch và nhà nửa sàn nửa đất.

khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc
khám phá kiến trúc độc đáo của các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc

Dân tộc Nùng rất chịu khó đa dạng nhà ở của mình (Ảnh sưu tầm)

Không gian kiến trúc dân tộc vùng núi phía bắc thật đa dạng và lý thú. Trải nghiệm sống, sinh hoạt cùng các dân tộc rất được lòng khách du lịch. 54 dân tộc anh em là 54 màu sắc văn hóa không hề pha trộn. Nếu bạn yêu kiến trúc Việt, không nơi nào đẹp, độc, lạ và phong phú kiến trúc như vùng núi phía Bắc Việt Nam.

Kim Khánh

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News