Khám Phá

Khám phá quần thể kiến trúc độc đáo tại quảng trường Kathmandu Durbar Nepal

Kathmandu là Thủ đô của Nepal, thành phố cổ nhất và cũng là nền văn minh cổ đại giàu văn hóa và kiến trúc độc đáo. Thủ đô này có 7 di sản thế giới được tổ chức UNESCO công nhận, trong đó có quảng trường Kathmandu Durbar.

Đôi nét về quảng trường Kathmandu Durbar

Quảng trường Kathmandu Durbar là một di sản thế giới đã được tổ chức UNESCO công nhận. Địa danh này còn được gọi với cái tên khác là Hanuman Dhoka. Đây là điểm tham quan hàng đầu ở thung lũng Kathmandu. Tên gọi Hanuman-dhoka Durbar được bắt nguồn từ 1 bức tượng Hanuman do Vua Pratap Malla dựng ở lối vào của cung điện hoàng gia vào năm 1672 SCN. Dinh thự có tầng được xây dựng bởi Vua Prithvi Narayan shah vào năm 1770, được biết đến với tên gọi là cung điện Basantapur Durbar. Toàn bộ khu phức hợp đó được gọi chung là quảng trường Kathmandu Durbar. Quảng trường nằm ở trung tâm thành phố và xung quanh nó được bao quanh bởi nhiều đền thờ Phật giáo và Hindu giáo.

khám phá quần thể kiến trúc độc đáo tại quảng trường kathmandu durbar nepal
Quảng trường Kathmandu Durbar

Quảng trường Kathmandu Durbar là nơi tọa lạc của nhiều đền thờ, cung điện, sân trong. Chính vì thế đã được vinh danh là “bảo tàng của các ngôi đền” khi có hơn khoảng 50 ngôi đền. Ngoài ra nơi đây còn là điểm tập trung lớn nhất của các tòa nhà cổ. Du khách khi đến đây sẽ được tham quan các công trình kiến trúc tuyệt đẹp cùng những tượng đài chạm khắc tỉ mỉ bằng đá, gỗ.

khám phá quần thể kiến trúc độc đáo tại quảng trường kathmandu durbar nepal
Ảnh: ceciliacallemar
 

Lịch sử quảng trường Kathmandu Durbar

Quảng trường Kathmandu Durbar được xây dựng từ thế kỷ XII – thế kỷ XVIII do các vị vua Malla. Cho đến ngày nay, đây vẫn là một công trình kiến trúc quan trọng của thành phố. Tuy nhiên, sau trận động đất năm 1934, quảng trường bị phá hủy nặng nề. Sau đó đã được thiết kế và xây dựng lại. Đến năm 1979, quần thể kiến trúc này được công nhận là Di sản thế giới.

khám phá quần thể kiến trúc độc đáo tại quảng trường kathmandu durbar nepal
Quảng trường được xây dựng từ thế kỷ 12 – 15 

Công đoạn bảo tồn ở quảng trường Kathmandu Durbar bắt đầu vào năm 2000 và tập trung hoàn thiện ba ngôi chùa nằm ở bên ngoài lối vào của Cung điện Hoàng gia Kathmandu. Cả 3 ngôi chùa đều bị hư hỏng nặng phần mái và bị xuống cấp rất nghiêm trọng. Lúc đó WMF cung cấp hỗ trợ về mặt kỹ thuật và hợp tác với Quỹ bảo tồn Thung lũng Kathmandu phát triển và triển khai hệ thống gia cố cấu trúc để chống lại những cơn địa chấn lớn. Các phần mái được xây dựng lại, kết hợp cùng nhiều biện pháp gia cố địa chấn hiện đại để sửa chữa và bảo tồn những tác phẩm điêu khắc và kiến trúc. Việc trùng tu đền Indrapur được hoàn thành năm 2002, tiếp theo đến đền Narayan vào năm 2003 và năm 2004 hoàn thành xong đền Jagannath.

khám phá quần thể kiến trúc độc đáo tại quảng trường kathmandu durbar nepal
Quần thể kiến trúc này bị tàn phá nặng nề bởi động đất 

Sau quá trình đại trùng tu đó thì thật đáng buồn đến năm 2015 Nepal lại tiếp tục hứng chịu một trận động đất tồi tệ khiến hàng nghìn người thiệt mạng và nhà cửa. Đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi trận động đất. Trong đố một số tòa nhà ở Quảng trường Kathmandu Durbar bị ảnh hưởng. Sau đó chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp khắc phục và sửa chữa các công trình..

Mặc dù có một số công trình chính ở quảng trường Kathmandu Durbar bị phá hủy trong trận động đất năm 2015 nhưng hiện nay một số công trình đã được khôi phục và xây dựng lại, một số vẫn trong quá trình xây dựng và trùng tu lại. Có một số tòa nhà, đền thờ vẫn được giữ nguyên, không bị ảnh hưởng nhiều.

khám phá quần thể kiến trúc độc đáo tại quảng trường kathmandu durbar nepal
Hiện nay nhiều công trình vẫn đang trong quá trình tu sửa
 

Kiến trúc của quảng trường Kathmandu Durbar

Quảng trường Kathmandu Durbar có lối kiến trúc cầu kỳ với nhiều nét chạm khắc đẹp. Không gian ở đây trở nên huyền bí với gam màu đỏ trầm cùng nhiều lối đi hẹp ngập tràn khói trầm hương lan tỏa mọi nơi. Các công trình cổ kính được làm từ 3 chất liệu là đá, gỗ và gạch nung. Một trong những công trình đẹp nhất quảng trường là lâu đài Hernimanuka. Lâu đài này được đặt tên theo tên của vị hầu vương phong thần. Thần Hernimanuka tượng trưng cho lòng trung thành được người Nepal vô cùng sùng bái.

Trên thực tế, quảng trường Kathmandu Durbar là nơi tập hợp của ba quảng trường với những cung điện, ngôi đền khác nhau. Bao gồm: đền Maju Dewal Shiva, cung điện Kumari Bahal và đền Kasthamandap. Đền Kasthamandap được xây vào năm 1596 do vua Laxmi Narsingh Malla chỉ đạo. Đền có lối kiến trúc 3 tầng, chóp mái có hình giống kim tự tháp nằm chồng lên nhau. Điều đặc biệt là Kasthamandap được làm từ gỗ hoàn toàn.

khám phá quần thể kiến trúc độc đáo tại quảng trường kathmandu durbar nepal
Ảnh: surekha.bhandari

Phía bắc của quảng tường có ngôi đền Maju Dewal Siva do mẹ của vua Malla xay vào năm 1690. Đền có kết cấu 3 mái, 9 bậc lên xuống. Đây chính là nơi hội họp và hành lễ của cư dân địa phương. Cung điện Kumari Bahal là nơi sinh sống của nữ thần nổi tiếng nhất Nepal – Kumari Bahal, vị thần bảo hộ vận mệnh quốc gia. Vị thần đó là một bé gái đồng trình được tuyển chọn nghiêm khắc từ rất nhiều bé gái khắp đất nước Nepal. Cung điện Kumari Bahal được làm từ gỗ với nhiều nét chạm khắc hoa văn tinh xảo. Bên ngoài cung điện còn có hai sư tử đá màu trắng.

Cư dân Nepal rất coi trọng các nghi lễ thờ phụng, lễ bái những vị thần. Đến quảng trường Kathmandu Durbar bạn có thể dễ dàng nhận thấy được số lượng đền chùa còn nhiều hơn nhà ở. Không chỉ vậy, tại các tư gia thì hình ảnh của thần linh được treo khắp mọi nơi như ban công, tường, cửa ra vào,…

khám phá quần thể kiến trúc độc đáo tại quảng trường kathmandu durbar nepal
Đền Maju Dewal Siva

Các điểm tham quan chính của Quảng trường Kathmandu Durbar

Đền Taleju

Đền Taleju là một ngôi đền Hindu giáo nổi tiếng thờ nữ thần Taleju Bhawani. Ngôi đền được xây dựng năm 1564 bởi Vua Mahendra Malla của Malla. Đền chỉ mở cửa cho khách vào tham quan 1 ngày duy nhất trong năm là vào ngày thứ 9 của Dashain – một lễ hội chính của Nepal.

khám phá quần thể kiến trúc độc đáo tại quảng trường kathmandu durbar nepal
Đền Taleju

 

Cánh cửa vàng

Lối đi vào của quảng trường Kathmandu Durbar Nepal được tạo nên từ vàng. Người ta gọi đó là cửa vàng.

khám phá quần thể kiến trúc độc đáo tại quảng trường kathmandu durbar nepal
Cánh cổng vàng

Kumari Ghar

Kumari là một trong những nữ thần sống trên thế giới, nàng là hóa thân của Taleju Bhawani. Du khách có thể đến thăm nữ thần ở Kumari Ghar. Công trình này được xây dựng bưởi vua Jaya Prakash Malla vào năm 1757.

khám phá quần thể kiến trúc độc đáo tại quảng trường kathmandu durbar nepal
Kumari Ghar

 

Đền Trailokya Mohan

Đền Trailokya Mohan thờ vị thần Narayan và là một trong những ngôi đền cao nhất tại Layaku Marg, Kathmandu. Trên mái và những bức tường của đền được chạm khắc với nhiều hình ảnh Vaishnavite. Trailokya Mohan gồm có 5 tầng với 1 bức tượng Garuda quỳ đặt trước đền.

khám phá quần thể kiến trúc độc đáo tại quảng trường kathmandu durbar nepal
Đền Trailokya Mohan

Kasthamandap 

Kasthamandap là một cái tên rất quen thuộc khi nhắc đến quảng trường Kathmandu Durbar. Đây là nơi trú ẩn công cộng làm bằng gỗ 3 tầng được xây dựng để mọi người đến nghỉ ngơi. Kasthamandap được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI bởi vua Laxmi Narsingha Malla.

khám phá quần thể kiến trúc độc đáo tại quảng trường kathmandu durbar nepal
Đền Kasthamandap 

Chuông lớn và hai trống lớn

Khi đến gần đền Taleju, bạn sẽ thấy được một chiếc chuông lớn cùng với một chiếc trống. Hàng ngày, chuông được rung lên 108 lần vào buổi sáng và buổi tối. Cùng tiếng chuông thì du khách cũng có thể nghe thấy tiếng trống đánh. Hành động đó được xem là để cắt đứt các linh hồn của ma quỷ.

khám phá quần thể kiến trúc độc đáo tại quảng trường kathmandu durbar nepal
Chuông lớn gần đền Taleju

Hình ảnh của Kal Bhairav

Ờ gần quảng trường Kathmandu Durbar có hình ảnh hoặc bức tượng của Kal Bhairav, một vị thần được tôn thờ trong lễ Jatras. Bức tượng Kal Bhairav được làm từ một phiến đá duy nhất.

khám phá quần thể kiến trúc độc đáo tại quảng trường kathmandu durbar nepal
Hình ảnh thần Kal Bhairav

 

Đền Shiva Parvati

Đền Shiva Parvati được xây dựng bởi Bahadur Shah. Ngôi đền này có tượng thần Parvati và thần Shiva đứng từ cửa sổ nhìn xuống.

khám phá quần thể kiến trúc độc đáo tại quảng trường kathmandu durbar nepal
Đền Shiva Parvati

Cung điện Gaddi Baithak

Cung điện Gaddi Baithak được thiết kế theo phong cách tân cổ điển. Nó được xây dựng bởi Chandra Shumsher Jang Bahadur Rana vào năm 1908. Khi đến quảng trường Kathmandu Durbar, bạn sẽ thấy được cung điện này.

khám phá quần thể kiến trúc độc đáo tại quảng trường kathmandu durbar nepal
Cung điện Gaddi Baithak

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, được tôn tạo không ít lần nhưng quảng trường Kathmandu Durbar vẫn luôn giữ được nét cổ kính ấn tượng. Đây không chỉ là chốn tôn giáo linh thiêng của riêng người dân thủ đô Kathmandu nói riêng, Nepal nói chung mà còn là một di sản văn hóa quý giá của nhân loại.

Hà My (tổng hợp) – luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News