Nhà Đất

7 nội dung không thể thiếu trong hợp đồng mua bán nhà đất

Hợp đồng mua bán nhà đất là văn bản không thể thiếu trong mọi giao dịch mua bán nhà đất. Để hợp đồng mua bán nhà đất của hai bên trở nên hợp pháp và tránh các phát sinh không đáng có, khi tiến hành làm hợp đồng bạn nên đảm bảo đầy đủ 7 nội dung điều khoản sau đây!

Trong hợp đồng mua bán nhà đất cần thông tin gì?

Hợp đồng mua bán nhà đất là một văn bản quan trọng và những nội dung trong bản hợp đồng mang tính quyết định toàn bộ giao dịch. Theo đó, để tránh những phát sinh đáng tiếc, khi làm hợp đồng hai bên bắt buộc phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật như: Lập làm hai bản với bên A và bên B, làm thủ tục sang tên đổi chủ, công chứng rõ ràng, các thông tin chi tiết cần được ghi đầy đủ, có phụ lục nếu cần.

7 nội dung không thể thiếu trong hợp đồng mua bán nhà đất

Nội dung trong bản hợp đồng mang tính quyết định toàn bộ giao dịch. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, nội dung điều khoản trong hợp đồng mua bán nhà đất nên có 7 điều sau:

1. Đối tượng mua bán nhà đất

Trong phần đối tượng mua bán, cả hai bên cần ghi cụ thể những nội dung sau:

– Bên bán (Bên A) đồng ý bằng văn bản bán cho bên mua (bên B) căn nhà tại địa chỉ: Số, đường, phường (xã), quận (huyện, thị xã), tỉnh (thành phố) và đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nhà ở nằm trong khuôn viên được xác định bởi các giấy tờ đã nêu trên đây.

– Loại bất động sản: Nhà chung cư, nhà biệt thự, nhà phố, cấp số…

– Diện tích sử dụng: Bao nhiêu m2

– Diện tích xây dựng: Bao nhiêu m2

– Diện tích toàn bộ khuôn viên: Ngang bao nhiêu, sâu bao nhiêu…

– Vị trí nhà trong hợp đồng mua bán nhà đất: Được xây cất trên lô đất nào, với bằng khoán nào, bản đồ số mấy…

– Nguồn gốc nhà: Ông bà để lại, mua mới hay được cho tặng…

– Cấu trúc: Bao nhiêu lầu, gạch, bê tông, cốt thép…

– Tường: Đất, bê tông, gạch, chung hay riêng, hay mượn…

– Giấy tờ về nhà ở kèm theo gồm: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất số…., tờ khai lệ phí trước bạ ngày…, bản vẽ nhà…;

– Thời điểm giao giấy tờ sở hữu nhà: Giao nhà ngay sau khi hai bên ký hợp đồng công chứng và bên B thanh toán tiền mua nhà đầy đủ.

– Thời gian hai bên ra phòng công chứng để chứng thực các giấy tờ có liên quan: Ngày, tháng, năm;

– Thời điểm giao nhà: Khi giao nhà hai bên sẽ lập biên bản bàn giao nhà.

7 nội dung không thể thiếu trong hợp đồng mua bán nhà đất

Cần ghi rõ thông tin nhà đất trong bản hợp đồng mua bán. Ảnh minh họa

2. Bản hợp đồng mua bán nhà đất ghi rõ giá mua bán:

Trong hợp đồng, không thể thiếu nội dung về giá bán nhà đất. Theo đó, ghi rõ số tiền thống nhất bằng số và bằng chữ.

3. Ghi rõ số tiền đặt tiền đặt cọc nhà đất

– Bên mua sẽ phải trả trước một phần tiền cho bên bán, gọi là tiền đặt cọc để đảm bảo sẽ mua nhà. Hợp đồng đặt cọc ghi rõ thời gian và địa điểm ký kết.

– Số tiền đặt cọc này sẽ được hai bên chuyển thành tiền mua nhà và khấu trừ vào đợt thanh toán đầu tiên. Hợp đồng cũng nêu rõ, việc thanh toán được chia thành mấy đợt, ngày giờ cụ thể (nếu có).

– Sau khi nhận tiền đặt cọc như bản hợp đồng mua bán nhà đất đã thống nhất, nếu bên mua thay đổi ý kiến và không mua nhà nữa thì mất tiền cọc. Ngược lại, nếu bên bán thay đổi ý kiến, không bán cho bên mua nữa thì phải hoàn trả lại cho bên mua số tiền gấp 2 lần số tiền đặt cọc mà mình đã nhận.

4. Thống nhất về thời gian và phương thức thanh toán hợp đồng mua bán nhà đất

– Điều kiện và thời gian và giao nhận nhà được thống nhất bởi bên mua và bên bán.

– Hình thức thanh toán: Chuyển khoản, đổi gác tài sản khác hay đưa tiền trực tiếp.

– Thời gian thanh toán (có thể chia làm nhiều đợt thanh toán), ghi rõ ngày giờ thời gian thanh toán đợt tiếp theo.

– Lãi suất nếu thanh toán chậm: Trong trường hợp bên mua không thanh toán đúng hạn cho bên bán thì phải trả thêm tiền lãi phát sinh cho số ngày chậm thanh toán theo mức lãi suất quá hạn do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán.

5. Quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua

Cả bên bán và bên mua cần chi tiết hóa các nghĩa vụ cụ thể trong giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng mua bán nhà đất cũng như thời điểm chấm dứt cụ thể.

6. Những điều khoản ràng buộc trách nhiệm của các bên

Hãy dự trù các tình huống đối phương có thể vận dụng để không thực hiện hợp đồng hoặc kẽ hở để lạm dụng với mục đích cá nhân mà soạn thảo những điều khoản thích hợp. Có thể hiểu là trách nhiệm của bên bán khi không chuyển giao đối tượng của hợp đồng hoặc trách nhiệm của bên mua khi không thanh toán.

7. Điều khoản chung giữa hai bên khi làm hợp đồng mua bán nhà đất

Cả bên bán và bên mua, khi đã tham gia đặt bút ký kết nghĩa là phải cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng này. Những tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng này đều sẽ được giải quyết dựa trên sự hợp tác, cùng có lợi giữa hai bên.

Trường hợp không tự giải quyết được, hai bên đồng ý sẽ đưa ra giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền. Bên thua kiện phải chịu toàn bộ các chi phí liên quan, kể cả chi phí thuê luật sư, cho bên thắng kiện. Hợp đồng mua bán nhà đất có hiệu lực kể từ ngày ký, được công chứng và lập thành 05 bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản và lưu một bản tại Phòng Công chứng theo quy định của pháp luật.

H. Mai (Tổng hợp)

Theo Homedy Blog Tư vấn

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News