Nhà Đất

Bài văn khấn Thổ công ngày Rằm chi tiết, chính xác nhất

Thổ công tuy là quan thần nhỏ nhưng gần với con người nhất. Các vị ấy chịu trách nhiệm ghi ghi lại toàn bộ hoạt động của gia chủ trên một thổ đất. Mỗi gia đình Việt đều thờ thần Thổ công trong nhà để bày tỏ lòng thành kính với vị thần này cũng như cầu chúc cho gia đình viên mãn, làm ăn phát đạt. Vào những dịp lễ và Mùng 1, ngày Rằm hàng tháng cúng Thổ công là nghi lễ cần thiết. Bên cạnh việc sắm lễ thì bài văn khấn Thổ công ngày Rằm rất quan trọng.

Vì sao cần có văn khấn Thổ công ngày Rằm chuẩn xác nhất?

Theo quan niệm lâu đời của người Việt , ngày Rằm được gọi là ngày vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng. Người xưa cho rằng, ngày này, mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Con người trở nên sáng suốt trong sạch, đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục trong lòng.

bài văn khấn thổ công ngày rằm chi tiết, chính xác nhất

Cần đọc văn khấn trước lễ cúng để thông báo tới thần Thổ công

Nhờ sự thông suốt của mặt trăng, mặt trời nên thần thánh sẽ thông thương với con người vì vậy mà lòng thành cầu nguyện sẽ cảm ứng giữa thần và người. Đây là thời điểm thích hợp để có thể tỏ lòng thành biết ơn, cầu nguyện dễ đạt được sự an lành, cát tường.Đó là lý do chọn ngày Rằm để cúng thần Thổ công. Khi thực hiện nghi lễ cúng thần Thổ công để thông báo đến cho ngài biết gia chủ cần đọc văn khấn Thổ công ngày Rằm.

Xem thêm:

Bài văn khấn Thổ công  vào ngày Rằm chi tiết

Dưới đây là bài văn khấn Thổ công truyền thống chi tiết của người Việt:

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Thần quân.

Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.

Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là…

Ngụ tại…

Hôm nay là ngày… tháng.. năm…, tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (cúi lạy 3 lần)”

Những điều cần tránh khi đọc văn khấn Thổ công 

Đọc văn khấn không phải việc quá khó nhưng cần lưu ý một số vấn đề để khi đọc không phạm tâm linh. Dưới đây là một số điều gia chủ cần tránh khi đọc văn khấn Thổ công ngày Rằm

Tránh đọc văn khấn khi chưa sắp lễ đầy đủ

bài văn khấn thổ công ngày rằm chi tiết, chính xác nhất

Vào ngày Rằm lễ cúng Thổ công thường là lễ chay

Trước khi đọc văn khấn thay bàn thờ mới cần chuẩn bị đồ lễ đã sắm đầy đủ để bày lên. Sau khi gia chủ bày lễ lên đầy đủ mới nên đọc văn khấn. Lễ vật cúng Thổ công ngày Rằm thường là lễ chay như hương, hoa quả, bánh kẹo,… Tùy tâm và điều kiện của gia chủ có thể chuẩn bị thêm cả lễ mặn khi cúng Thổ công ngày Rằm.

Tránh đọc thiếu tên của các vị thần

Bàn thờ Thổ công thường thờ 3 vị thần. Ở bài vị Thổ công người ta sẽ để danh hiệu của cả 3 vị thần. Thần Thổ địa thường trông coi việc nhà, Thần thổ công trông coi việc bếp núc, Thần thổ kỳ trông nom việc chợ búa hoặc việc sinh sản các vật. Vì vậy khi đọc văn khấn cần đọc đầy đủ tên các vị thần.

bài văn khấn thổ công ngày rằm chi tiết, chính xác nhất

Trên bàn thờ Thổ công thờ ba vị thần

Tránh mặc đồ hở hang khi đọc văn khấn Thổ công ngày Rằm

Đọc văn khấn là việc làm tâm linh. Trước khi khấn gia chủ nên tắm rửa sạch, mặc trang phục phù hợp như quần dài, áo phông có tay hoặc áo sơ mi đứng dáng, màu sắc không quá sặc sỡ. Người đọc văn khấn và những người xung quanh tránh mặc đồ hở hang, áo dây, quần đùi hay váy ngắn, vì như vậy làm không tôn trọng bề trên.

Tránh đọc văn khấn không rõ ràng 

Khi khấn người đọc cần đọc với thái độ nghiêm túc, thành tâm. Lời văn khấn được đọc nghiêm túc, rõ ràng, rành mạch nếu không các bề trên sẽ quy vào tội bất kính. Người đọc văn khấn phải là chủ nhà, có thể là chồng hoặc vợ khấn.

Tạm kết

Lễ cúng ngày Rằm hàng tháng là một trong những phong tục truyền thống thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với các vị thần. Vào ngày lễ này không yêu cầu sự chuẩn bị cầu kỳ nhưng vẫn phải thực hiện đầy đủ, thanh tịnh để thể hiện tấm lòng thành đến thần linh. Hy vọng những chia sẻ về văn khấn Thổ công ngày Rằm trên đây có thể giúp quý bạn đọc trong việc chuẩn bị lễ cúng thuận lợi giúp cầu sức khỏe, an lành, rước thêm tài lộc cho gia đình.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News