Nhà Đất

Bàn thờ thần tài không có bài vị có sao không?

Bàn thờ thần tài không có bài vị được không?

bàn thờ thần tài không có bài vị có sao không?

Bài vị trên bàn thờ thần tài

Bài vị được đặt ở vị trí phía sau lưng tượng Ông Địa Thần Tài. Bài vị có nhiều kiểu dáng và thiết kế phù hợp cho việc sử dụng trên bàn thờ thần tài. Hiện nay ta thường thấy những bài vị có chữ đen hoặc vàng trên màu nền đỏ hoặc một số bài vị có chữ vàng trên nền trắng.

Bài vị thể hiện tên và chức vị của các ông thần mà gia chủ thờ phụng nên bài vị không thể thiếu trên bàn thờ thần tài được. Các đường nét trên bài vị phải rõ ràng, thể hiện đúng mục đích của bài vị. Khi thờ mà không có bài vị chẳng khác nào đi đường mà không có đích đến.

Người ta nói rằng thờ không có bài vị thì việc thờ cúng đó là vô tác dụng, thờ như không thờ. Do đó bài vị Thần Tài là vật không thể thiếu, đây là điều mà gia chủ cần hết sức chú ý thờ cúng cẩn thận. Như vậy bàn thờ thần tài không có bài vị dường như là một điều cấm kỵ khi bạn muốn thờ cúng.

Xem thêm:

Lý do phải đặt bài vị 

Đúng là việc đặt bài vị thần tài là một trong những điều cốt lõi không thể thiếu khi cúng thần tài, nhưng có thể nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ lý do. Vậy hãy cùng tôi tìm hiểu về ý nghĩa bài vị thần tài thế hiện ra sao.

Bài vị thần tài thể hiện điều gì?

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng khi thờ thần tài chúng ta đã thờ tượng 3 ông thần rồi không nhất thiết phải đặt bài vị. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai vì việc thờ tượng đó mang ý nghĩa tượng trưng, bên cạnh ba vị thần đó còn có các vị thần khác nữa.

Các vị thần chúng ta thờ bao gồm 5 vị Thần Tài và 5 vị Thổ Thần do đó ta cần bài vị để ghi được hết tên và công danh các vị thần này. Gia chủ cúng Thần Tài năm phương là phương Đông, Tây, Nam, Bắc và phía Trung tâm.

Các phong tục thờ cúng của Việt Nam bị ảnh hưởng khá nhiều từ phía Trung Quốc, nên ta nhận thấy 5 vị Thần Tài được thờ cúng trên bài vị là:

  • Thanh Đế: đây là Văn Thần Tài cai quản phương Đông, còn có một tên gọi khác là Tỷ Can.
  • Xích Đế: đây là Văn Thần Tài cai quản toàn bộ phương Nam, còn có tên gọi khác là Phạm Lãi.
  • Bạch Đế: đây là Võ Thần Tài phụ trách cai quản hướng Tây, còn có tên gọi khác là Quan Công. 
  • Hắc Đế: đây là Võ Thần Tài phụ trách cai quản hướng Bắc, còn có một tên gọi khác là Triệu Công Minh.
  • Hoàng Đế: là Trung Bân Tài Thần có trách nhiệm cai quản vị trí Trung Tâm của 4 phương, có tên gọi khác là Vương Hợi.

Bên cạnh 5 vị Thần Tài được thờ cúng thì người Việt ta cũng thờ cúng 5 vị Thần Địa cai quản vùng long mạch, giúp đỡ con người có cuộc sống tốt hơn.

  • Thổ Công: mỗi gia đình đều có một thổ công với nhiệm vụ trông coi nhà cửa, bếp núc, mọi phúc họa của gia đình đều do Thổ Công quyết định.
  • Thổ Thần: trong một khu vực nhất định được phân định rõ ràng Thổ Thần sẽ có trách nhiệm cai quản ở đó.
  • Thổ Địa: có trách nhiệm canh giữ cửa công, dẫn dắt Thần Tài đến đúng nhà.
  • Thổ Phủ: có trách nhiệm cai quản kho lương thực, bảo vệ kho lưu trữ, đảm bảo cho các hộ kinh doanh.
  • Thổ Kỳ: có nghĩa vụ cai quản việc mua bán, kinh doanh, chợ búa trong nhà, tăng trưởng các sinh vật ở vườn.

Như vậy ta thấy trên bài vị Thần Tài được viết tên rất nhiều các vị thần mà gia chủ cần thờ cúng. Từ tên và chức danh các vị thần đều được ghi rõ cụ thể là 5 vị Thần Tài và 5 vị Thần Đất. Bàn thờ thần tài không có bài vị thể hiện gia chủ không có lòng thành kính, tâm đức khi thờ cúng.

Ý nghĩa dòng chữ trên bài vị

bàn thờ thần tài không có bài vị có sao không?

Ý nghĩa dòng chữ trên bài vị

Khi mua bài vị thần tài bạn có thể thấy ngay trên bài vị có những dòng chữ được viết bằng chữ Hán hay chữ Nho. Chắc chắn nếu như không phải là người biết chữ Hán bạn sẽ không thể nào hiểu được ý nghĩa của các dòng chữ đó. Khi đọc chúng ta đọc dòng chữ Hán đó theo chiều từ trên xuống dưới và từ trái sang phải.

Vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn để biết được những dòng chữ được ghi trên bài vị mang ý nghĩa gì nhé.

  • Dòng thứ nhất: Vật Huê Thiên Bửu Nhật, dịch sát nghĩa bạn có thể hiểu dòng chữ này mang ý nghĩa “Cành vàng lá ngọc”. Câu này có ngụ ý muốn ca ngợi và biểu dương các vị thần, mong muốn cầu tài cầu may.
  • Dòng thứ hai: Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Thần, được hiểu là chức danh của Long thần ngũ phương ngũ hành. Trong câu này bạn thấy có chữ Thổ và Long cũng có thể đoán được đây là chức danh của 5 vị Thần Tài tượng trưng cho 5 hướng và 5 vị Thần Đất cai quản long mạch.
  • Dòng thứ ba: Tiền Hậu Địa Chủ Tài Nhân, câu này mang ý nghĩa chủ đất thờ cúng vị thần tài, thần đất trước. Việc này thể hiện sự báo đáp công ơn cai quản, ghi nhớ nguồn gốc trước kia. Còn hậu thể hiện gia chủ đang thờ cúng thần tài và thần đất hiện tại.
  • Dòng thứ tư: Nhân Kiệt Địa Linh, mang ý nghĩa cây bạc nở hoa có hàm ý ca ngợi và chúc tụng, cầu mong tiền tài.
  • Dòng thứ năm: Tiên Cô Tiên Hửu Tri Thần Vị, đây là những danh hiệu các vị thần khác mà gia chủ thờ cúng đó là các vị tổ cô, các vị bằng hữu phẩm thần vị.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News