Nhà Đất

Giải đáp A-Z vấn đề về tranh chấp đất đai đã có sổ

Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ vẫn luôn diễn ra với rất nhiều hình thức khác nhau. Ngay cả khi người sử dụng đất đã được cấp Sổ đỏ thì tình trạng tranh chấp với các Chủ thể khác vẫn có thể xảy ra.

Vậy hiện nay pháp luật quy định thế nào về vấn đề này? Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ có được không? Cơ quan nào có thẩm quyền sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp đất đai? Quy trình thủ tục giải quyết các tranh chấp như thế nào? Mời bạn tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây của Homedy.

Đất có sổ đỏ tranh chấp được không?

Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ là một loại tranh chấp liên quan tới quyền sử dụng đất cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với một hay nhiều chủ thể khác.

giải đáp a-z vấn đề về tranh chấp đất đai đã có sổ

Khi xảy ra tranh chấp đất đai, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) được coi là bằng chứng quan trọng nhằm chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất.

Trên thực tế, có rất nhiều các tình huống tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ khác nhau xảy ra, ví dụ như:

    Tranh chấp quyền thừa kế sử dụng đất

    Tranh chấp đất đai sau khi ly hôn

    Tranh chấp ranh giới đất liền kề phát sinh với những chủ thể sử dụng đất liền kề nhau không xác định được ranh giới phân chia quyền sử dụng đất

    Tranh chấp khi đất đã có sổ đỏ nhưng bị sai về lệch diện tích

    Tranh chấp lối đi chung do các bên chủ thể không thống nhất được khi  mở lối đi chung.

    ….

Pháp luật hiện nay thừa nhận có các tranh chấp đất đai có sổ đỏ thông qua các quy định hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai, như Điều 202, 203 Luật đất đai. Cụ thể, dưới đây Homedy sẽ trình bày chi tiết các cách giải quyết, thủ tục cũng như mức phí giải quyết các tranh chấp này

Cách giải quyết tranh chấp đất đã có sổ đỏ

Tự hòa giải

Căn cứ khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 khi xảy ra tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải, thương lượng với nhau.

Phương thức này thường được khuyến khích và áp dụng khi xảy ra tranh chấp đất giữa những người trong gia đình ví dụ như trường hợp anh em tranh chấp quyền thừa kế. Tuy nhiên, nếu hai bên không thể tự thỏa giải thì có thể nhờ sự can thiệp của các cơ quan chính quyền.

giải đáp a-z vấn đề về tranh chấp đất đai đã có sổ

Pháp luật ưu tiên các bên tranh chấp tự hòa giải, thương lượng với nhau

Hòa giải cơ sở

Trường hợp các bên không thể tự đàm phán, hòa giải thì có thể yêu cầu UBND cấp xã đứng ra hòa giải, đây được gọi là hòa giải cơ sở.

Hòa giải cơ sở là bước bắt buộc phải thực hiện trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP thì kết quả hòa giải tại UBND xã chính là một trong những điều kiện cần khi khởi kiện tại Tòa án.

Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định trong Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất sẽ do TAND giải quyết.

Theo điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đai tranh chấp sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp/

Quy trình khởi kiện tranh chấp đất đai có sổ đỏ.

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, chứng cứ để tiến hành khởi kiện:

      Đơn khởi kiện.

      Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện và của bên bị kiện.

      Giấy tờ chứng minh tranh chấp: Sổ đỏ, các giấy tờ trong các loại giấy tờ khác quy định trong Điều 100 Luật Đất đai năm.

      Biên bản hòa giải cơ sở tại UBND cấp xã nơi có đất;

      Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (nếu có);

      Cùng các giấy tờ pháp lý khác  liên quan(nếu có).

giải đáp a-z vấn đề về tranh chấp đất đai đã có sổ

Quy trình khởi kiện tranh chấp đất đai có sổ đỏ.

    Bước 2: Người kiện nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.

    Bước 3: Người kiện nộp tạm ứng án phí, nhận thông báo thụ lý.

    Bước 4: Tòa án nhân dân tiến hành  xét xử vụ án tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ, đưa ra bản án hoặc quyết định giải quyết cụ thể.

Án phí, lệ phí giải quyết tranh chấp đất đai là bao nhiêu?

Án phí trường hợp tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ có giá ngạch như tranh chấp đòi lại nhà đất cho mượn, cho ở nhờ; tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất;…là 300.000 đồng.

Án phí trường hợp tranh chấp đất đai có giá ngạch như những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định  xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần hoặc giá trị của tài sản như sau:

    Dưới 6 triệu đồng án phí là 300.000 đồng.

    Từ 6 triệu – 400 triệu đồng án phí là 5% giá trị tài sản tranh chấp.

    Từ 400 triệu đồng đến 800 triệu đồng án phí là 20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng.

    Từ 800 triệu đồng đến 2 triệu đồng thì mức án phí là 36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu đồng.

    Tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng thì mức án phí phải nộp là 72 triệu triệu đồng thì mức án phí là 112 triệu đồng + 0.1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4 triệu đồng.

Trên đây là những thông tin cơ quan về tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ, hy vọng đã mang đến các thông tin cần thiết cho bạn đọc. Truy cập ngay Homedy để nắm bắt nhiều nội dung về nhà đất, pháp lý nhà đất khác.

Theo Homedy Blog Tư vấn

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News