Nhà Đất

Kinh nghiệm đổ đèo an toàn mà không phải ai cũng biết

Chinh phục những cùng đường đẹp nhất là những chuyến đi đèo luôn mang lại cảm giác rất đặc biệt đối với bất kỳ ai đam mê những chuyến đi phượt. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm vững những kiến thức cơ bản sau đây

kinh nghiệm đổ đèo an toàn mà không phải ai cũng biết

Kinh nghiệm khi lái xe

Luôn ghi nhớ nguyên tắc “lên già – xuống non”

Sử dụng số phù hợp với độ dốc của đèo, nếu số thấp quá có thể sẽ làm động cơ bị quá nhiệt thì số cao quá dễ làm mất kiểm soát. Ra vào số theo nguyên tắc “lên già – xuống non”, nghĩa là khi leo lên thì tăng số muộn hơn, còn khi đổ đèo thì về (xuống) số sớm hơn so với lúc điều khiển trên đường bằng. Cố gắng giữ máy vận hành ở số thấp và “lên số nào – xuống số đó”.

kinh nghiệm đổ đèo an toàn mà không phải ai cũng biết

– Giữ khoảng cách an toàn khi di chuyển

Khi đi theo đoàn việc quan trọng hàng đầu chính là giữ khoảng an toàn cách giữa các xe và di chuyển theo đội hình

kinh nghiệm đổ đèo an toàn mà không phải ai cũng biết

– Không nên rà phanh liên tục

Khi chạy ở nơi dốc núi, nhiều người có xu hướng sử dụng phanh liên tục để hãm tốc độ. Tuy nhiên, đây lại là thói quen và kỹ năng lái không có lợi cho xe. Rà phanh liên tục sẽ khiến má phanh nóng, dẫn tới mất ma sát, có thể cháy may-ơ và làm giảm tác dụng của phanh.

kinh nghiệm đổ đèo an toàn mà không phải ai cũng biết

– Khi đổ dốc vừa – để số xe ở số 2, trả tay ga về để giảm tốc độ về khoảng 25 – 30km/h. Phanh trước và sau chỉ sử dụng để hỗ trợ vào những khi thật cần thiết. Nếu cần thiết, sử dụng phanh trước thật nhẹ nhàng.

– Hãy sử dụng đúng với số mà bạn đã sử dụng khi lên.

kinh nghiệm đổ đèo an toàn mà không phải ai cũng biết

Cách tốt nhất là không nên chuyển số giữa dốc. Tuy nhiên, khi thật cần thiết hãy trả số về trước khi xe bạn bị trôi đi.

– Khi chạy tối, giảm tốc độ xe, xe có thể đi gần nhau hơn – khoảng 20m. Tuy nhiên, lúc này xe trước và xe sau sẽ đi so le với nhau (như trên 2 đường thẳng song song, nhưng không cách quá xa). Lợi ích của việc đi so le với nhau là các xe có thể soi đèn cho nhau, không bị khuất tầm nhìn.

Những ký hiệu khi đi theo đoàn

kinh nghiệm đổ đèo an toàn mà không phải ai cũng biết
kinh nghiệm đổ đèo an toàn mà không phải ai cũng biết

Một số lưu ý khác

Nếu bạn phải chạy trời tối:

Chiếc đèn pha của xe thực sự là cần thiết. Trên vùng cao rất ít đèn đường và ít luôn cả nhà dân vậy nên nếu không có đèn xe tốt nhất bạn không nên chạy. Còn nếu bắt buộc phải chạy hãy để những chiếc xe có đèn yếu chạy giữa. Chạy xe hàng đôi nhưng so le cách nhau khoảng 5 >>10m tùy tốc độ để xe sau có thể rọi đèn hỗ trợ cho xe trên và xe ở phía sau có thể nhìn thấy đường phía trước để tiện xử lý.

kinh nghiệm đổ đèo an toàn mà không phải ai cũng biết

Một trong những lỗi cơ bản mà rất nhiều “phượt thủ” thường mắc phải hay cố tình mắc phải là luôn bật đèn pha cực đại. Khi trời tối đen, mưa, việc bật đèn pha như thế này làm giảm tầm nhìn của người đối diện, thậm chí có thể gây tai nạn không đáng có.

Khi đi đường tối nên thay đổi liên lục đèn pha xa và đèn pha gần tùy từng trường hợp để nhìn đường hay để thông báo tín hiệu cho người đi trước. Nên dán băng dính phản quang vào đèn xe, mũ để người đi đường dễ nhìn thấy bạn và những người cùng đoàn dễ nhận ra nhau.

Sương mù trời tối và những khúc cua:

kinh nghiệm đổ đèo an toàn mà không phải ai cũng biết

Hung thần trong các hung thần, Bạn cần cẩn trọng nhất trong nhưng tình trạng thời tiết này, hãy di chuyển chậm với tầm nhìn hạn chế như vậy kinh nghiệm của mình là bám vào vạch vôi bên phải cách vạch vôi khoảng 1,5m và di chuyển chậm. Đặc biệt phải có đèn xe để cho phương tiện đi ngược chiều biết.

Người dân bản địa ở vùng cao người dân khi đã quen đường và quen các khúc cua họ chạy khá nhanh, hãy nhường đường. Tránh va chạm không cần thiết. Những trẻ em vùng cao cũng thường chơi đùa và chăn trâu trên đường quốc lộ, hãy chú ý kẻo giật mình bởi những chú trâu sang đường đột ngột, hay những bãi mìn để lại trên đường chúng qua.

Phanh xe

Khi đi đường trường vào mùa mưa, bạn không nên phanh quá gấp mà nên giảm tốc độ từ tốn để tránh xe trượt bánh, ảnh hưởng cả đến người phía trước và sau.

Ở một số đèo, dốc núi khi trời mưa có thể xảy ra hiện tượng lở đất, có lũ quét khi mưa lớn hay sét đánh, vì vậy cần hết sức thận trọng khi đi qua những địa hình này hay tìm chỗ dừng xe, trú chân.

Vật dụng cần mang theo

Bao nilông bọc giầy

kinh nghiệm đổ đèo an toàn mà không phải ai cũng biết

Ngoài bộ quần áo mưa nilông, bạn cần mang theo ít nhất một đôi ủng nilông để giữ cho giầy của bạn không bị ướt khi trời mưa.

Băng vệ sinh

kinh nghiệm đổ đèo an toàn mà không phải ai cũng biết

Với những ai bị phong thấp hoặc ngay cả những ai kỹ 1 chút. Bạn có thể dùng 1 miếng băng vệ sinh lót bên trong giày. Chân của bạn sẽ luôn khô thoáng và không bị hôi khi mang giày lâu. Mình từng đọc được một bài báo kể về 1 anh thanh niên ở nước ngoài đã làm giàu từ việc bán miếng lót giày bằng băng vệ sinh (BVS) đó.

Đặc biệt, BVS sẽ giúp thầm bớt nước khi giầy của bạn ngấm nước lúc di chuyển khi trời mưa. Ngoài ra, khi bạn leo núi đường trường, những chiếc BVS còn giúp bạn giảm bớt sự ma sát giữa bàn chân với giầy, bạn di chuyển nhẹ nhàng và thoải mái hơn để vượt qua những đoạn đường nhiều chướng ngại vật.

Nguồn Tổng hợp

Theo Homedy Blog

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News