Nhà Đất

Lý giải thắc mắc tại sao kiêng đi mùng 7, kiêng về mùng 3?

lý giải thắc mắc tại sao kiêng đi mùng 7, kiêng về mùng 3?

Tại sao kiêng đi mùng 7, kiêng về mùng 3

Lý giải thắc mắc tại sao kiêng đi mùng 7

Dân gian có câu: “Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba”.

Ngoài ra, nhiều nơi cũng thường truyền tai nhau câu nói:

“Mùng năm, mười bốn, hai ba

Xem thêm:

Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn”.

Vào những ngày trên, nhất là trong dịp năm mới, người ta thường sẽ tránh xuất hành đi xa hay khởi sự làm ăn. Đây được xem như một luật bất thành văn lưu truyền trong dân gian, gần như thế hệ đi trước của chúng ta ai cũng sẽ biết. Tuy nhiên, về nguồn gốc thì mọi người vẫn chưa thật sự nắm rõ.

Theo quan niệm dân gian, những câu trên được xuất phát từ ngày “Tam Nương sát”. Có câu:

“Thượng tuần sơ Tam dữ sơ Thất

Trung tuần Thập tam Thập bát dương

Hạ tuần Chấp nhị dữ Chấp thất”

Tức là:

“Đầu tháng ngày 3, ngày 7

Giữa tháng ngày 13, 18

Cuối tháng ngày 22, 27”

Đây là những ngày thuộc Tam Nương Sát, nếu xuất hành hay bắt đầu làm một việc đại sự trong ngày này thường sẽ rước phải xui xẻo, đen đủi luôn đeo bám, mọi sự đều khó khăn, bất thành.

Lý giải ngày Tam Nương, Nguyệt Kỵ

Sở dĩ điều đó có từ một tích nọ, người ta cho rằng vào những ngày Tam Nương Sát, Ngọc Hoàng sẽ sai ba cô con gái của mình hạ phàm để thử thách con người. Họ sẽ dùng sắc đẹp của mình dẫn dụ con người bỏ bê công việc, dần lao vào cờ bạc, cửu sắc… Từ đó, cuộc đời lụi bại, đen đủi kéo dài.

Tích này được xem là một lời nhắc nhở con cháu cần phải đề phòng, biết làm chủ mình trước mọi cám dỗ và trong mọi hoàn cảnh. Chớ vì những thú vui dung tục mà bỏ bê học tập, công việc làm ăn để rồi bế tắc trên đường đời.

lý giải thắc mắc tại sao kiêng đi mùng 7, kiêng về mùng 3?

Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba

Bên cạnh đó, cũng có một lý giải khác về lý do vì sao người ta kiêng đi mùng 7. Ông bà ta từ thời xa xưa đã tích lũy kinh nghiệm từ những lần gặp điều không hay như sập nhà, chết người, cưới hỏi nhưng không thành, đi xa gặp đại nạn… và đúc kết được những ngày nào không nên làm chuyện trọng đại. Từ đó mới xuất hiện khái niệm và những lưu truyền dân gian về ngày xấu ngày tốt.

Ngoài ra, các số 3, 7 được xem là sự ám chỉ cho ngày lẻ. Vì người xưa cho rằng số lẻ là những con số không đẹp khi nó có sự đơn động, chỉ số chẵn mới có đôi có cặp. Vì thế, nên tránh ngày lẻ để mọi sự hanh thông hơn.

Ngoài ngày Tam Nương, người ta còn tránh cả ngày Nguyệt Kỵ. Ngày Nguyệt Kỵ là những ngày có tổng bằng năm, gồm ngày 5, 14 và 23. Người xưa sẽ gọi đây là những con số nửa đời nửa đoạn, giữa đường đứt gánh. Vì thế làm gì cũng không thành, thậm chí hao tổn tiền bạc, công sức.

Có nên tin vào câu kiêng đi mùng 7, kiêng về mùng 3?

Có người nói rằng, những quan niệm trên đều vô căn cứ và không có tính khoa học, bởi vì những ngày đó thì các nơi bến tàu vẫn sẽ đông đúc, xe khách vẫn sẽ chạy đường dài, và những người đi xa cũng chẳng xảy ra hệ lụy gì. Liệu có chăng, một vài cá thể trùng hợp hỏng việc trong ngày đó và đổ lỗi cho ngày xấu để rồi trở thành một quan niệm kiêng kỵ như hiện tại?

Thực tế, vẫn không thể khẳng định được đâu mới là đúng, đâu mới là sai. Bởi vì mọi thứ đều chỉ mang tính tương đối, và những quan niệm trên chỉ được tích lũy từ người đi trước, không có căn cứ xác định và cũng có thể chỉ là sự trùng hợp. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà một quan niệm có thể tồn tại và vẫn được nhiều người áp dụng trong công tác chọn ngày, giờ như hiện nay.

lý giải thắc mắc tại sao kiêng đi mùng 7, kiêng về mùng 3?

Có nên tin vào câu kiêng đi mùng 7, kiêng về mùng 3?

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nếu có thể chúng ta nên tránh để có tâm lý tốt nhất thì mọi sự mới thành. Nhưng nếu bắt buộc trong những ngày đó cần làm chuyện đại sự, chúng ta cũng chỉ cần cẩn thận hơn để mọi việc được suôn sẻ, chứ không nên tin một cách thái quá để rồi trở thành mê tín dị đoan, sẽ ảnh hưởng không tốt đến bản thân và mọi người xung quanh.

Những kiêng kỵ ngày xấu trong năm

Theo phương Đông

Ở các nước phương Đông, người ta sẽ kiêng kỵ ngày Tam Nương gồm 3, 7, 13, 18, 22, 17 vào mỗi tháng. Ngoài ra, trong dân gian còn lưu truyền các câu đối, câu vè để con cháu đời sau có thể dễ nhớ và áp dụng như sau:

“Mùng ba, mùng bảy tránh xa

Mười ba, mười tám cũng là không hay

Hăm hai, hăm bảy sáu ngày

Là Tam nương sát họa tai khôn lường”

Bên cạnh đó, 3 ngày Nguyệt Kỵ mỗi tháng là ngày 5, 14 và 23 cũng cần phải kiêng kỵ như sau:

“Mùng năm, mười bốn, hai ba

Làm gì cũng bại, chẳng ra việc gì”

Một số điều không nên làm trong ngày Nguyệt Kỵ sẽ được tổng hợp trong các câu sau:

“Mùng năm, mười bốn, hai ba

Là ngày Nguyệt kỵ chớ nên xuất hành”

Hay

“Mùng năm, mười bốn, hai ba

Đi chơi còn thiệt, nữa là đi buôn”,

Và:

“Mùng năm, mười bốn, hai ba

Lấy vợ thì tránh, làm nhà thì kiêng”

Theo phương Tây

Còn ở phương Tây, thứ 6 ngày 13 (dương lịch) được xem là ngày xấu mà họ cực kỳ sợ hãi. Bởi vì trong nhiều sự kiện trong quá khứ, con số này đã xuất hiện và biểu trưng cho điều xui rủi, đáng sợ. Vì lẽ đó mà bạn sẽ dễ thấy nhiều nơi cao tầng sẽ không có tầng số 13, hoặc người ta sẽ tránh không đặt tên phòng mang số 13.

lý giải thắc mắc tại sao kiêng đi mùng 7, kiêng về mùng 3?

Thứ 6 ngày 13 là ngày xấu mà người phương Tây cực kỳ sợ hãi

Dưới đây là một số sự kiện khiến người phương Tây cực kỳ sợ hãi thứ 6 ngày 13:

  • Trong Kinh Thánh, vào lần họp mặt cuối cùng của chúa Jesus với 12 môn đồ (tổng là 13) vào một buổi tối thứ 6, thì ngay sau đó chúa đã bị đóng đinh trên cây Thánh giá.
  • Trong thiên văn học, người ta dự báo rằng thứ 6 ngày 13/04/2029 là ngày nguy hiểm của Trái Đất khi một thiên thạch khổng lồ sẽ hủy diệt sự sống nơi đây.
  • Bữa tối của thần Odin cùng 11 người bạn đã bị phá hỏng bởi nhân vật không mời mà đến – thần Loki, vị thần đại diện cho cái ác.
  • Adam và Eva đã ăn trái cấm và bị trục xuất vào ngày thứ 6.
  • Thứ 6 ngày 13/01/2012, con tàu Costa Concordia mắc cạn ngoài khơi khiến cho 4000 hành khách di tản và thiện mạng 25 người.
  • Thứ 6 ngày 13/07/1987, 27 người chết và 300 người bị thương vì cơn lốc vòi rồng càn quét tại Edmonton, Alberta.

Vào ngày này, người ta sẽ kiêng đi xa, kiêng làm việc đại sự và cẩn thận trong mọi sự để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy đến.

Đó là lý do kiêng đi mùng 7, kiêng về mùng 3 và một số ngày kiêng kỵ trong năm. Nhìn chung, ứng với mỗi quan niệm, mỗi vùng miền và tôn giáo, người ta sẽ có những sự kiêng kỵ cũng như đức tin khác nhau, không dựa trên các cơ sở khoa học. Vì thế, việc tin hay không sẽ do nhận thức của mỗi người quyết định.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News