Nhà Đất

Nguồn cung nhà ở xã hội dồi dào: Có được mua bán lại với giá thị trường?

Thời gian gần đây, số lượng dự án nhà ở xã hội được đưa vào thị trường tương đối lớn. Cả người dân và các doanh nghiệp đều quan tâm đến việc khi nào được bán lại nhà ở xã hội, bán với mức giá nào, bán cho ai,…

Các dự án nhà ở xã hội nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của nhà nước

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2017 có đã 60.000 m2 trong tổng 11 triệu m2 nhà ở xã hội được xây dựng. Trong năm 2018, dự kiến sẽ có thêm hơn 430.000 m2 nhà ở xã hội được xây dựng. Nhu cầu về nhà ở xã hội ngày một tăng cao dẫn đến các ban ngành có định hướng đầu tư lâu dài cho lĩnh vực này. Cụ thể, Bộ Xây dựng vừa kiến nghị Thủ tướng cho bổ sung thêm 3.000 tỷ đồng để thực hiện các dự án nhà ở xã hội đến năm 2020 nhằm đẩy nhanh tiến độ 206 dự án đang thiếu vốn.

nguồn cung nhà ở xã hội dồi dào: có được mua bán lại với giá thị trường?

Các dựa án nhà ở xã hội nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước

Theo tính toán của Bộ Xây dựng, đến thời điểm này, việc phát triển nhà ở xã hội mới chỉ đạt khoảng 30% so với mục tiêu đề ra trong kế hoạch phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Chủ sở hữu sẽ được tự do bán căn hộ sau 5 năm kể từ thời điểm thanh toán hết tiền (Điều 49 Luật Nhà ở)

Mới đây nhất, Bộ xây dựng vừa tiếp nhận và phản hồi người dân, doanh nghiệp về hướng dẫn chuyển nhượng nhà ở xã hội. Theo đó, trích Khoản 5, Điều 19 Nghị định 100/2015, trong thời hạn chưa đủ 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội, nếu bên mua hoặc thuê mua có nhu cầu bán lại nhà ở, dự án nhà ở xã hội sang nhà ở thương mại.

Ngoài ra có thể bán lại cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội; bán lại cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân”.

nguồn cung nhà ở xã hội dồi dào: có được mua bán lại với giá thị trường?

Nghị định Chính phủ 100/2015/NĐ-CP ra đời với nhiều điểm đổi mới (Nguồn: DanLuat – Thư viện pháp luật)

Một số băn khoăn của cộng đồng về trường hợp người mua nhà đã trả hết tiền mua nhà và có nhu cầu chuyển nhượng nhà ở cho đúng đối tượng nhưng không thực hiện được do phòng công chứng không công chứng do không có thủ tục và không xác định được giá bán tối đa và hồ sơ nộp để sang tên chuyển nhượng.

Bộ Xây dựng hướng dẫn rõ ràng, theo pháp luật về nhà ở, nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng vốn ngoài ngân sách thì người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được bán hoặc thế chấp sau 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà và đã được cấp sổ đỏ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trường hợp trong thời hạn chưa đủ 5 năm thì chỉ được thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó, muốn bán lại thì chỉ được bán cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội hoặc đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định, với giá bán không được vượt quá giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm.

Mua bán lại nhà ở xã hội với đối tượng người thuộc diện chính sách

Trường hợp người mua, thuê mua nhà ở xã hội bán lại cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội thì trình tự, thủ tục bán lại nhà này được thực hiện như bán nhà ở giữa cá nhân với cá nhân, nhưng bên mua phải có đủ giấy tờ xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội. Giá bán lại nhà ở xã hội trong trường hợp này căn cứ vào giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán.

nguồn cung nhà ở xã hội dồi dào: có được mua bán lại với giá thị trường?

Mua – Bán nhà ở xã hội cho đối tượng chính sách cần giấy tờ chứng minh

Mua bán lại nhà ở xã hội với đối tượng không thuộc diện chính sách

Qua đó, có thể thấy, sau tối thiểu 5 năm, chủ sở hữu nhà ở xã hội được quyền bán lại cho các đối tượng có nhu cầu theo cơ chế thị trường (không thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội). Hướng dẫn chi tiết giao dịch, tất cả các thủ tục mua – bán lại sẽ được thực hiện như bán nhà ở giữa cá nhân với cá nhân, nhưng bên bán phải nộp lại tiền sử dụng đất và nộp thuế thu nhập cho Nhà nước. Giá bán nhà ở này do các bên mua bán tự thỏa thuận.

Về phía doanh nghiệp, Bộ Xây dựng cũng cho biết pháp luật về nhà ở hiện hành không có quy định về việc chuyển đổi dự án nhà ở xã hội sang dự án nhà ở thương mại, mà chỉ có quy định về việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội hoặc sang làm nhà ở phục vụ tái định cư.

Nhà ở xã hội không được bán cho người nước ngoài?

Cũng liên quan đến việc mua bán nhà ở xã hội, chính phủ phản hồi về thắc mắc: “Có được bán nhà ở xã hội cho cho người nước ngoài?”. Trích Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Pháp luật về nhà ở không có quy định được bán lại nhà ở xã hội cho cá nhân nước ngoài kể từ thời điểm người mua, thuê mua nhà ở xã hội được phép bán cho các đối tượng có nhu cầu (theo baochinhphu.vn).

N.Bích (Tổng hợp)

Theo Homedy Blog Tư vấn

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News