Nhà Đất

Tìm hiểu các trường hợp hợp đồng đặt cọc vô hiệu, không có giá trị

Hợp đồng đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, có đối tượng độc lập với đối tượng của nghĩa vụ được bảo đảm. Tuy nhiên trong một số trường hợp hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu, không có giá trị. Đó là những trường hợp gì, cùng xem để đề phòng nhé!

Khi xảy ra một trong các trường hợp hợp đồng đặt cọc vô hiệu, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi sẽ phải bồi thường. Trường hợp hợp đồng đặt cọc vô hiệu
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, phải đáp ứng được các điều kiện nhất định thì giao dịch dân sự mới có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, thuộc một trong các trường hợp sau hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu:

– Chủ thể không có năng lực pháp luật dân sự, hoặc năng lực hành vi dân sự không phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Chẳng hạn như người tâm thần…

– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự trong trường hợp bị lừa dối, cưỡng bức, ép buộc…

– Mục đích và nội dung của hợp đồng đặt cọc vi phạm điều cấm của luật hoặc/và trái đạo đức xã hội.

tìm hiểu các trường hợp hợp đồng đặt cọc vô hiệu, không có giá trị

Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu bởi nhiều lý do

Hợp đồng đặt cọc viết tay có giá trị không?

Trước đây, Bộ luật dân sự 2005 quy định hợp đồng đặt cọc phải được lập thành văn bản nhưng sau này quy định này không còn được nhắc lại trong Bộ luật dân sự 2015. Vì vậy, hình thức của hợp đồng đặt cọc không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng viết tay vẫn có hiệu lực nếu .

Hợp đồng đặt cọc cũng không phải loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng nên hai bên không cần tiến hành công chứng đối với hợp đồng này. Tuy nhiên, pháp luật cũng khuyến khích nên thực hiện việc công chứng một số giao dịch nhằm đảm bảo tính chứng cứ và sẽ có những lợi thế nhất định trong trường hợp xảy ra tranh chấp, vì theo quy định của pháp luật thì những sự kiện trong văn bản công chứng không cần phải chứng minh.

N. Phương (Tổng hợp)

Theo Homedy Blog Tư vấn

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News