Nhà Đất

Tranh chấp đất đai giữa anh em ruột phải giải quyết như thế nào?

Tranh chấp đất đai giữa anh em ruột xưa nay không phải là chuyện hiếm gặp. Trong trường hợp hai anh em ruột không thể tự thỏa thuận và hòa giải, để tránh những mâu thuẫn không đáng có thì việc nhờ đến quy định pháp luật là điều vô cùng cần thiết.

Trong bài viết sau đây, Homedy – nền tảng kết nối bất động sản uy tín tại Việt Nam sẽ hướng dẫn cách giải quyết tình trạng tranh chấp đất đai giữa anh em ruột theo quy định của pháp luật. Mời các bạn cùng tham khảo và áp dụng khi gặp sự việc tương tự.

Biện pháp giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột

Trong một sự việc luôn có nhiều cách để giải quyết vấn đề. Do đó, thay vì lời qua tiếng lại, mâu thuẫn hay sử dụng bạo lực, hai anh em ruột có thể lựa chọn một trong số những biện pháp giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

1. Hòa giải khi tranh chấp đất đai giữa anh em ruột

Từ xa xưa, cha ông ta đã có câu: “Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” nhằm răn dạy con cháu biết thương yêu và cưu mang lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, đôi khi có những cá nhân đặt lợi ích lên trên tình cảm anh em gia đình.

tranh chấp đất đai giữa anh em ruột phải giải quyết như thế nào?

Cũng chính vì thế, không ít những trường hợp tranh chấp đất đai giữa anh em ruột, giữa cha con, chú cháu đã xảy ra. Thậm chí, có trường hợp tranh chấp bị đẩy lên đỉnh điểm khiến nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Theo các chuyên gia, khi xảy ra sự tranh chấp đất đai giữa anh em ruột thì hòa giải là biện pháp đầu tiên bạn cần áp dụng ngay. Đây là cách để mọi người cùng nhìn lại sự việc, sau đó bàn bạc, thỏa thuận để đi đến quyết định cuối cùng. Đặc biệt, việc hòa giải tranh chấp đất đai giữa anh em ruột sẽ giúp hạn chế tối đa những mâu thuẫn, gìn giữ tình cảm tốt đẹp giữa những người thân trong gia đình.

Hòa giải cũng là biện pháp giải quyết tranh chấp về đất đai được Luật Đất đai 2013 khuyến khích thực hiện.Theo đó, tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”.

– Trình tự hòa giải khi tranh chấp đất đai giữa anh em ruột:

Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai giữa hai anh em tại địa phương. Lưu ý rằng, trong trình tự hòa giải cần có sự phối hợp cùng ủy ban MTTQ cấp xã cũng như các tổ chức thành viên của ban mặt trận, các tổ chức khác.

Thời gian hòa giải tranh chấp đất đai giữa anh em ruột cần được thực hiện không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp. Sau cuộc hòa giải,cần phải có biên bản hòa giải tranh chấp đất đai kèm chữ ký xác nhận thành hoặc không thành của UBND cấp xã. Biên bản được lưu tại UBND xã nơi có tranh chấp cũng như được gửi tới các bên tranh chấp.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, kết quả hòa giải tranh chấp đất đai được giải quyết như sau:

    Đối với trường hợp hòa giải tranh chấp thành công mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến cơ quan có thẩm quyền. Tại đây, cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Trường hợp hòa giải tranh chấp đất không thành công hoặc sau khi hòa giải thành công, có ít nhất 01 trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành. Đồng thời, hướng dẫn các bên tranh chấp đất đai gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

2. Gửi đơn thư đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột

Tự hòa giải trong tranh chấp đất đai giữa anh em ruột là việc làm “êm thấm” nhất, tuy nhiên, không phải tranh chấp nào cũng bắt buộc phải thực hiện hòa giải trước khi khởi kiện.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, quy định như sau: “Đối với tranh chấp người có quyền sử dụng đất chưa được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện.

tranh chấp đất đai giữa anh em ruột phải giải quyết như thế nào?

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án”.

Do đó, từ việc tranh chấp đất đai giữa hai anh em cần phải xác định bản chất của tranh chấp đất đai:

    Trường hợp là tranh chấp nhằm xác định ai là người có quyền sử dụng đất, thì phải thực hiện hòa giải tại cơ sở trước khi khởi kiện.

    Trường hợp tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất: tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho, tranh chấp thừa kế,… thì không nhất thiết phải thực hiện hòa giải tại cơ sở. Các bên có thể khởi kiện trực tiếp ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột

Theo khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

Trường hợp 1: Có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. Trong trường hợp này, Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp 2: Không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này. Trong trường hợp này chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức sau:

    Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

    Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột là việc làm cần thiết để duy trì tình cảm tốt đẹp giữa người thân trong gia đình, đồng thời, hạn chế tối đa những mâu thuẫn, bất đồng và hậu quả đáng tiếc.

Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xử lý tranh chấp của bản thân. Nếu bạn có nhu cầu mua bán nhà đất, hãy truy cập website Homedy và đăng tin ngay để tiếp cận tới đông đảo khách hàng quan tâm!

Theo Homedy Blog Tư vấn

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News