Kiêng Kỵ

Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ mà bạn nên biết

Một số điều cần biết khi lau dọn bàn thờ

Thời điểm nào thích hợp để lau dọn bàn thờ

Hầu hết những gia đình người Việt thường lựa chọn những ngày như mùng 1, ngày Rằm hay Lễ tết, giỗ chạp để thực hiện việc lau dọn bàn thờ, bao sái bát hương, thắp hương bày tỏ lòng thành kính với Tổ tiên. Đặc biệt là vào dịp cuối năm tết đến xuân về, gia đình nào cũng tất bật dọn dẹp, trang trí nhà cửa để chuẩn bị đón một năm mới nhiều bình an và may mắn.

kiêng kỵ, những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ mà bạn nên biết

Có rất nhiều điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ

Ai sẽ là người thực hiện việc lau dọn bàn thờ

Việc lau dọn bàn thờ thường sẽ do gia chủ đại diện trong gia đình đảm nhận. Trước khi bắt tay vào công việc lau dọn bàn thờ, người làm việc thường phải tắm rửa sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, ăn mặc chỉn chu, nghiêm túc.

Nên thường xuyên lau dọn bàn thờ không

Bàn thờ gia tiên chính là nơi linh thiêng nhất trong gia đình và cũng là nơi mang lại cho gia chủ và mọi người trong gia đình nhiều may mắn và tài lộc theo văn hóa tâm linh của người phương Đông. Do vậy, việc vệ sinh, lau chùi bàn thờ cũng rất được chú trọng và không thể thực hiện một cách tùy tiện, qua loa mà phải được thực hiện đúng cách, chuẩn phong thủy. Gia chủ chỉ nên lau dọn bàn thờ khoảng 2 – 3 tháng/lần. Đặc biệt khi lau chùi, gia chủ cần nên lưu ý một điều đó là không cần lau chùi tổng thể và tỉ mỉ như dịp cuối năm mà chỉ cần lau dọn bàn thờ và bao sái bát hương là được.

Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ mà bạn nên tránh

Dùng đồ không sạch để lau dọn bàn thờ

Những đồ dùng để lau dọn bàn thờ như chổi quét, khăn lau, khăn khô đều phải là đồ sạch, được mua về để dùng riêng cho việc lau dọn bàn thờ là tốt nhất. Cần hạn chế dùng chổi, khăn lau dọn chung, vì nó vốn mang nhiều uế tạp, không đảm bảo sự tôn nghiêm, thành kính.

Dùng nước lạnh để rửa bài vị

Một trong những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ đầu tiên mà rất nhiều người hay mắc phải đó chính là dùng nước lạnh để rửa bài vị.

Nước dùng để rửa bài vị, lau bát hương phải là nước sạch và là nước ấm. Hoặc nếu cẩn thận hơn, gia chủ có thể nấu một nồi nước lá bồ đề, lá trầu để việc dọn dẹp bàn thờ tổ tiên được thanh sạch, trang trọng nhất.

kiêng kỵ, những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ mà bạn nên biết

Gia chủ cần lưu ý để không phạm phải những kiêng kỵ

Gia chủ cũng không được lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật. Bởi thần Phật luôn ở vị trí trang trọng, được ưu tiên trước nhất. Người xưa quan niệm rằng nếu không làm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần Phật, thần Phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

Làm đổ vỡ đồ thờ

Tất cả những đồ trang trí, thờ cúng…. để trên bàn thờ đều là là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang nghiêm, thể hiện lòng thành kính của con cháu với tổ tiên. Vì vậy việc làm đổ vỡ đồ thờ là cực kỳ kiêng kỵ vì như vậy sẽ khiến gia chủ gặp những chuyện không may mắn, thậm chí là tai họa vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.

Đây là một trong những điều kiêng kỵ khi dọn bàn thờ mà bạn rất cần lưu ý. Nếu không may xảy ra việc đổ vỡ gia chủ cần phải khán bái và báo cáo với tổ tiên. Sau đó mua ngay một cái mới để thay vào.

Di chuyển bát hương một cách tuỳ tiện

Không nên tùy tiện dịch chuyển bát hương là điều tối kỵ không nên làm. Di chuyển bát hương quá nhiều sẽ dễ chuyển sang hướng xấu, gây ra nhiều xui xẻo, ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ. Trừ những ngày lễ tết hay giỗ chạp,… cần rút tỉa, đổ chân hương thì mới cần dịch chuyển bát hương hay lấy ra khỏi bàn thờ.

kiêng kỵ, những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ mà bạn nên biết

Khi lau dọn bàn thờ không nên di chuyển bát hương tuỳ tiện

Vì vậy, nếu như lau dọn bàn thờ vào ngày thường thì gia chủ chỉ cần bao sái bát hương sạch sẽ, nên dùng giẻ sạch lau qua thành bát để bớt bụi, tàn nhang bám trên đó. Không để bát hương chông chênh và không nên tự ý động chạm hoặc di chuyển, xê dịch bát hương một cách tuỳ tiện, sẽ phạm vào những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ.

Rút tỉa và đổ chân hương sai cách

Việc rút tỉa chân hương tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra lại không hề phải. Nếu rút tỉa chân hương sai cách sẽ khiến tài lộc tiêu tán. Cách đúng nhất khi tỉa chân hương đó là tuyệt đối không được rút ra hết mà phải để lại 3, 5 hoặc 7 chân hương. Không được bỏ chân hương ở những nơi ô uế bẩn thỉu, làm vậy sẽ phạm phải điều xấu. Chân hương sau khi tỉa ra hãy mang đi đốt đốt và tất cả tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, không nên đổ lung tung.

kiêng kỵ, những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ mà bạn nên biết

Rút tỉa và đổ chân hương sai cách sẽ ảnh hưởng đến tài lộc

Bên cạnh đó, đa phần mọi người đều rút tỉa chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, tuy nhiên theo người xưa thì như vậy rất dễ gây “tán tài”. Vì vậy bạn nên sử dụng một chiếc thìa nhỏ và múc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương. Đợi đến khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì bạn dùng bảy tờ tiền vàng, với bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh. Đợi cho tiền vàng cháy được một nửa thì bỏ vào trong bát hương và đến khi cháy hết thì đổ tro vào một lần. Điều này có nghĩa tốt là “ra nhỏ vào lớn”, hàm ý chỉ “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”, nếu như lúc đầu gia chủ đổ tro ra hết sau đó lại múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.

Trên đây là những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ tuyệt đối phải tránh. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp gia chủ nắm được những điều cần tránh khi lau dọn bàn thờ đúng cách để không phạm phải những điều đại kỵ đồng thời có cuộc sống hạnh phúc, ấm êm tại ngôi nhà của mình.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News