Kiêng Kỵ

Những kiêng kỵ khi nhập quan mà tang gia không được bỏ qua

kiêng kỵ, những kiêng kỵ khi nhập quan mà tang gia không được bỏ qua

Những kiêng kỵ khi nhập quan mà tang gia không được bỏ qua

Khâm liệm và nhập quan là gì?

Khâm liệm là một nghi thức dùng vải trắng quấn quanh người chết, loại vải được dùng sẽ là vải thường, nếu gia đình có điều kiện khá giả hơn chút sẽ dùng vải tơ lụa để may thành đại liệm, tiểu liệm. Tuyệt đối không may khăn liệm bằng da thú, vì người xưa cho rằng điều này sẽ khiến cho người đã khuất đầu thai thành thú vật.

Sau nghi lễ khâm liệm sẽ là nhập quan. Lúc này, người thân sẽ đứng quanh quan tài và nâng người chết bằng 4 góc tấm vải tạ quan và đặt vào quan tài. Nếu người mất là nam thì sẽ nâng lên 7 lần, với nữ giới là 9 lần tượng trưng cho số vía của họ. Ở phía trên quan tài sẽ có một quả trứng, một chén cơm úp, cắm trên đó là đũa hoa được dùng để trừ tà ma, tránh khiến vong linh người đã mất bị những vong hồn khác dẫn đi lạc hồn, không biết đường quay về.

Trong khi khâm liệm và nhập quan, người nhà cần phải hết sức tập trung và thực hiện với sự thành kính, sao cho không khí luôn trang nghiêm, trang trọng. Ngoài ra, tang gia còn phải tránh phạm điều kiêng kỵ khi nhập quan để buổi lễ được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.

Xem thêm:

Kiêng kỵ khi nhập quan, khâm liệm

1. Không để chó mèo lại gần thi thể

Điều kiêng kỵ khi nhập quan mà người xưa thường tránh tuyệt đối chính là không để cho chó mèo lại gần thi hài người mất. Bởi vì tương truyền, nếu để chó mèo lại gần sẽ xảy ra tình trạng “Quỷ nhập tràng”, người chết sẽ bật dậy một cách đột ngột hoặc thậm chí hóa thành cương thi.

kiêng kỵ, những kiêng kỵ khi nhập quan mà tang gia không được bỏ qua

Không để chó mèo lại gần thi thể

2. Không để nước mắt rơi vào thi thể trước khi khâm liệm

Người thân mất đi là một nỗi mất mát lớn, nhưng trong lễ khâm liệm và nhập quan, bạn cần phải nén đau thương và những dòng nước mắt lại, chớ vì xúc động mà khiến nước mắt rơi vào thi thể người đã khuất. Có người nói điều này sẽ khiến con cháu sau này làm ăn lụi bại, muôn đời thất bát, cũng có người bảo rằng điều này sẽ khiến xuất hiện tình trạng “quỷ nhập tràng”. Vẫn chưa rõ thực hư là như thế nào, nhưng vẫn nên kiêng thì hơn.

3. Không làm quan tài từ cây gỗ liễu

Quan tài nên được làm từ gỗ cây bách hoặc cây tùng. Bởi vì người xưa cho rằng liễu là một loại cây không có hạt, nó khiến cho con cháu sau này không có người nối dõi, sẽ không tốt cho dòng tộc.

4. Không nhập quan vào ngày xấu, giờ xấu

Đối với những sự kiện quan trọng như đám tang, người ta đều sẽ xem ngày, giờ tốt từ sự tư vấn của các chuyên gia hay những người có kinh nghiệm lâu năm. Không chỉ riêng nhập quan, trong bất cứ một công đoạn hay nghi lễ nào của tang lễ, đều sẽ được tính toán và chọn thời gian hợp lý.

kiêng kỵ, những kiêng kỵ khi nhập quan mà tang gia không được bỏ qua

Không nhập quan vào ngày xấu, giờ xấu

Cần tránh việc chọn ngày, giờ nhập quan vào những thời điểm xấu, nó sẽ gây nên nhiều hậu quả mà bạn có thể không ngờ tới đấy!

Một số kiêng kỵ khác cần chú ý trong việc cúng kiếng, tang lễ

1. Kiêng kỵ khi con cái chết trước cha mẹ

Một số vùng miền, đặc biệt là ở miền Bắc thường không cho cha mẹ đưa tang con cái. Bởi “Kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh” là một nghịch cảnh mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng khó lòng kìm nén đau thương. Ngoài ra, trong quá trình đưa tang, cha mẹ có thể vì đau buồn, lại tuổi già sức yếu mà ngất đi, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của họ.

2. Kiêng kỵ với người mất vì treo cổ tự tử

Khi phát hiện người treo cổ đã chết và còn đang lơ lửng trên cao, người ta thường dùng dao để chém đứt đi. Họ sẽ không tháo sợi dây ra, vì người ta cho rằng đây là cách chém đi mối oan nghiệt, đồng thời giúp gia đình tránh họa chết do thắt cổ.

3. Kiêng kỵ với người chết ở ngoài đường

Đối với trường hợp này, người ta sẽ không đưa xác về vì có quan niệm cho rằng điều này mang đến những nguồn âm khí làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người trong nhà. Vì thế, tang gia thường sẽ tổ chức ngay tại nơi người đó đã mất hoặc ở ngoài đồng.

4. Kiêng kỵ với những ai chết vì nạn sông nước

Khi ai đó gặp nạn đuối nước, người ta sẽ không cho người thân như ba mẹ, con cái nạn nhân đến nơi đang cứu chữa vì điều này sẽ khiến nạn nhân khó qua khỏi. Và nếu người đó chết đi, người ta sẽ cúng ngay tại nơi họ đã mất.

kiêng kỵ, những kiêng kỵ khi nhập quan mà tang gia không được bỏ qua

Kiêng kỵ với những ai chết vì nạn sông nước

5. Kiêng sử dụng vật của người còn sống cho người đã chết

Ông bà ta ngày xưa thường căn dặn con cháu chớ có chôn cất đồ dùng của người còn sống cho người đã chết. Bởi vì những vật dụng đó vẫn còn mang theo hơi của người còn sống, khi đem chôn cùng người chết, chính là chôn đi một phần của người còn sống. Điều này mang đến nhiều hệ lụy, đó là người sống có thể gặp nhiều sự cố trong cuộc sống, thậm chí thần trí không bình thường, hay có tình trạng ngớ ngẩn, đần độn, lú lẫn…

6. Không mặc quần áo và nằm lên giường của người đã khuất

Quần áo, giường ngủ là những vật dụng quen thuộc của người đã chết. Khi tiễn đưa, người ta thường sẽ chôn hoặc đốt những vật đó để người đã mất có thể mang theo sang thế giới bên kia. Nếu bạn sử dụng những vật đó, người quá cố sẽ đi theo đòi và làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cuộc sống của bạn.

7. Không trả lời ngay khi chưa rõ được người đang gọi mình

Đối với các tang gia có người già đã mất, họ thường sẽ đóng cửa từ rất sớm, đồng thời không thưa khi có ai đó gọi từ ngoài cổng trước khi xác nhận được người gọi. Bởi vì quan niệm xưa cho rằng, người già khi mới mất sẽ nhớ và về thăm con cháu. Khi con cháu trả lời tiếng gọi, sẽ bị bắt đi theo.

8. Một số vị trí kiêng khi chôn cất người mất

kiêng kỵ, những kiêng kỵ khi nhập quan mà tang gia không được bỏ qua

Một số vị trí kiêng khi chôn cất người mất

Vị trí của ngôi mộ không chỉ là nơi an nghỉ của người đã khuất, mà nó còn có thể ảnh hưởng đến con cháu đời sau, vì thế tang gia cũng cần phải kiêng một số điều khi chọn vị trí chôn cất:

  • Không chôn tại đỉnh núi cô độc
  • Không chôn nơi tảng đá lớn
  • Không chôn nơi hoang vắng
  • Không chôn nơi kênh rạch
  • Không chôn quanh đền, miếu hay chùa
  • Không chôn gần nhà tù
  • Không chôn nơi có phong cảnh u tối, buồn sầu
  • Không chôn nơi ẩm ướt, địa hình xấu
  • Không chôn nơi có bãi cát, nước chảy xiết

Đó là những kiêng kỵ khi nhập quan mà tang gia không được bỏ qua để quá trình diễn ra một cách suôn sẻ, thuận lợi. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News