Kiêng Kỵ

Những kiêng kỵ lấp giếng mà gia chủ nên tránh

Trường hợp cần lấp giếng

Theo Bát trạch, giếng nước có vai trò rất quan trọng và liên quan đến phong thủy nhà ở. Giếng nước trong ngôi nhà có thể cân bằng sự âm dương, tạo sự hài hòa cho gia đình bạn.

Về cơ bản, giếng nước là phần cực âm của nhà nên nếu bạn quá nóng vội lấp giếng mà không tìm hiểu thật kỹ thì có thể ngôi nhà sẽ rơi vào trạng thái mất cân bằng âm dương, rối loạn trường khí. Trên thực tế, sau khi lấp giếng nhiều gia đình sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và cuộc sống hằng ngày. Cho nên, thông thường sẽ không nhiều người chọn cách lấp giếng.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp sau đây, việc lấp giếng là cần thiết thì gia chủ cần phải nghiên cứu và phân tích thật kỹ để có thể lấp giếng một cách hợp phong thủy, giảm thiểu sự biến động nguồn khí trong ngôi nhà.

    Giếng vẫn đang sử dụng nhưng gia chủ không có nhu cầu tiếp tục sử dụng giếng cho các mục đích khác.

    Giếng bị hỏng không thể khắc phục được.

    Giếng không thể sử dụng do yếu tố môi trường tác động: chất lượng nước bị ô nhiễm, phèn chua, nhiễm nước mặn,…

    Giếng nước nằm trong phạm vi phải giải phóng mặt bằng hay bị thu hồi đất mà tổ chức, cá nhân nhận bàn giao mặt bằng không sử dụng.

    Giếng nước vi phạm pháp luật về việc dùng tài nguyên nước.

kiêng kỵ, những kiêng kỵ lấp giếng mà gia chủ nên tránh

Gia chủ cần phải nghiên cứu thật kỹ để có thể lấp giếng một cách hợp phong thủy

Lấp giếng hay đào giếng là việc rất quan trọng

Đối với phương diện phong thủy nhà ở, việc đào giếng hay lấp giếng là một trong những việc vô cùng quan trọng. Khi tiến hành thực hiện đào giếng cần quan tâm tới bát trạch của căn nhà, chú ý không nên làm mất đi sự cân bằng âm dương trong gia đạo. Nếu phong thủy của gia đình không cân bằng tính âm dương sẽ khiến sức khỏe của gia chủ bị hao tổn.

Theo quan niệm thực tế hiện nay, khi lấp giếng rất dễ gây kinh động đến thổ địa. Từ đó dẫn đến sự bất hòa, mâu thuẫn trong gia đạo, công việc cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, gia chủ cần hiểu rõ những điều kiêng kỵ lấp  giếng nước để thực hiện cho đúng chuẩn phong thủy nhà ở.

kiêng kỵ, những kiêng kỵ lấp giếng mà gia chủ nên tránh

khi lấp giếng rất dễ gây kinh động đến thổ địa

Trình tự trám lấp giếng

Gia chủ nên tìm tới các đơn vị thi công trám lấp giếng để có thể đảm bảo sự an toàn cho bản thân và các thành viên trong gia đình.Trình tự trám lấp giếng có sự thay đổi tùy thuộc vào tính chất của giếng nước. Để có thể đảm bảo được phong thủy một cách tốt nhất, bạn cần thực hiện như sau:

Lấp giếng theo kinh nghiệm phong thủy

Sau đây là trình tự các bước lấp giếng theo phong thủy:

    Bước 1: Cần cắm một ống nước bằng nhựa với đường kính 60÷90mm xuống tận đáy giếng và để phía trên miệng ống cách mặt đất khoảng 40cm.

    Bước 2: Thực hiện đổ sỏi hoặc đá xuống giếng 1 lớp đến tầm ngang mặt nước.

    Bước 3: Sau đó, đổ tiếp một lớp cát dày xuống giếng và đổ một lớp đất sét lên trên.

    Bước 4: Rải một lớp than hoạt tính dày khoảng 10cm lên trên.

    Bước 5: Cuối cùng, đổ lớp đất thịt lên trên cho đến khi đầy hết miệng giếng.

Ngoài ra, khi thực hiện lấp giếng không nhất thiết phải lấp hoàn toàn. Đối với giếng đã khô cạn chỉ việc dùng tấm xi măng che lên là được.

kiêng kỵ, những kiêng kỵ lấp giếng mà gia chủ nên tránh

Khi thực hiện lấp giếng không nhất thiết phải lấp hoàn toàn

Lấp giếng theo lời khuyên của tài nguyên môi trường

Ngày nay đã có phương pháp trám lấp giếng an toàn hơn là sử dụng xi măng và đất sét.

    Đối với phương pháp trám giếng từ vữa xi măng: Bạn thực hiện pha một bao xi măng với 30 lít nước và trộn đều thành vữa. Sau đó đổ vữa xuống từ từ cho đến khi lấp đầy giếng và cuối cùng đậy miệng giếng lại.

    Đối với phương pháp trám giếng bằng đất sét: Dùng đất sét bột vo lại thành viên, tùy đường kính của giếng to hay nhỏ mà có thể vo đất sét thành viên 20 – 25mm hoặc 50mm. Cuối cùng chỉ việc thả đất sét xuống giếng cho đến khi đầy rồi thực hiện đậy miệng giếng lại.

kiêng kỵ, những kiêng kỵ lấp giếng mà gia chủ nên tránh

Trám lấp giếng bằng vữa xi măng

Những lưu ý kiêng kỵ lấp giếng nên biết

Khi gia chủ tiến hành quy trình, thủ tục trám lấp thì nên để ý đến những yếu tố kiêng kỵ lấp giếng sau đây:

Không lấp giếng quá vội vã, nhanh chóng

Các chuyên gia phong thủy đều cho rằng, việc thực hiện lấp giếng một cách từ từ là điều vô cùng quan trọng, nó có thể đảm bảo nguồn sinh khí khu đất xung quanh tại nơi bạn sinh sống, làm cho không bị biến động quá lớn và đột ngột, sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình.

Sử dụng các sản phẩm phong thủy trấn yểm

Việc lấp giếng sẽ khiến cho không gian, môi trường sống của bạn bị thay đổi. Chính vì vậy, sử dụng các vật phẩm phong thủy với tác dụng trấn yểm sẽ phần nào giúp cho nguồn khí trong nhà ổn định hơn, không tạo ra những biến động quá lớn khi lấp giếng.

Một trong những vật phẩm phong thủy được nhiều người lựa chọn sử dụng nhất là thạch anh. Với tác dụng thanh tẩy cao và sở hữu nguồn năng lượng lớn mạnh, thạch anh phong thủy sẽ làm “bình ổn” trường khí trong ngôi nhà của bạn.

Cách sử dụng thạch anh để trấn yểm cũng khá đơn giản: Bạn chỉ cần trộn lẫn một ít thạch anh vào trong lớp than hoạt tính, chỗ ngăn cách giữa lớp đất sét và lớp đất thịt là được. Than hoạt tính có công dụng làm sạch, thạch anh có công dụng thanh tẩy, kết hợp cả 2 yếu tố với nhau sẽ mang đến nguồn khí thanh tịnh và tinh khiết nhất cho nhà của bạn.

kiêng kỵ, những kiêng kỵ lấp giếng mà gia chủ nên tránh

Sử dụng thạch anh kết hợp với than hoạt tính đem lại nguồn khí tinh khiết

Phần kết

Như vậy, qua bài viết trên hy vọng người đọc sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của giếng cũng như những lưu ý kiêng kỵ lấp giếng và cách lấp giếng sao cho đảm bảo vượng khí cho ngôi nhà một cách tối đa nhất. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News