Kiêng Kỵ

Những ngày kiêng kỵ trong tháng cần tránh khi muốn làm việc đại sự

Những ngày kiêng kỵ trong tháng là gì? Vì sao cần tránh những ngày kiêng kỵ?

kiêng kỵ, những ngày kiêng kỵ trong tháng cần tránh khi muốn làm việc đại sự

Cần tránh những ngày kiêng kỵ nếu không muốn thất bại, xui rủi

Những ngày kiêng kỵ cần tránh gồm có:

  • Ngày Nguyệt Kỵ
  • Ngày Tam Nương
  • Ngày Sát Chủ
  • Ngày Hoang Vu
  • Ngày Phục Đoạn
  • Ngày Thương Ngột, Hạ Ngột
  • Ngày Thập Ác Đại Bại
  • Ngày Trường Đoản Tinh
  • Ngày Thọ Tử
  • Ngày Trùng Tang
  • Ngày Cửu Thổ Quỷ
  • Ngày Diệt Một
  • Ngày Tử táng của tiên hiền
  • Ngày Dương Công Kỵ
  • Ngày Bành Tổ trăm sự kỵ

Những ngày kể trên đều là những ngày Bách Kỵ, hay nhân dân ta xưa nay thường gọi là những ngày cực kỳ xấu, cần phải đại kỵ trăm sự. Từ việc lớn đến việc nhỏ nếu được thực hiện trong ngày Bách Kỵ thường sẽ không được suôn sẻ.

Mỗi tháng sẽ có những ngày Bách Kỵ khác nhau mà bạn cần tránh. Tuy đây là những ngày rất xấu, nhưng bạn có thể yên tâm vì dân gian ta đã có cách tính ngày để có thể tránh đi phần nào.

Ngày Dương Công Kỵ nhật – Ngày kiêng kỵ trong tháng

Mỗi tháng sẽ có một ngày Dương Công Kỵ được tính theo lịch âm như sau:

Tháng (âm lịch)

Ngày kiêng kỵ (âm lịch)

Tháng 1

Ngày 13

Tháng 2

Ngày 11

Tháng 3

Ngày 9

Tháng 4

Ngày 7

Tháng 5

Ngày 5

Tháng 6

Ngày 3

Tháng 7

Ngày 8, 29

Tháng 8

Ngày 27

Tháng 9

Ngày 25

Tháng 10

Ngày 23

Tháng 11

Ngày 21

Tháng 12

Ngày 19

Ngày Tam Nương – Những ngày kiêng kỵ cần tránh trong tháng

Trong dân gian xưa nay vẫn lưu truyền một câu “Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba”. Theo Trần Ngọc Kiệm – Một chuyên gia phong thủy tại Việt Nam đã chia sẻ rằng, câu nói trên bắt nguồn từ quan niệm của người xưa khi họ cho rằng đó là ngày “Tam Nương Sát”. Cụ thể là:

  • “Thượng tuần sơ Tam dữ sơ Thất” – Đầu tháng ngày 3, ngày 7
  • “Trung tuần Thập tam Thập bát dương” – Giữa tháng ngày 13, 18
  • “Hạ tuần Chấp nhị dữ Chấp thất” – Cuối tháng ngày 22, 27

Như vậy, ngày Tam Nương cần tránh trong tháng chính là ngày 3, 7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch.

kiêng kỵ, những ngày kiêng kỵ trong tháng cần tránh khi muốn làm việc đại sự

Ngày tam nương không nên làm việc lớn hay xuất hành đi xa

Người ta cho rằng, trong những ngày đó, Ngọc Hoàng sẽ sai Tam nương (3 cô gái xinh đẹp) xuống trần để thử thách lòng người. Nếu ai đó bị tam nương mê hoặc làm bỏ bê công việc, đam mê tửu sắc thì sẽ lãnh hậu quả thích đáng. Ngoài ra, đây chính là lời nhắc nhở của người trên đến với con cháu cần phải làm chủ bản thân trong mọi hoàn cảnh, cám dỗ.

Ngày Nguyệt Kỵ – Ngày Bách Kỵ trong tháng

“Mồng 5, 14, 23, đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”

Hẳn rằng đây là câu nói mà chúng ta đã từng được người lớn nhắc nhở. Theo quan niệm dân gian, những ngày trên được gọi là ngày Nguyệt Kỵ. Vào ngày này, bạn không nên làm những việc đại sự để tránh gặp đen đủi, thất bại.

Mỗi tháng đều sẽ có 3 ngày Nguyệt Kỵ là 5, 14, và 23. Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy rằng, những ngày này đều có tổng số là 5 (5, 1 + 4 = 5, 2 + 3 = 5).

Con số 5 trong những ngày này được các cụ xưa gọi là ngày “nửa đời, nửa đoạn”. Vì thế, nếu bắt đầu làm một chuyện trọng đại trong ngày Nguyệt Kỵ thường sẽ chỉ làm được giữa chừng, gặp nhiều khó khăn và khó lòng đạt được mục tiêu.

Ngày Sát Chủ – Những ngày kiêng kỵ trong tháng

Những chuyện quan trọng như xây nhà, nhập trạch, cưới hỏi, ma chay, khởi công… tuyệt đối không nên thực hiện trong ngày Sát Chủ. Nếu làm phải vào ngày này, mọi sự đều bất trắc, thậm chí phát sinh tai họa khôn lường.

Cách tính ngày Sát Chủ dương

Người xưa thường tính ngày Sát Chủ bằng 2 bài thơ lục bát dưới đây:

Một, Chuột (Tý) đào hang đã an

Hai, Ba, Bảy, Chín, Trâu (Sửu) tan hợp bầy

Nắng Hè Bốn, Chó (Tuất) sủa dai

Sang qua Mười một cội cây Dê (Mùi) nằm

Tháng Chạp, Mười, Sáu, Tám, Năm

Rồng (Thìn) nằm biển bắc bặt tăm ba đào

Ấy ngày Sát chủ trước sau

Dựng xây, cưới gả chủ chầu Diêm vương.

Và:

Một, Chuột đào lỗ đi hoang

Hai, Ba, Bảy, Chín, Trâu toan kéo cày

Tháng Tư, thì Chó sủa ngày

Bước qua Mười Một, cội ngay Dê nằm

Sáu, Mười, Mười Hai, Tám, Năm

Rồng nằm biển bắc, tối tăm ba đào

Làm thầy phải nhớ cùng nhau

Truyền ngày sát chủ về sau đời đời.

Ý nghĩa của hai bài thơ trên là:

  • Tháng Giêng kiêng kỵ ngày Tý
  • Tháng 2, 3, 7 và 9 nên kỵ ngày Sửu
  • Tháng 4 sẽ kỵ ngày Tuất
  • Tháng 11 kỵ ngày Mùi 
  • Tháng 6, 10, 12, 8, 5 kỵ ngày Thìn

Cách tính ngày Sát Chủ âm

Để tính ngày Sát Chủ âm, người xưa cũng sử dụng các bài thơ sau:

Nhứt Tỵ, Nhị Tý, Tam Dương vị

Tứ Mão, Ngũ Hầu, Lục Khuyển quỵ

Thất Ngưu, Bát Trư, Cửu Mã phi

Thập Kê, Thập Nhứt Hổ, Thập Nhị Long.

Bài thơ trên có nghĩa là:

  • Tháng Giêng: Kỵ ngày Tỵ
  • Tháng 2: Kỵ ngày Tý
  • Tháng 3: Kỵ ngày Mùi
  • Tháng 4: Kỵ ngày Mão
  • Tháng 5: Kỵ ngày Thân
  • Tháng 6: Kỵ ngày Tuất
  • Tháng 7: Kỵ ngày Hợi
  • Tháng 8: Kỵ ngày Sửu
  • Tháng 9: Kỵ ngày Ngọ
  • Tháng 10: Kỵ ngày Dậu
  • Tháng 11: Kỵ ngày Dần.
  • Tháng Chạp: Kỵ ngày Thìn

kiêng kỵ, những ngày kiêng kỵ trong tháng cần tránh khi muốn làm việc đại sự

Mỗi tháng sẽ có một ngày Sát Chủ mà bạn cần chú ý

Ngày Thọ Tử – Ngày cần tránh trong tháng

Tháng (âm lịch)

Ngày (âm lịch)

Tháng Giêng

Bính Tuất

Tháng 2

Nhâm Thìn

Tháng 3

Tháng 4

Đinh Tỵ

Tháng 5

Mậu Tý

Tháng 6

Bính Ngọ

Tháng 7

Tháng 8

Quý Mùi

Tháng 9

Giáp Dần

Tháng 10

Mậu Thân

Tháng 11

Tân Mão

Tháng Chạp

Tân Dậu

Ngày Vãng Vong – Một trong những ngày kiêng kỵ trong tháng cần tránh

Ngày Vãng Vong (ngày Lục Sát) được gọi là ngày đi mà không về. Đây được xem là một trong 4 hung tinh, có khả năng đem đến những điều đen đủi, xấu xa, trắc trở, chết chóc…

Trong ngày Vãng Vong, bạn cần cẩn trọng trong mọi việc. Đặc biệt, những việc trọng đại cần tránh thực hiện trong ngày này để hạn chế tối đa sự rủi ro.

Tháng (âm lịch)

Ngày (âm lịch)

Tháng Giêng

Ngày Dần

Tháng 2

Ngày Tỵ

Tháng 3

Ngày Thân

Tháng 4

Ngày Hợi

Tháng 5

Ngày Mão

Tháng 6

Ngày Ngọ

Tháng 7

Ngày Dậu

Tháng 8

Ngày Tý

Tháng 9

Ngày Thìn

Tháng 10

Ngày Mùi

Tháng 11

Ngày Tuất

Tháng Chạp

Ngày Sửu

Ngày Không Vong – Ngày kiêng kỵ nên tránh

Theo chiết tự thì:

  • Không – Phủ định, hư không, vô sản.
  • Vong – Hao tổn, mất mát, thiệt mạng.

Như vậy, Không Vong chính là trạng thái chuyển tiếp với trường khí cực kỳ phức tạp và hỗn độn. Trạng thái này khiến con người ta dễ rơi vào trường hợp khó khăn, hao tổn và thiệt hại. Vì lẽ này mà người xưa coi đây là ngày cực xấu ám chỉ cho sự mất mát lớn:

  • Giáp Tý: ngày Tuất, Hợi
  • Giáp Dần: ngày Tý, Sửu
  • Giáp Thìn: ngày Dần, Mão
  • Giáp Ngọ: ngày Thìn, Tị
  • Giáp Thân: ngày Ngọ, Mùi
  • Giáp Tuất: ngày Thân, Dậu 

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News