Kiêng Kỵ

Top 5 những điều kiêng kỵ ngày giỗ tránh bị bề trên khiển trách

kiêng kỵ, top 5 những điều kiêng kỵ ngày giỗ tránh bị bề trên khiển trách

Kiêng kỵ ngày nhập trạch

Ngày giỗ là gì?

Giỗ là một nghi thức truyền thống của người Việt, thường được tổ chức để tưởng nhớ những thân trong gia đình, dòng tộc đã mất. Đây cũng là cách để người ta nhắc nhở con cháu về những người đã đi trước và gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong dòng họ.

Thông thường, sẽ có ba khái niệm giỗ quan trọng mà chúng ta cần biết, đó là giỗ đầu, giỗ hết và giỗ thường:

  • Giỗ đầu: sau khi người mất đã ra đi đúng một năm, gia đình sẽ tổ chức giỗ đầu. Đây là một ngày giỗ quan trọng nằm trong kỳ tang chế. Vào ngày này, người ta vẫn phải mặc đồ tang và những nỗi buồn, nhớ thương người đã khuất vẫn chưa thể vơi đi được thể hiện qua vẻ u sầu, bi ai của mọi người.
  • Giỗ hết: giỗ hết được tổ chức sau khi người thân đã yên nghỉ đúng 2 năm, vẫn trong kỳ tang chế. Buổi giỗ này sẽ được tổ chức vô cùng trang nghiêm, và người ta vẫn sẽ mang tang phục vào ngày này. 
  • Giỗ thường: Giỗ thường còn được gọi là giỗ lành. Giỗ thường được tổ chức sau khi người đã mất yên nghỉ 3 năm trở đi, mỗi năm diễn ra một lần. Vào ngày này, mọi người đã có thể mặc thường phục tham gia giỗ.

Ngoài ra, giỗ của một người đã mất thường sẽ diễn ra liên tục, thường kỳ hằng năm và kéo dài đến hết năm đời. Bởi vì người ta tin rằng, sau năm đời thì vong linh của người quá cố cũng đã siêu thoát và đầu thai sang một kiếp mới. Lúc này mới thôi làm lễ cúng giỗ.

Xem thêm:

Lễ cúng giỗ không đòi hỏi phải quá cao sang, linh đình hay phô trương, mà có thể tổ chức dựa trên khả năng kinh tế của từng nhà. Chỉ cần con cháu luôn nhớ đến người đã khuất và giữ được đạo hiếu là đã đủ.

Ý nghĩa của ngày giỗ 

Ngày giỗ là một phong tục cổ truyền thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt. Người Việt xưa nay luôn xem trọng đạo làm con, làm người, đạo “uống nước nhớ nguồn”, vì thế mà mới xuất hiện những nghi thức, nghi lễ cúng bái, văn hóa hương quả để tưởng nhớ người đã khuất.

Ngày giỗ được xem là ngày con cháu kỉ niệm người thân đã qua đời, đây là một điều không thể thiếu trong phụng sự Tổ Tiên. Chúng ta không được phép quên ngày này để có thể làm trọn đạo hiếu, bổn phận làm con, làm cháu với người đã khuất. Bàn thờ từ lúc cáo giỗ cho đến hết ngày đều phải được thắp hương đầy đủ, vì người ta tin rằng hương khói chính là sợi dây kết nối âm dương, người cõi trên có thể theo đó trở về thăm con cháu trong ngày giỗ của mình.

kiêng kỵ, top 5 những điều kiêng kỵ ngày giỗ tránh bị bề trên khiển trách

Ngày giỗ là một phong tục cổ truyền thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt

Theo truyền thống người Việt, cúng giỗ là một văn hóa tốt đẹp, là ngày để con cháu tưởng niệm và ghi nhớ đến người đã khuất. Nó không chỉ là cách để con cháu thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn, mà nó còn là sự nhắc nhở con cháu đời sau phải tiếp nối mỹ tục được lưu truyền qua bao đời nay của con Rồng cháu Tiên.

Ngày nay, người ta có thể tổ chức cúng tại nhà hoặc tại chùa với mục đích chính là tưởng niệm và biết ơn người quá cố, chứ không nên làm lễ cầu siêu, dâng sớ, đốt vàng mã như văn hóa người Trung Quốc. Bởi vì ông bà ta đã lên cõi Tịnh hoặc tái sanh làm người khi nhắm mắt xuôi tay, rời xa cõi hồng trần ở kiếp này.

5 điều kiêng kỵ ngày giỗ cần tránh để không bị quở trách

Vì ý nghĩa quan trọng của ngày giỗ, mà trong ngày này con cháu thường sẽ hết sức chú tâm để nghi lễ được diễn ra suôn sẻ, trọn vẹn và tốt đẹp. Ngoài ra, người ta cũng thường sẽ tránh một số điều đại kỵ trong ngày giỗ như sau:

1. Không đặt món có mùi tanh lên mâm cúng giỗ

Tuyệt đối không bày lên mâm cơm cúng giỗ những món gỏi, món sống và có mùi tanh. Bởi vì điều này được xem là đại kỵ, sẽ làm ô uế bàn thờ và khu vực tâm linh.

2. Không nêm nếm thức ăn

Không được nêm nếm hay ăn thử thức ăn trước khi đem lên bàn thờ thắp hương. Đây là hành động xúc phạm, không tôn trọng, phạm úy đối với người bề trên. Bởi vì thức ăn đó sẽ được dâng lên cho người đã khuất, nếu chúng ta nêm nếm hay ăn thử trước, thì thức ăn sẽ không còn thanh thuần, hay nói nặng hơn là để người trên ăn lại thức ăn của chúng ta.

3. Không dùng chén đũa thường ngày sử dụng để cúng

Riêng đồ đạc như chén, dĩa, đũa, muỗng phải được chuẩn bị riêng cho các ngày cúng giỗ. Bạn không được phép bày lên mâm cỗ những vật dụng thường ngày sử dụng, đây là điều không nên sẽ khiến người trên phật lòng.

4. Không dùng đồ đóng hộp

Tuyệt đối không đặt lên bàn thờ những món ăn đóng hộp hay đặt sẵn ngoài nhà hàng để cúng. Bởi vì người trên sẽ coi đây là hành động không có thành ý, qua loa và không tôn trọng họ.

Hiện nay, có nhiều gia đình đặt sẵn thức ăn để dọn khách từ đơn vị nấu nướng. Nhưng riêng mâm cúng dâng lên ông bà gia tiên, thì con cháu vẫn thường phải đích thân nấu nướng để thể hiện sự thành kính của mình.

5. Không dùng hoa ly

Không được sử dụng hoa ly đặt trên bàn thờ thắp nhang cho người đã khuất. Vì hoa ly là biểu hiện của sự mất mát, chia ly và tin buồn. Nó không thích hợp để bày cúng vào ngày giỗ.

kiêng kỵ, top 5 những điều kiêng kỵ ngày giỗ tránh bị bề trên khiển trách

Không được sử dụng hoa ly đặt trên bàn thờ thắp nhang cho người đã khuất

Những điều nên làm vào ngày giỗ

Ngoài những điều kiêng kỵ ngày giỗ trên, con cháu cũng cần lưu ý một số điểm sau để ngày giỗ được diễn ra một cách suôn sẻ và có sự chuẩn bị tươm tất nhất!

1. Chuẩn bị trước ngày giỗ

Để ngày giỗ diễn ra tốt đẹp nhất, con cháu cần chuẩn bị một số điều sau:

  • Họp bàn, phân công
  • Mời người tham gia: bà con hàng xóm
  • Đi chợ mua nguyên liệu nấu nướng và những thứ cần thiết.
  • Dựng rạp, sắp xếp bàn ghế
  • Tính toán tiền và góp tùy tâm (không được chia đều).

2. Chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ

  • Miền Bắc: xôi giò, canh, cơm, nem rán, gà luộc…
  • Miền Trung: thịt gà, thịt vịt, cá, tôm, nem chả, canh, cà ri…
  • Miền Nam: gồm các món: hầm, luộc, xào, kho.

Dẫu mỗi vùng miền sẽ có sự khác nhau về món cúng, nhưng nhìn chung đều sẽ là những món ăn quen thuộc, đặc trưng cho văn hóa vùng miền, được bày một cách sạch sẽ, gọn gàng và đảm bảo sự tôn nghiêm.

3. Văn khấn cúng giỗ

kiêng kỵ, top 5 những điều kiêng kỵ ngày giỗ tránh bị bề trên khiển trách

Văn khấn cúng giỗ

Đó là những điều kiêng kỵ ngày giỗ con cháu cần tránh nếu không muốn bị ông bà bề trên khiển trách. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý những điều cần làm để chuẩn bị cúng giỗ tươm tất, đủ đầy nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News