Kiêng Kỵ

Xuất hành kiêng kỵ không nên đi ngày nào?

Quan niệm về ngày tốt xấu 

Theo phong tục từ xưa, nhiều người thường chọn ngày lành tháng tốt để xuất hành, động thổ, đổ bê tông mái, nhập trạch, cất nóc, khai trương, ăn hỏi, rước dâu, ký hợp đồng, hộ niệm hay di quan, phá nấm, nhập phủ (hạ huyệt)…Điều này thứ nhất là trọn vẹn niềm tin về tâm linh, thứ hai là yên tâm tư tưởng để tiến hành công việc của mình. Trong khi đó các thông tin, sách vở, tài liệu từ xưa tới nay lại có quá nhiều thông tin và tồn tại không ít mâu thuẫn. Nếu bạn không phải người tinh thông, có chuyên môn thì khó tìm được ngày giờ vừa ý.

Những ngày nên tránh đi, xuất hành

Kiêng kỵ không nên đi ngày nào? Đó là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Theo quan niệm thì các ngày Tam Nương và Nguyệt Kỵ là những ngày xấu và không nên xuất hành.

Ngày Tam Nương sát

Có nhiều truyền thuyết về kiêng ngày này là do nhà vua hay đi thị sát dân chúng vào các ngày mùng 5, 14, 23 hàng tháng. Trong khi đó, người dân vốn không được phép nhìn mặt vua, nên kiệu đi tới đâu là dân phải sụp lạy kẻo phạm tội lén nhìn mặt rồng thì bị xử phạt nặng. Do đó 3 ngày này được nhiều người ghi nhớ và chọn ở nhà, hoặc không ra đường để tránh xui xẻo. Sau dần truyền lại cho các đời tiếp theo sẽ kiêng kị 3 ngày đó.

Trong 1 tháng sẽ có 3 ngày cộng vào bằng 5, đó là:

    Ngày mùng 5

    Ngày 14  gồm 1+4 = 5

    Ngày 23 gồm  2+3 = 5

Theo đó, các cụ người xưa thường gọi là ngày “nửa đời, nửa đoạn”, xuất hành đi đâu cũng vất vả, khó làm được việc.

Phi tinh của cửu cung bát quái có nhất bạch, nhị hắc, tam bích, tứ lục, ngũ hoàng, lục bạch, thất xích, bát bạch, cửu tử. Trong số cửu tinh thì Sao Ngũ hoàng (thuộc trung ) được cho là xấu nhất, vận sao này bay tới đâu mang hoạ tới đó. Cứ theo phi tinh 9 cung lại quay trở về Ngũ hoàng có

Ngũ hoàng 5

    5 + 9 = 14

    14 + 9 = 23

Đặc biệt nhất là ngày 5 tháng 5 âm lịch (trùng lặp Ngũ hoàng thổ) thường được nói “nen nét như rắn mùng 5”. Vào ngày này, rắn không ra khỏi Mà, tương truyền ai chặt được đầu rắn mùng 5 thì khi ra đường sẽ gặp nhiều may mắn. Bởi vì thời gian đó phương lực ly tâm từ Trái Đất kết hợp với lực hấp dẫn từ Mặt Trăng, hướng tâm từ Mặt Trời và Vũ trụ không bình thường khiến cho rắn run sợ, ù tai và hoa mắt không dám ra ngoài.

kiêng kỵ, xuất hành kiêng kỵ không nên đi ngày nào?

Không nên đi ngày nào? Ngày Tam Nương không nên xuất hành

Không nên đi ngày nào? Ngày Nguyệt kỵ

Tháng nào cũng vậy, đều sẽ có các ngày:

    Thượng tuần sơ Tam dữ sơ Thất (tức đầu tháng ngày 3, ngày 7 )

    Trung tuần Thập tam Thập bát dương (tức giữa tháng ngày 13, ngày 18)

    Hạ tuần Chấp nhị dữ Chấp thất (là cuối tháng ngày 22, 27 )

Theo quan niệm thì việc xuất hành hoặc khởi đầu làm việc gì vào những ngày này đều vất vả không được việc.

Còn theo truyền thuyết thì vào những ngày đó, Ngọc Hoàng thượng Đế sai 3 cô gái xinh đẹp (Tam nương) xuống hạ giới để làm mê muội và thử lòng con người làm cho bỏ bê công việc, đam mê tửu sắc, cờ bạc… Đồng thời đây cũng là lời khuyên răn của người đi trước cho con cháu nên làm chủ trong mọi hoàn cảnh, chịu khó học tập và cần cù làm việc.

Trong khoa Chiêm Tinh thì ngày Tam nương, Nguyệt kỵ không được cho là quan trọng so với các sao chính tinh và cần ngày kiêng kỵ khác như  Sát chủ, Thụ tử, Trùng tang, Trùng phục, Không sàng, Không phòng, Thiên tai địa hoạ, Trời nghiêng đất lở, Hoang ốc, Thiên hình hắc đạo, Chu tước hắc đạo, Bạch hổ hắc đạo, Thiên lao hắc đạo, Câu trận hắc đạo, Dương công kỵ, Thập ác đại ma,…

kiêng kỵ, xuất hành kiêng kỵ không nên đi ngày nào?

Đi vào ngày Nguyệt Kỵ thì mọi việc đều vất vả

Cách chọn ngày lành tháng tốt và hoá giải những điều kiêng kỵ

Từ xưa tới nay chưa từng có ngày giờ thật tốt (ngày lành tháng tốt) hoặc thật xấu cho tất cả mọi người, mọi việc. Ngày giờ tốt xấu chỉ ảnh hưởng tới từng công việc hay từng tuổi nào liên quan đến mà thôi.

Cho nên khi bạn chọn ngày lành tháng tốt thì phải biết rõ tính chất từng công việc, tuổi của chủ nhân, 24 tiết khí, phong tục tập quán, thông thạo Lý số, Nhâm Cầm Độn Toán mới quyết định được.

Ngày giờ hoàng đạo

Để tính ngày Hoàng đạo thì bạn nên xem tháng đó là tháng gì theo hàng chi.

Để tính giờ Hoàng đạo thì xem ngày đó là ngày gì theo hàng chi.

    Dần, thân gia tý; mão dậu dần (Dần Thân từ cung Tý, còn Mão Dậu từ cung Dần)

    Thìn, tuất tầm thìn: tý ngọ thân (Thìn Tuất từ cung Thìn và Tý Ngọ từ cung Thân)

    Tị, hợi thiên cung tầm ngọ vị (Tị Hợi từ cung Ngọ )

    Sửu mùi tòng tuất định kỳ chân (Sửu Mùi từ cung Tuất)

Sao Hoàng đạo vừa đem đến điều tốt lành đến vừa hoá giải được những điều hung kỵ.

kiêng kỵ, xuất hành kiêng kỵ không nên đi ngày nào?

Xuất hành nên chọn vào ngày Hoàng đạo

Ngày Bất tương

Ngày Bất tương là không dùng ngày Âm tương, Dương tương và Âm dương cụ tương (tức là sát khắc lẫn nhau) vì:

    Âm dương nữ tử (hại cho bên nữ)

    Dương tương nam vong (hại cho bên nam)

    Âm Dương câu tương nam nữ cụ thương (hại cho cả bên nam và nữ)

    Âm Dương bất tương nam nữ kiết xương (Âm Dương bất tương nam và nữ đều tốt).

 Phần kết

Với những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi về kiêng kỵ không nên đi ngày nào? Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn lựa chọn được ngày phù hợp để xuất hành gặp thuận lợi và may mắn.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News