Phong Thuỷ

Những lưu ý về phong thủy trong ngày nhập trạch, về nhà mới

Ngày nhập trạch (về nhà mới), luôn là ngày được gia chủ quan tâm. Vậy các lưu ý về phong thủy trong ngày này là gì? 

Việc đầu tiên cần làm để về nhà mới là xác định ngày giờ đẹp. Đây là ngày quan trọng nhất đối với gia chủ trong quá trình xây, sửa nhà. Nguyên tắc xem ngày chuẩn phong thủy, đó là ngày phải tốt, hợp với căn nhà và hợp với người sử dụng.

Không nhập trạch khi nhà chưa hoàn thiện. Vì lúc nhập trạch xong, rất cần căn nhà ổn định về khí trường. Nếu còn đục đẽo, thợ thầu vào ra khiến ngôi nhà dễ bị xáo trộn. Đồ đạc nội thất cũng cần được sắp xếp đầy đủ, gọn gàng . Luôn đảm bảo rằng, khi đã làm lễ nhập trạch thì không còn khiêng vác, sữa chữa gì nữa.

Nên làm lễ nhập trạch xong rồi mới vào ở. Thực tế có nhiều gia đình vào ở nhưng không làm lễ hoặc vì nhu cầu cần có nơi ở sớm nên dọn về nhà mới ở trước, rồi đến ngày tốt mới làm lễ nhập trạch sau. Mọi việc sẽ không có vấn đề nếu phong thủy căn nhà đó tốt. Tuy nhiên, nếu phong thủy nhà xấu, thì việc này sẽ cộng hưởng với yếu tố thờ cúng chưa được chỉnh chu, như vậy sẽ càng thêm xấu. Vì Thờ là 1 trong 4 yếu tố quan trọng thường được quan tâm trong phong thủy: Môn (cửa), Chủ (phòng gia chủ), Táo (bếp), Thờ, nên nếu việc Thờ cúng còn thiếu sót, phong thủy đã bị giảm 25% cát lành.

Giữ căn nhà luôn sạch sẽ. Đặc biệt nên tẩy uế, xông nhà, thanh lọc không khí bằng trầm hương trước ngày nhập trạch.

Chỉnh chu việc thờ cúng. Việc sắp đặt, bày biện lễ vật trên bàn thờ nên thực hiện trước lễ nhập trạch. Đến ngày giờ tốt ta chỉ bốc và an vị bát hương, tôn tượng, di ảnh thờ. Đối với bát hương và tôn tượng, cần tẩy uế, lau sạch bằng khăn sạch, nước ấm (hoặc rượu gừng hay bột ngũ vị hương dùng tẩy uế).

Sau đó nạp cốt thất bảo, gồm bảy bảo vật: vàng, bạc, thạch anh, ngọc trai, ngọc xanh, đá mã não, san hô. Riêng với bát hương cần phải viết dị hiệu, tức viết tên các vị thần linh hoặc tổ tiên mà mình muốn thờ, có thể viết bằng Tiếng Việt, không nhất thiết phải viết bằng Tiếng Hán. Tiếp đến đổ tro nếp vào đầy bát hương (hạn chế dùng cát trắng). Tro nếp cần được sàng lọc kỹ để cho mịn, sạch.

Ngoài ra, có thể rải thêm gạo vàng thần tài ở mặt trên cùng của bát hương hoặc trộn đều vào tro nếp nhằm nạp tài, dẫn khí cho bát hương. Công việc này, chủ nhà nên tận tay thực hiện để thể hiện sự thành tâm.

Mọi thứ trong nhà khi nhập trạch đều nên đầy đủ. Bàn thờ phải đủ lễ vật, hoa quả. Nước phải đầy bồn chứa. Gạo nên đầy thùng. Nếu có tổ chức tiệc về nhà mới, cũng nên chuẩn bị chu đáo để làm hài lòng khách.

những lưu ý về phong thủy trong ngày nhập trạch, về nhà mới

Cần mở lửa vào ngày này. Có thể mở lửa đun sôi ấm nước. Hoàn toàn có thể dùng bếp điện hoặc bếp gas, chỉ cần có năng lượng hỏa khí, có phát nhiệt là được.

Không nhất thiết phải sử dụng bếp củi, bếp than như ngày xưa. Đặc biệt không áp dụng quan niệm đặt bếp than ngay giữa cửa chính, rồi từng thành viên trong gia đình cầm đồ vật bước qua bếp than để vào nhà, điều này vô cùng nguy hiểm, dễ xảy ra hỏa hoạn.

Hoặc phong tục mở vòi nước chảy liên tục cũng cần được bỏ đi vì rất lãng phí tài nguyên thiên nhiên, trong phong thủy chính phái cũng không có những thủ tục này.

Không khí gia đình trong ngày nhập trạch cũng nên vui vẻ, nhiều tiếng cười, tránh lời qua tiếng lại, tránh mang tâm trạng muộn phiền. Nếu ngày đó có tin vui hoặc khách đến chơi nhà mang những món quà ý nghĩa, chúc những điều tốt lành, cũng là dấu hiệu của sự may mắn, cát tường.

Khi làm lễ nhập trạch xong, gia chủ cần ở lại nhà mới càng thường xuyên càng tốt. Nhiều trường hợp chưa có nhu cầu ở vội, gia chủ cúng nhập trạch xong, khóa cửa để nhà trống nhà liên tục, như vậy là không nên. Ít nhất cũng sinh hoạt, ngủ lại nhà mới vài ngày đầu tiên.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News