Phong Thuỷ

Bài văn khấn cúng tổ tiên ngày rằm tháng 7 âm lịch đúng chuẩn nhất

Trong dịp rằm tháng 7, nghi lễ cúng gia tiên không thể không tiến hành. Vậy cách thức sắm lễ và văn khấn cúng tổ tiên ngày rằm tháng 7 âm lịch thế nào mới đúng?

phong tục việt nam, rằm tháng 7 là ngày gì, văn khấn rằm tháng 7, bài văn khấn cúng tổ tiên ngày rằm tháng 7 âm lịch đúng chuẩn nhất

1. Ý nghĩa việc cúng Tổ tiên ngày Rằm tháng 7

Theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam Tiết Trung Nguyên là tiết của dịp ”Xá tội vong nhân” nơi Âm Phủ. Người xưa cho rằng: Ngày Rằm tháng bảy hàng năm thì mọi tội nhân cõi Âm, trong đó có những vong linh của gia đình, họ tộc mình đang bị giam cầm nơi địa ngục được xá tội và ra khỏi Âm Phủ lên Dương Gian.

Bởi vậy, các gia đình ở Dương Gian làm cỗ bàn, vàng mã cúng gia tiên, cầu siêu độ trì cho họ. Ngoài cúng gia tiên ngày ”Xá tội vong nhân” mọi nhà còn bầy lễ cúng chúng sinh ngoài sân, trước thềm nhà để cúng cô hồn, ma đói là những vong linh ”không nơi nương tựa”.

2. Sắm lễ cúng Rằm tháng 7

Ngày Rằm tháng Bảy theo tục xưa, mọi gia đình đều sắm hai lễ để cúng:

– Lễ cúng gia tiên gồm: Hương, hoa, rượu, xôi và mâm cỗ mặn với nhiều món ăn được chế biến cẩn thận, trình bày đẹp, vàng mã, quần áo, hài giấy…

– Lễ cúng chúng sinh gồm các lễ vật: Bánh đa, bỏng, ngô, khoai lang luộc, trứng luộc, kẹo bánh, xôi chè và cháo hoa. Vàng mã, tiền giấy, quần áo chúng sinh…

3. Văn khấn cúng tổ tiên rằm tháng 7 đúng chuẩn theo Văn khấn cổ truyền

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh

Tín chủ (chúng) con là:………………………..

Ngụ tại:…………………………………………………

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy năm ……….., chúng con nhớ đến Tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.

Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân, vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành tâm kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ…………., cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu mạnh khỏe bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Xong đốt vàng tiền quần áo (ghi tên tuổi từng vong linh cụ, ông bà – bố mẹ – anh em v.v…) rồi khấn:

Con xin thiêu hóa kim ngân Vải lụa quần áo Thỉnh điều mọi phần Kính cáo tôn thần
Rước tiểu vong linh lại về âm giới.


Rằm tháng 7 âm lịch là ngày gì? Là ngày lễ Vu Lan hay xá tội vong nhân?

Rằm tháng 7 là ngày gì?

Theo quan niệm từ xa xưa, người dân Việt Nam rất xem trọng việc cúng bái cho ngày rằm tháng 7 âm lịch. Có thể nói, đây được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ngày này còn được gọi là ngày “xá tội vong nhân” cúng các chúng sinh không nhà không cửa và theo Phật Giáo ngày này là ngày lễ Vu Lan để con cái báo hiếu cha mẹ. Ý nghĩa hai ngày này hoàn toàn khác nhau nhưng thường được tổ chức chung vào một ngày là ngày 15 tháng 7 âm lịch.

Rằm tháng 7 có ý nghĩa gì?

Tuy nguồn gốc khác nhau nhưng cả hai lễ cúng lớn trong tháng 7 đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả, đó là đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí.

Trong ngày rằm tháng 7 chúng ta thường tổ chức lễ cúng như là một cách bày tỏ lòng thương cảm, làm phúc bố thí, ban phước cho các vong hồn, uổng tử vẫn lưu luyến trần gian, không thể siêu thoát nên không biết nên đi đâu, về đâu.

Ngoài ra ngày rằm tháng 7 còn là là ngày Vu Lan – dịp để nhắc nhở thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới ông ơn sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên, ông, bà, cha mẹ.

Chúng ta được sinh ra, được ăn no, mặc ấm, được tự do làm những điều gì mình thích, được bay nhảy khắp nơi, tất cả đều là sự hy sinh âm thầm của đấng sinh thành. Họ chỉ biết cho đi mà không cần nhận lại nhưng chúng ta mải bận rộn cũng không dành cho họ sự quan tâm đúng mực nên đây là lúc tĩnh tâm để cùng hướng về họ.

Thế nên, ngày rằm tháng 7 năm nay, hãy dành thời gian ở bên cạnh ông bà, cha mẹ và tận hưởng khoảnh khắc được ở bên cạnh gia đình của mình. Hãy trao cho nhau những lời yêu thương chân thành và vun đắp cho cuộc sống gia đình thêm hạnh phúc, bền vững.


Nên làm những việc gì trong tháng Cô hồn để được bình an, may mắn?

Nếu có thể nên ăn chay, hạn chế sát sinh

Dù bạn có tu hành hay không thì việc ăn chay cũng rất tốt cho cả thân và tâm. Hơn nữa, ăn chay một tháng nằm trong khả năng của bạn, không khó khăn như việc ăn chay thường.

Vì thế, trong tháng cô hồn, bạn nên ăn chay để tránh điềm dữ. Bởi trong tháng cô hồn bạn nên hạn chế sát sinh các động vật và ăn chay để tâm hồn mình được thanh thản. Nếu không thể thì cũng nên cố gắng ăn chay ngày mồng 1 và 15 tháng này.

Đi lễ chùa cầu bình an

Đi chùa thắp nhang cầu bình an, cầu sức khỏe… trong tháng 7 là điều nên làm. Cũng trong tháng này, có thể cúng cô hồn vào bất kỳ ngày nào, nhưng tốt nhất là vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch.

Giữ thái độ vui vẻ, hòa nhã

Dù là đối với bất cứ ai thì cũng nên ăn nói vui vẻ, nhã nhặn. Không nên tham gia váo các cuộc cãi vã, xung đột. Khi thấy người khác gặp tình huống nguy cấp, nên ra tay giúp đỡ, không toan tính thiệt hơn.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News